Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất


Ngày nay, đi kèm với nhu cầu về chỗ ở, sản xuất kinh doanh, các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất ngày càng nhiều. Để việc mua bán đất diễn ra thuận lợi, tránh rủi ro khi một bên thay đổi ý định thì việc lập ra một hợp đồng đặt cọc là rất cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng am hiểu pháp luật để lập được hợp đồng đặt cọc mua bán đất đúng chuẩn hình thức và nội dung theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đọc đang gặp khó khăn trong việc soạn thảo một hợp đồng đặt cọc mua bán đất có thể tham khảo mẫu hợp đồng đặt dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ qua số điện thoại 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất là gì?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ luật dân sự 2015:

“Đặt cọc là việc một bên (sau đây gọi là bên đặt cọc) giao cho bên kia (sau đây là bên nhận cọc) một khoản tiền hoặc kim quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác (sau đây gọi chung là tài sản cọc) trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng”

Như vậy, Hợp đồng đặt cọc mua bán đất được hiểu là:

  • Sự thỏa thuận giữa bên muốn mua đất và bên có thể đảm bảo thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Như vậy, bên nhận đặc cọc mua bán đất không nhất thiết phải là người có quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, đây lại thường là vấn đề dẫn đến rủi ro cho bên đặt cọc sau này.
  • Theo đó, bên muốn mua đất sẽ giao cho bên còn lại tài sản đặt cọc. Tài sản đặt cọc ở đây có thể là một khoản tiền, kim khí quý, đá quý, hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn nhất định theo sự thỏa thuận của hai bên.
  • Mục đích của việc ký kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất là để đảm bảo cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa các bên sau này.

​Tham khảo thêm nội dung: Luật chuyển nhượng, mua bán đất đai mới nhất hiện nay

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất
Luật sư tư vấn giao dịch đặt cọc mua bán đất: 097.111.5989 (zalo)

Khi nào cần lập Hợp đồng đặt cọc mua bán đất?

Tình huống tư vấn lập hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong Luật sư giải đáp giúp tôi. Tháng 01/2022, tôi và cô họ của tôi có thỏa thuận việc chuyển nhượng quyền sử dụng mảnh đất của cô. Do chưa có đủ tiền nên cô và tôi thương lượng với nhau đặt cọc trước 20% tiền mua đất theo thỏa thuận và đợi đến tháng 10/2022 khi tôi đã xoay đủ tiền thì sẽ thanh toán nốt.

Tôi muốn hỏi là việc giao tiền đặt cọc mua đất của tôi như thế nếu không lập thành văn bản có chữ ký của hai bên thì có giá trị pháp lý không? Sau này lỡ cô họ tôi thay đổi muốn bán mảnh đất này cho người khác với giá cao hơn thì tôi có quyền đòi lại số tiền cọc và yêu cầu đền bù hay không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn lập hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng đất.

Chào bạn, Luật Hùng Bách xin giải đáp vướng mắc của bạn như sau:

Mục đích lập ra hợp đồng đặt cọc mua bán đất nhằm đảm bảo tính khả thi của giao dịch mua bán. Đồng thời đảm bảo, ràng buộc quyền lợi giữa bên mua và bên bán. Việc đặt cọc có thể giao kết riêng thành một hợp đồng đặt cọc riêng, hoặc các bên có quyền thỏa thuận ghi nhận điều khoản đặt cọc vào hợp đồng đã ký kết. Dù xác lập dưới hình thức nào thì giá trị pháp lý của thỏa thuận đặt cọc được hiểu là như nhau. Việc lập hợp đồng đặt cọc riêng sẽ giúp các bên có điều kiện thỏa thuận chi tiết, rõ ràng hơn về đặt cọc và các nghĩa vụ phát sinh xoay quanh khoản tiền đặt cọc.

Tuy nhiên bạn nên cân nhắc lập lại thỏa thuận đặt cọc mua bán đất thành văn bản để phòng trường hợp phát sinh tranh chấp sau này. Trường hợp của bạn việc thương lượng đặt cọc không được lập thành văn bản mà bên cọc thừa nhận nội dung đặt cọc, đảm bảo cho việc thực hiện hợp đồng mua bán đất đai thì ngoài việc trả lại số tiền cọc bên nhận cọc còn phải trả thêm một khoản tiền tương đương với số tiền bạn đã đặt cọc.

Còn nếu hai bên không có gì chứng minh việc đặt cọc mua bán đất đai, bên nhận tiền cũng không thừa nhận có việc giao tiền đặt cọc mua bán đất này thì số tiền này sẽ chỉ được coi là khoản tiền trả trước, ứng trước để thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Khi đó, ngoài khoản tiền mà bạn đã đặt cọc 20% trước đó, bạn sẽ khó mà đòi thêm được khoản tiền nào khác.

​Tham khảo thêm nội dung: Giải quyết tranh chấp mua bán đất bằng giấy viết tay

Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

Đặt cọc đảm bảo cho việc giao kết, thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất là hình thức bảo đảm được các bên lựa chọn phổ biến trên thực tế. Tuy nhiên, hợp đồng đặt cọc mua bán đất cần soạn theo hình thức nào và nội dung phải đảm bảo những điều khoản ràng buộc nào phù hợp để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên? Mời bạn đọc tham khảo mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất của Luật Hùng Bách dưới đây:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 

HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC

 

Hôm nay, ngày … tháng … năm 20 … tại ………………………………………

………………………………………………………………….………chúng tôi gồm có:

Bên đặt cọc (Bên A):

Họ và tên:………………….…………..…………Sinh ngày:…….……………..

Căn cước công dân số: …………………………………………………………………..Cấp ngày:…..………….…..… tại………..………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………..

Bên nhận đặt cọc (Bên B):

  1. Họ và tên:…………………..…..………………Sinh ngày:…….…………….

Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

  1. Họ và tên:…………………..…..…………….…Sinh ngày:…….…………….

Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

Người làm chứng:

Họ và tên:…………………….………..…..………Sinh ngày:…….…………….

Căn cước công dân số: ……………………………………………………………………Cấp ngày:…..………….…..… tại………..………………………………………………………………………..

Hộ khẩu thường trú: ………………………………………………………………

Các bên tự nguyện cùng nhau lập và ký Hợp đồng đặt cọc với các thỏa thuận sau đây:

ĐIỀU 1: MỤC ĐÍCH, ĐỐI TƯỢNG HỢP ĐỒNG.

Bên A đặt cọc cho bên B số tiền …………………….… đồng (Bằng chữ: ……………………………………………đồng chẵn) để đảm bảo quyền được giao kết và thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất có các thông tin cụ thể như sau:

  • Đối tượng chuyển nhượng:

Quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận số …………………….do………………………………..cấp ngày:…………………

Diện tích:……………………………m2 ; Loại đất:……..………………………..

Địa chỉ thửa đất: Thửa số………….Tờ bản đồ………. Tại………………………

…………………………………………………………………………………….

  • Giá trị chuyển nhượng:..………………………………………..…….…….đồng (Bằng chữ: ………………………………………………..………………..…đồng chẵn)
  • Thời hạn ký công chứng Hợp đồng chuyển nhượng:……………………………………………………

…………………………………………………………………………………….

  • Bên thực hiện nghĩa vụ về thuế, phí và thủ tục sang tên Giấy chứng nhận quuyền sử dụng đất khi chuyển nhượng:..…………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………..…………………………….

ĐIỀU 2: THANH TOÁN VÀ PHẠT CỌC.

  • Thanh toán.

Khoản tiền đặt cọc được Bên A giao cho bên B bằng hình thức: ……………..(Tiền mặt/chuyển khoản thông qua tài khoản số………..………………… mở tại ngân hàng:……………………………………… chủ tài khoản:………………………………)

  • Phạt cọc.

Nếu bên A từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng hoặc vi phạm các cam kết của hợp đồng này thì khoản tiền đặt cọc tại Điều 1 của Hợp đồng thuộc về bên B.

Nếu bên B từ chối việc giao kết, thực hiện hợp đồng thì phải trả cho bên A khoản tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương ……. lần khoản tiền đã đặt cọc.

ĐIỀU 3: PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP

Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, nếu phát sinh tranh chấp thì các bên cùng nhau thương lượng, hòa giải giải quyết trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau; trong trường hợp không giải quyết được thì một trong hai bên có quyền khởi kiện để yêu cầu Toà án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

ĐIỀU 4: CAM ĐOAN CỦA CÁC BÊN

4.1. Bên A và bên B chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam đoan sau đây:

  • Việc giao kết Hợp đồng hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối hoặc ép buộc.
  • Thực hiện đúng và đầy đủ tất cả các thoả thuận đã ghi trong Hợp đồng này.

4.2. Bên A cam đoan:

  • Đã giao đầy đủ số tiền đặt cọc nêu tại Điều 1 của hợp đồng.

4.3. Bên B cam đoan:

  • Đã nhận đủ số tiền đặt cọc nêu tại Điều 1 từ bên A.
  • Tài sản được đặt cọc tại Hợp đồng này không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, trong thời hạn sử dụng đất, không thuộc diện quy hoạch thu hồi để thực hiện dự án, diện tích thực tế đúng với giấy tờ về quyền sử dụng đất, quyền sử dụng tài sản gắn liền với đất.

ĐIỀU 5: ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

5.1. Hai bên công nhận đã hiểu rõ quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của mình, ý nghĩa và hậu quả pháp lý của việc giao kết Hợp đồng này.

5.2. Hai bên đã tự đọc, đã hiểu, đồng ý tất cả các điều khoản và ký vào Hợp đồng.

5.3. Hợp đồng Đặt Cọc gồm 03 (ba) trang, được lập thành 02 (hai) bản có giá trị pháp lý như nhau. Mỗi bên giữ 01 (một) bản để làm căn cứ thực hiện.

 

                                  Bên A                                                            Bên B

                        (Ký, ghi rõ họ tên)                                           (Ký, ghi rõ họ tên)

                  Người làm chứng

                 (Ký, ghi rõ họ tên)

Cách viết hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

Để có thể soạn thảo chính xác nội dung đặt cọc mua bán đất, cần nắm chắc nội dung hợp đồng cũng như quy định của pháp luật với các điều khoản liên quan để hợp đồng được lập ra đảm bảo đầy đủ tính pháp lý. Sau đây, Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn cách soạn hợp đồng đặt cọc mua bán đất chi tiết và đảm bảo đầy đủ yêu cầu.

​Tham khảo thêm nội dung: Tranh chấp hợp đồng mua bán đất giải quyết như thế nào?

Về thông tin của bên đặt cọc và bên nhận đặt cọc.

Ghi đầy đủ, chính xác thông tin về Họ, tên, năm sinh, CMND/CCCD, thông tin về Hộ khẩu thường trú.

Cần lưu ý về điều kiện chủ thể thực hiện giao kết hợp đồng đặt cọc mua bán đất như: phải có năng lực dân sự và năng lực hành vi, việc giao dịch phải dựa trên tinh thần tự nguyện của cả hai bên,…để tránh hợp đồng vô hiệu.

Về đối tượng của hợp đồng đặt cọc.

Đối tượng của đặt cọc là những vật có giá trị hoặc các vật thông thường khác mà một bên giao trực tiếp cho bên kia. Đối tượng đặt cọc là tiền thì vừa mang chức năng bảo đảm, vừa mang chức năng thanh toán. Vì vậy, trường hợp hợp đồng đặt cọc được lập thành văn bản thì trong đó phải xác định rõ số tiền đặt cọc, số tài sản đặt cọc…

Nếu tài sản cọc là tiền: Ghi rõ số tiền đặt cọc (bằng chữ, bằng số, đơn vị tính là Việt Nam đồng); ngoài ra theo quy định thì tài sản đặt cọc có thể là kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác.

Về thông tin thửa đất các bên muốn mua bán sau này.

Hai bên cần ghi rõ về loại đất, loại đất được căn cứ vào Sổ đỏ để ghi loại đất: Đất ở đô thị, đất ở nông thôn, đất phi nông nghiệp không phải đất ở…

Khi lập hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất bên mua yêu cầu bên bán đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất để kiểm tra và ghi đầy đủ thông tin về thửa đất được chuyển nhượng để ghi vào hợp đồng như: Nguồn gốc, quy mô, diện tích đất, số thửa, số tờ bản đồ để ghi vào hợp đồng.

Ngoài ra, lưu ý về thời hạn sử dụng và nguồn gốc thửa đất. Trường hợp có nhà và tài sản khác gắn liền với đất thì kiểm tra xem bên bán có đăng ký và có giấy chứng nhận không.

Về tiền cọc và phương thức đặt cọc.

Cần ghi rõ thông tin số tiền cọc theo hợp đồng đặt cọc mua bán đất, đồng thời thỏa thuận tiến độ thanh toán tiền cọc. Các bên cũng cần thỏa thuận rõ về việc xử lý tiền đặt cọc như thế nào khi hợp đồng không thực hiện được và việc phạt cọc nếu có bên vi phạm.

​Tham khảo thêm nội dung: Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán căn hộ chung cư

Về quyền và nghĩa vụ của các bên.

Cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ theo thỏa thuận của các bên để đảm bảo thực hiện hợp đồng đặt cọc, hướng tới đảm bảo mục tiêu giao kết, thực hiện hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Về hình thức của hợp đồng.

Hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất có nhiều trang thì các bên cần ký nháy vào các trang, ký và ghi rõ họ tên vào trang cuối của hợp đồng (nếu không ký được thì có thể thực hiện điểm chỉ vào hợp đồng).

Đối với các trường hợp đặt cọc có tính chất phức tạp, có nguy cơ tranh chấp (đất đang thế chấp ngân hàng, đất chờ cấp giấy chứng nhận,…) cần đưa ra phương án đặt cọc phù hợp, đồng thời cần điều chỉnh điều khoản hợp đồng theo thỏa thuận riêng.

Về các điều khoản lưu ý.

Xác định cụ thể thời gian đặt cọc mua bán đất từ thời điểm nào đến thời điểm nào? Hình thức, địa điểm thanh toán tiền cọc, mức phạt cọc đối với trường hợp hủy giao dịch.

Cách thức giải quyết tranh chấp, tòa án giải quyết tranh chấp. Thông thường khi giải quyết tranh chấp bằng con đường tòa án, tòa án giải quyết tranh chấp sẽ là tòa nơi bị đơn cư trú, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận tòa án giải quyết để việc xử lý đơn giản hơn.

Mức phạt cọc do hai bên quy định, tại khoản 2 điều 328 quy định nếu không có thỏa thuận thì mức phạt cọc sẽ tương đương với mức đặt cọc, tuy nhiên hai bên có thể thỏa thuận mức phạt cọc cao hơn hoặc thấp hơn theo nhu cầu.

Hợp đồng đặt cọc mua bán đất có cần công chứng không?

Tình huống công chứng hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

Chào Luật sư Luật Hùng Bách, tôi đang có một vấn đề mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Vợ chồng chú tôi có một mảnh đất ở dưới quê, do từ khi lấy nhau đến nay đã được hơn 10 năm, cô chú chuyển lên Thành phố ở và không có nhu cầu sử dụng mảnh đất ở quê nữa nên chuyển nhượng lại cho tôi. Tôi có đặt cọc trước cho chú một khoản tiền để cọc mảnh đất ấy và làm một hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

Vì là họ hàng với nhau nên chú bảo yên tâm, khi nào đưa nốt chỗ tiền còn lại thì sẽ làm thủ tục sang tên chuyển nhượng và không cần phải công chứng hợp đồng cọc. Vậy trường hợp tôi không công chứng hợp đồng đặt cọc kia thì có đảm bảo an toàn hay không? Cảm ơn Luật sư rất nhiều.

Luật sư tư vấn.

Chào bạn. Trường hợp của bạn Luật sư xin được tư vấn như sau:

Theo quy định tại khoản 3 Điều 167 Luật đất đai 2013, Bộ luật dân sự 2015, Luật Công chứng 2014 và văn bản hướng dẫn thi hành thì không có điều khoản nào quy định hợp đồng đặt cọc mua bán đất đai bắt buộc phải công chứng hay có chứng thực. Việc công chứng, chứng thực phụ thuộc vào nhu cầu của các bên. Tuy nhiên để tránh rủi ro và tranh chấp không đáng có có thể xảy ra, đồng thời để đảm bảo tính pháp lý cao thì việc công chứng, chứng thực là điều cần thiết.

Đối với những hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không công chứng, khách hàng nên tìm đến văn phòng Thừa phát lại để được lập vi bằng về việc đặt cọc nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn. Vi bằng này sẽ đảm bảo an toàn về mặt pháp lý cho người mua, không những giúp giao dịch thuận lợi mà còn là chứng cứ thuyết phục để người mua thương lượng, giải quyết nếu tranh chấp xảy ra.

Bên cạnh đó, người làm chứng cũng là yếu tố nên có để củng cố tính pháp lý cho hợp đồng đặt cọc. Họ nên là người không có bất cứ mối quan hệ họ hàng, thân quen gì với một trong hai bên giao dịch. Trong bản hợp đồng, đối tượng làm chứng cần ghi rõ những thông tin cá nhân cơ bản, đi kèm việc ký hoặc điểm chỉ, lời xác nhận rõ ràng về việc làm chứng.

Vì vậy, trong trường hợp của bạn, để chắc chắn hơn về việc đặt cọc mua bán đất này và giảm thiểu rủi ro, tranh chấp về sau, bạn nên công chứng hợp đồng đặt cọc của mình.

Mua hợp đồng đặt cọc mua bán đất ở đâu?

Tải mẫu hợp đồng trên Internet.

Trong thời đại công nghệ 4.0, các thiết bị điện tử đã không còn xa lạ thì bạn đọc có thể dễ dàng tìm kiếm hình ảnh hay file mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất trên một trang mạng. Tuy nhiên, vì tiếp nhận những mẫu hợp đồng từ các nguồn không chính thống nên đã có nhiều trường hợp hợp đồng đặt cọc vô hiệu do sai hình thức hoặc nội dung các điều khoản không đầy đủ dẫn đến quyền và lợi ích của các bên bị ảnh hưởng. Vì vậy, bạn cần chọn lọc cẩn thận các mẫu hợp đồng được đăng trên các nguồn chính thống đã được kiểm chứng để tránh những rủi ro về sau.

Mua mẫu hợp đồng tại Luật Hùng Bách.

Tự tin là một đơn vị chuyên cung cấp các mẫu đơn và mẫu hợp đồng mới nhất và chuẩn xác nhất cho hàng nghìn khách hàng trên cả nước, Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn và cung cấp cho khách hàng mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất chuẩn nhất. Nếu bạn không biết cách soạn hợp đồng đặt cọc mua bán đất hay lo sợ sẽ soạn sai, thiếu nội dung; hoặc gặp khó khăn trong việc tìm mua một mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất, bạn có thể liên hệ đến Luật Hùng Bách theo số điện thoại 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ cụ thể, chi tiết nhất.

​Tham khảo thêm nội dung: Có nên thuê Luật sư đất đai?

Dịch vụ Luật sư tư vấn soạn thảo Hợp đồng đặt cọc mua bán đất.

Khi giao dịch bất cứ một loại hàng hóa nào, hầu hết người dân đều muốn đảm bảo giao dịch của mình là hợp pháp và có giá trị pháp lý khi xảy ra tranh chấp. Tuy nhiên, làm thế nào để giao dịch đặt cọc mua bán đất là hợp pháp, hợp đồng sử dụng theo mẫu nào để đầy đủ thông tin mà vẫn bảo đảm quyền và lợi ích của mình là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi tìm đến Công ty Luật Hùng Bách để nhờ tư vấn, hỗ trợ. Luật sư tư vấn của Công ty, với nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem đến cho bạn những dịch vụ pháp lý sau:

  • Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn hướng giao dịch phù hợp với từng vụ việc để đảm bảo tối đa quyền lợi khách hàng, giảm rủi ro;
  • Tư vấn, soạn thảo hợp đồng, đơn thư, văn bản pháp lý;
  • Tư vấn, đánh giá tính pháp lý của giao dịch, của tài sản (có thuộc quy hoặc hay không, có tranh chấp, đủ điều điền kiện chuyển nhượng hợp pháp không…) làm cơ sở để khách hàng cân nhắc xác lập/không xác lập giao dịch;
  • Tư vấn thủ tục, phương án chấm dứt hợp đồng, giải quyết tranh chấp hợp đồng đặt cọc mua bán đất;
  • Nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp tại Tòa án (tranh cấp đặt cọc mua bán đất, tranh chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng, thừa kế, hôn nhân gia đình,…)
  • Tham gia đàm phán, hòa giải ngoài tố tụng với các bên liên quan.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng đặt cọc mua bán đất”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *