CÁCH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC


Bạn đang gặp phải tranh chấp liên quan đến Hợp đồng đặt cọc? Bạn muốn hủy hợp đồng đặt cọc, đòi lại tiền cọc, phạt cọc và yêu cầu bồi thường nhưng không biết phải xử lý thế nào? Bạn cần Luật sư tư vấn, soạn thảo hoặc đánh giá giá trị pháp lý của Hợp đồng đặt cọc đã ký kết? Hãy tham khảo nội dung bài viết dưới đây hoặc liên hệ ngay với Luật sư chuyên về đặt cọc của Luật Hùng Bách theo số 0855.676.706 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Luật sư chuyên về Hợp đồng đặt cọc – Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư hàng đầu tại Việt Nam. Hiện nay, chúng tôi có Hệ thống Văn phòng/Chi nhánh, cán bộ phụ trách có thể hỗ trợ khách hàng ở 63 tỉnh/ thành trong cả nước. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm và được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp. Chúng tôi có thể hỗ trợ giải quyết các vấn đề liên quan đến hợp đồng đặt cọc như:

  • Tư vấn, giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến đặt cọc theo đúng quy định của pháp luật;
  • Cung cấp Mẫu hợp đồng đặt cọc đúng chuẩn quy định của pháp luật. Đảm bảo an toàn pháp lý;
  • Soạn thảo Hợp đồng đặt cọc với các nội dung tùy chỉnh theo yêu cầu. Nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi cho khách hàng;
  • Tham gia hỗ trợ đàm phán, ký kết Hợp đồng đặt cọc; Giải quyết tranh chấp;
  • Tư vấn, đánh giá giá trị pháp lý, hiệu lực của các Hợp đồng đặt cọc đã ký kết.
  • Tư vấn, giải quyết các tranh chấp đặt cọc, hủy bỏ cọc, đòi lại tiền cọc;
  • Cử Luật sư tham gia tố tụng. Khởi kiện giải quyết tranh chấp hợp động đặt cọc tại Tòa án.

Đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín và chuyên nghiệp luôn sẵn sàng tiếp nhận thông tin theo số điện thoại Hotline 0855.676.706 (Zalo). Luật sư sẽ tư vấn phương án tối ưu nhất để bảo vệ quyền lợi cho bạn trong suốt quá trình soạn thảo, đàm phán ký kết, thực hiện, giải quyết tranh chấp phát sinh liên quan đến Hợp đồng đặt cọc.

Luật sư chuyên tư vấn, giải quyết tranh chấp đặt cọc – Luật Hùng Bách.

Cách giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc.

Những vấn đề bắt buộc phải nắm được khi xảy ra tranh chấp đặt cọc gồm:

  • Hợp đồng đặt cọc, thỏa thuận cọc có giá trị pháp lý không?
  • Ai là bên vi phạm, có lỗi dẫn đến phát sinh tranh chấp?
  • Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm đó như thế nào?
  • Phương án, các bước để có thể đòi lại tiền cọc, phạt cọc/ không trả cọc.

Nắm vững được các vấn đề nêu trên xong, các bên có thể cân nhắc lựa chọn một trong các cách dưới đây để giải quyết tranh chấp như thỏa thuận đàm phán; Khởi kiện ra Tòa án/ Trung tâm trọng tài.

Đàm phán, thỏa thuận để giải quyết tranh chấp.

Ưu điểm: Nhanh gọn, đỡ tốn kém thời gian, chi phí. Việc thỏa thuận thành cũng giúp các bên giữ hòa khí, mối quan hệ.

Nhược điểm: Phụ thuộc vào tinh thần thiện chí, hợp tác giữa các bên. Nếu các bên không có thiện chí thì chỉ mất thêm thời gian. Để thỏa thuận được trong nhiều trường hợp bạn cũng phải gánh chịu thiệt hại. Chấp nhận mất bớt quyền lợi mà đáng ra mình được hưởng theo quy định của pháp luật. Do vậy, để chọn phương án đàm phán, thỏa thuận hay khởi kiện ra Tòa thì điều đầu tiên bạn cần phải đánh giá được nếu ra tòa thì kết quả sẽ thế nào.

LUẬT SƯ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC 0855.676.706 (Zalo).

Khởi kiện tranh chấp hợp đồng đặt cọc ra Tòa án.

Ưu điểm: Giải quyết dứt điểm vụ việc tranh chấp. Đảm bảo quyền lợi của các bên theo đúng quy định của pháp luật.

Nhược điểm: Tốn thời gian, chi phí để giải quyết vụ việc. Cần nắm vững quy định của pháp luật. Hậu quả pháp lý khi khởi kiện ra tòa mới có thể lựa chọn được phương án tốt nhất. Vấn đề hậu quả pháp lý khi chấm dứt cọc, hủy cọc sẽ được chúng tôi phân tích sâu hơn ở phần dưới của bài viết.

Thủ tục khởi kiện giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp đặt cọc bạn có thể thực hiện theo các bước như sau:

  • Bước 1: Soạn thảo đơn khởi kiện, Hồ sơ khởi kiện;
  • Bước 2: Nộp hồ sơ ra tòa án có thẩm quyền:
  • Bước 3: Hòa giải tại trung tâm hòa giải đối thoại thuộc Tòa án (có thể làm đơn bỏ bước này nếu muốn);
  • Bước 4: Tòa án thụ lý vụ án, triệu tập đương sự lấy lời khai. Thu thập các tài liệu chứng cứ cần thiết khác;
  • Bước 5: Mở phiên họp hòa giải; Công bố chứng cứ;
  • Bước 6: Mở phiên Tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng đặt cọc;

Bản án sơ thẩm sau khi tuyên nếu không có kháng cáo, kháng nghị sẽ có hiệu lực pháp luật sau 30 ngày. Trước và sau khi nộp đơn khởi kiện, bạn có thể để nghị áp dụng một số biện pháp ngăn chặn cần thiết. Tránh việc tẩu tán tài sản ảnh hưởng đến việc thi hành án sau này.

Phí Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đặt cọc.

Quý khách hàng có nhu cầu vui lòng tham khảo biểu phí dịch vụ Luật sư liên quan đến Hợp đồng đặt cọc của Luật Hùng Bách. Cụ thể như sau:

  • Phí Luật sư tiếp nhận thông tin, tư vấn sơ bộ về vụ việc: Miễn phí qua số điện thoại 0855.676.706 (Zalo).
  • Phí Luật sư tư vấn tranh chấp đặt cọc trực tiếp tại Văn phòng: 500.000 đồng/ giờ(Sẽ được giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến các lĩnh vực dân sự, đặt cọc, đất đai, nhà ở,…)
  • Phí tư vấn bằng văn bản có đầy đủ căn cứ pháp lý, phương án xử lý: Từ 1.000.000 đồng/ vụ việc.
  • Phí Luật sư tham gia đàm phán, giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc: Từ 10.000.000 đồng.
  • Phí khởi kiện giải quyết tranh chấp đặt cọc tại Tòa án: Từ 30.000.000 đồng.
  • Phí mua Bộ mẫu Hợp đồng đặt cọc đúng chuẩn quy định: 150.000 đồng.
  • Phí Luật sư soạn thảo Hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu: Từ 500.000 đồng.

Mức phí dịch vụ Luật sư trong lĩnh vực đặt cọc nêu trên có thể được điều chỉnh phụ thuộc vào tính chất của từng vụ việc cho phù hợp. Đối với một số trường hợp như khách hàng thuộc diện hộ nghèo, thương binh, người tàn tật,.. Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ pháp lý miễn phí.

Hậu quả pháp lý khi một bên hủy cọc, vi phạm hợp đồng đặt cọc.

Đặt cọc là biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ dân sự. Khi có một bên vi phạm, tự ý hủy cọc thì mọi người thường nghĩ đơn giản là bên đó sẽ phải chịu trách nhiệm hoàn lại tiền đặt cọc đã nhận và chịu phạt cọc. Tuy nhiên theo quy định của pháp luật mới nhất hiện nay thì không chỉ có vậy mà phải chia ra từng trường hợp. Cụ thể như sau:

Hậu quả pháp lý khi giấy đặt cọc vô hiệu.

Không phải mọi trường hợp Hợp đồng đặt cọc đều có giá trị pháp lý. Nếu nội dung đặt cọc vi phạm quy định cấm của pháp luật. Mục đích, đối tượng đặt cọc không thể thực hiện được mà không phải do lỗi của các bên thì hậu quả pháp lý như sau:

  • Khi Hợp đồng đặt cọc vô hiệu các điều khoản các bên thỏa thuận sẽ không có giá trị. Các bên hoàn trả lại nhau những gì đã nhận. Bên nhận cọc phải trả lại tiền cọc mà không phải chịu phạt cọc.
  • Trường hợp có thiệt hại xảy ra. Có lỗi của một trong các bên làm cho giao dịch cọc vô hiệu thì bên có lỗi sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Ví dụ trường hợp đặt cọc vô hiệu/hủy:

  • Hai bên thỏa thuận đặt cọc tiền để mua bán trái phép chất ma túy.
  • Hai bên thỏa thuận đặt cọc mua bán đất. Tuy nhiên khi chưa đến thời hạn chuyển nhượng thì thửa đất bị Nhà nước thu hồi.

Hậu quả khi đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc, hủy cọc.

Trường hợp một bên vi phạm thỏa thuận cọc, đơn phương chấm dứt hợp đồng đặt cọc thì các hậu quả pháp lý sẽ phải chịu gồm:

  • Bên đặt cọc vi phạm thì sẽ bị mất số tiền đặt cọc.
  • Bên nhận cọc vi phạm từ chối ký kết, thực hiện hợp đồng: Phải hoàn trả lại số tiền cọc đã nhận. Chịu phạt cọc bằng giá trị tài sản nhận cọc. Số tiền phạt cọc có thể lớn hơn hoặc bé hơn tiền đặt cọc nhiều lần theo thỏa thuận của các bên.
  • Trách nhiệm bồi thường thiệt hại: Bên vi phạm hợp đồng mà gây ra thiệt hại thì theo quy định chung sẽ phải bồi thường. Tuy nhiên trong giao dịch đặt cọc thì vấn đề thiệt hại ít khi được đưa ra và cũng khá phức tạp trong việc chứng minh.

Mẫu hợp đồng đặt cọc chuẩn mới nhất.

Hiện nay, không có quy định cụ thể về Mẫu Hợp đồng đặt cọc. Do vậy, để tiện cho việc đàm phán, ký kết thỏa thuận cọc. Các Luật sư chuyên về Hợp đồng của Luật Hùng Bách đã soạn thảo Mẫu Hợp đồng đặt cọc với các điều khoản cơ bản như sau:

  • Quốc hiệu, tiêu ngữ, thời gian, địa điểm, thông tin chủ thể ký kết hợp đồng;
  • Điều 1: Tài sản đặt cọc;
  • Điều 2: Mục đích đặt cọc;
  • Điều 3: Thời hạn thực hiện thỏa thuận cọc;
  • Điều 4: Quyền và nghĩa vụ của Bên đặt cọc;
  • Điều 5: Quyền và nghĩa vụ của Bên nhận cọc;
  • Điều 6: Bất khả kháng;
  • Điều 7: Chuyển giao tài liệu, bảo mật thông tin;
  • Điều 8: Giải quyết tranh chấp;
  • Điều 9: Cam đoan của các bên;
  • Điều 10: Cam kết chung.
Hợp đồng đặt cọc
Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán, chuyển nhượng đất do Luật sư soạn thảo.

Tùy thuộc vào tính chất, yêu cầu của từng vụ việc nội dung đặt cọc có thể được điều chỉnh một cách linh hoạt theo đúng quy định của pháp luật để bảo vệ tốt nhất cho quyền lợi của khách hàng. Trường hợp cần Mẫu đặt cọc, soạn thảo Hợp đồng đặt cọc theo yêu cầu bạn vui lòng liên hệ Luật sư theo số 0855.676.706 (Zalo) để được hỗ trợ.

Một số dạng Hợp đồng đặt cọc thường gặp phát sinh tranh chấp.

Do đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ nên về lý thuyết bất cứ giao dịch dân sự nào các bên cũng có thể ký thỏa thuận cọc để đảm bảo quyền được ký kết và thực hiện hợp đồng. Trong những năm gần đây Luật Hùng Bách nhận thấy một số loại đặt cọc khách hàng thường có nhu cầu tư vấn, soạn thảo, hỗ trợ đàm phán, ký kết và giải quyết tranh chấp. Cụ thể;

Hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất.

Do là tài sản có giá trị tài sản lớn, quy định của luật trong lĩnh vực đất đai, nhà ở cũng rất phức tạp nên các giao dịch đặt cọc liên quan đến nhà đất thường rất phổ biến và dễ phát sinh tranh chấp. Phổ biến gồm:

  • Đặt cọc mua bán nhà đất đã có sổ đỏ; mua đất chưa có sổ đỏ; đang chờ làm sổ đỏ;
  • Đặt cọc mua nhà dự án; mua căn hộ chung cư;
  • Đặt cọc mua bán nhà đất đang bị cầm cố, thế chấp ngân hàng;
  • Đặt cọc mua bán nhà đất đang đứng tên người khác;
  • Đặt cọc mua đất đấu giá; đất đang có tranh chấp; đất bị kê biên để thi hành án;
  • Các Hợp đồng đặt cọc liên quan đến đất đai, nhà ở khác.

Hợp đồng đặt cọc mua bán tài sản khác.

  • Hợp đồng đặt cọc mua bán xe;
  • Đặt cọc mua bán tài sản;
  • Đặt cọc, tạm ứng, ký quỹ để đảm bảo việc thực hiện các hợp đồng như: Thi công xây dựng, Hợp tác kinh doanh; Mua bán hàng hóa;
  • Đặt cọc sử dụng các dịch vụ: Du lịch; du học; xuất khẩu lao động; ăn uống, vé tàu xe, máy bay;
  • Đặt cọc thuê tài sản nhà đất; xe máy, ô tô; ..
  • Các trường hợp đặt cọc khác,..

05 Câu hỏi thường gặp liên quan đến đặt cọc.

Đất chưa có sổ có đặt cọc được không?

Trả lời: Đặt cọc là một biện pháp bảo đảm để thực hiện nghĩa vụ. Bản chất giấy đặt cọc cũng không phải giấy tờ mua bán đất. Hiện nay pháp luật cũng không có bất cứ quy định nào hạn chế việc nhận cọc khi đất chưa có sổ đỏ.

Do vậy, về nguyên tắc các bên vẫn có thể nhận đặt cọc cho trường hợp đất chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, điều quan trọng là nội dung đặt cọc phải điều chỉnh khác với trường hợp đã có sổ đỏ cho phù hợp mới đảm bảo được tính hiệu lực của giấy đặt cọc. Đồng thời mới giúp bảo vệ quyền lợi cho các bên khi có tranh chấp.

Hợp đồng đặt cọc công chứng có hủy được không?

Trả lời: Hợp đồng đặt cọc pháp luật quy định không bắt buộc phải công chứng, chứng thực. Trường hợp được công chứng thì bản chất đây vẫn là một thỏa thuận, giao dịch dân sự bình thường. Hợp đồng công chứng cũng vẫn phải đáp ứng quy định của pháp luật về nội dung, hình thức.

Do vậy, Hợp đồng đặt cọc công chứng nếu có vi phạm thì vẫn có thể bị hủy hoặc bị Tòa án tuyên vô hiệu như bình thường.

Phạt cọc gấp 5 lần được không?

Trả lời: Bộ luật dân sự 2015 quy định số tiền phạt cọc có thể theo thỏa thuận của các bên. Mức phạt cọc có thể bằng không hoặc gấp nhiều lần so với số tiền nhận cọc.

Do đó nếu các bên có thỏa thuận phạt cọc gấp 5 lần và các nội dung khác vẫn tuân thủ đúng quy định của pháp luật thì vẫn có giá trị như bình thường. Bạn có thể yêu cầu phạt cọc với số tiền 5 lần tiền nhận cọc như trên.

Phạt cọc rồi có phải chịu bồi thường nữa không?

Trả lời: Điều 328 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ khi bên nhận cọc vi phạm gồm có hoàn lại tiền cọc đã nhận và chịu phạt cọc. Có thể thấy Điều luật này không quy định về việc bồi thường. Thực tế nhiều người vẫn hay nhầm lẫn giữa bồi thường và phạt cọc nhưng đây là hai chế tài hoàn toàn khác nhau.

Hợp đồng đặt cọc cũng là một giao dịch dân sự bình thường. Trường hợp một trong các bên vi phạm, có lỗi mà dẫn đến thiệt hại thì ngoài các trách nhiệm nêu trên vẫn sẽ phải bồi thường thiệt hại theo đúng quy định.

Các trường hợp không bị phạt cọc.

Theo quy định về đặt cọc mới nhất hiện nay thì các trường hợp sẽ không bị phạt cọc gồm có:

  • Các trường hợp các bên có thỏa thuận trong giấy đặt cọc là không bị phạt cọc;
  • Các bên không có thỏa thuận trong giấy đặt cọc nhưng thỏa thuận không phạt cọc khi giải quyết tranh chấp;
  • Hợp đồng đặt cọc bị hủy mà không do lỗi của một trong các bên;
  • Hợp đồng đặt cọc bị Tòa án tuyên vô hiệu;
  • Một số trường hợp khác theo quy định của pháp luật như: Bất khả kháng;..

Liện hệ Luật sư giải quyết tranh chấp đặt cọc – Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách là Tổ chức hành nghề Luật sư uy tín, chuyên nghiệp hàng đầu tại Việt Nam. Năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế đã được khẳng định qua việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho hàng nghìn khách hàng mỗi năm. Quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết tranh chấp đặt cọc và các vấn đề khác có liên quan có thể liên hệ với chúng tôi qua một trong các phương thức:

Điện thoại: 0855.676.706 (Zalo)

Email: luathungbach@gmail.com

Fanpage: Công ty Luật Hùng Bách

Địa chỉ: 

  • Văn phòng Hà Nội: Số 32 Đỗ Quang, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.
  • Văn phòng Hồ Chí Minh: Số 306 Nguyễn Văn Lượng, phường 16, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Văn phòng Đà Nẵng: Số 48 Mai Dị, phường Hòa Cường Bắc, quận Hải Châu, Đà Nẵng.
  • Văn phòng Khánh Hòa: 11A đường A2, Khu đô thị VCN Phước Hải, phường Phước Hải, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
  • Văn phòng Hà Tĩnh: Số 24 – 26 Phan Đình Phùng, phường Nam Hà, Tp. Hà Tĩnh, Hà Tĩnh.
  • Văn phòng đại diện tại Nhật Bản: 581-0019, Osakafu, YaOshi, Minami, Kozaka aicho 2-1-23-101;

Website:

  • https://luathungbach.vn/
  • https://lhblaw.vn/
  • http://luatsumientrung.vn/
  • https://sportslawyer.vn/
  • http://trungtamdichuc.com/

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề “Giải quyết tranh chấp Hợp đồng đặt cọc“. Mọi ý kiến, vướng mắc của khách hàng.

Trân trọng!

LHB.

5/5 - (4 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *