MUA NHÀ Ở XÃ HỘI CẦN NHỮNG GIẤY TỜ GÌ? HỒ SƠ VÀ THỦ TỤC CHI TIẾT


Tại các tỉnh, thành phố lớn ở Việt Nam đã xuất hiện nhiều dự án nhà ở xã hội. Mục đích để hỗ trợ những người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở, ổn định cuộc sống. Tuy nhiên vì đối tượng mua nhà đa phần là người lao động ở các khi công nghiệp, hộ nghèo,… Vì vậy không phải ai cũng nắm được các điều kiện, hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì? Hồ sơ và thủ tục chi tiết. Hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luât Hùng Bách hoặc liên hệ trực tiếp theo số 0971.115.989 (Zalo) để được giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến lĩnh vực này.

Mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì?Hồ sơ và thủ tục chi tiết
Mua nhà ở xã hội cần những giấy tờ gì? Hồ sơ và thủ tục chi tiết

Điều kiện để mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì?

Luật Nhà ở 2023 quy định. Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được xây dựng nhằm mục đích cung cấp chỗ ở cho người có thu nhập thấp, người lao động ở khu công nghiệp, và các đối tượng cần thiết khác trong xã hội.

Đặc điểm của nhà ở xã hội.

Để nhận diện nhà ở xã hội với các loại hình nhà ở khác dựa trên các đặc điểm sau:

  • Mục đích: Nhằm giảm bớt áp lực về nhu cầu nhà ở, hỗ trợ các gia đình có thu nhập thấp có chỗ ở ổn định và đáp ứng điều kiện sống tối thiểu.
  • Giá cả: Giá bán hoặc thuê nhà ở xã hội thường thấp hơn nhiều so với thị trường nhà ở thông thường, nhằm tạo điều kiện cho người có thu nhập thấp dễ dàng tiếp cận.
  • Tiêu chuẩn xây dựng: Nhà ở xã hội thường được thiết kế với tiêu chuẩn nhất định để bảo đảm tiện nghi và an toàn cho cư dân.
  • Quản lý: Nhà ở xã hội thường được quản lý bởi các cơ quan nhà nước hoặc doanh nghiệp nhà nước, với các quy định rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của cư dân.
  • Chính sách hỗ trợ: Nhà nước thường có các chương trình hỗ trợ tín dụng hoặc chính sách ưu đãi cho người mua hoặc thuê nhà ở xã hội.

Điều kiện mua nhà ở xã hội.

Để mua nhà ở xã hội tại Việt Nam. Người mua cần phải đáp ứng các điều kiện được quy định tại Điều 78 Luật Nhà ở năm 2023. Cụ thể:

  • Đủ tuổi trưởng thành: Người đăng ký mua nhà ở xã hội phải từ 18 tuổi trở lên. Và có đầy đủ năng lực pháp luật.
  • Người có thu nhập thấp: Người mua nhà phải là người có thu nhập thấp hoặc trung bình, có khó khăn trong việc mua nhà. Mức thu nhập phải được xác định theo quy định của Chính phủ đối với từng đối tượng cụ thể hoặc thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo.
  • Giấy tờ xác minh: Cần có giấy tờ chứng minh tình trạng tài chính, thu nhập hàng tháng, và khả năng thanh toán.
  • Chưa sở hữu nhà ở: Người đăng ký mua nhà ở xã hội không được sở hữu nhà ở nào khác hoặc đất ở khác.

Đối tượng được mua nhà ở xã hội.

Đối tượng đủ điều kiện mua nhà ở xã hội tại Việt Nam được quy định rõ ràng để hưởng các chính sách hỗ trợ từ nhà nước. Dưới đây là các đối tượng chính được phép mua nhà ở xã hội:

Người có thu nhập thấp ở đô thị.

Là những người có thu nhập hàng tháng theo quy định tại Điều 30 Nghị định 100/2024/NĐ-CP. Thường là công nhân, lao động tự do hoặc những người làm việc trong lĩnh vực có thu nhập không cao.

Người lao động.

Công nhân làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc hợp tác xã, liên hợp hợp tác xã trong và ngoài khu công nghiệp.

Hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

Hộ gia đình bao gồm vợ chồng, con thuộc trường hợp có hoàn cảnh sau:

  • Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn.
  • Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu.
  • Hộ gia đình nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị.

Người thuộc diện chính sách.

Những người thuộc diện chính sách xã hội như người có công với cách mạng, gia đình liệt sĩ, thương bệnh binh, người khuyết tật và các đối tượng khác có hoàn cảnh khó khăn. Và thuộc trường hợp được hỗ trợ cải thiện nhà ở theo quy định pháp luật hiện hành

Người tái định cư.

Những người bị thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, quy hoạch đô thị, và phải di dời nơi ở mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Người thuộc các ngành nghề được ưu tiên mua nhà ở xã hội.

  • Người đang công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân.
  • Người làm công tác cơ yếu, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước đang công tác.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Học sinh, sinh viên đại học, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trường chuyên biệt theo quy định của pháp luật.
  • Học sinh đang theo học các trường dân tộc nội trú công lập.
  • Các trường hợp được thuê nhà ở công vụ. Nay đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định tại khoản 4 Điều 125 Luật Nhà ở 2023. Và không bị thu hồi nhà ở công vụ do vi phạm theo quy định pháp luật.

Đối tượng ưu tiên khác.

Doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong khu công nghiệp.

Lưu ý.

Cần lưu ý rằng quy định về đối tượng được mua nhà ở xã hội có thể thay đổi tùy theo từng địa phương và dự án. Do đó, nếu có ý định mua nhà ở xã hội thì người mua nên tìm hiểu kỹ các thông tin từ cơ quan chức năng hoặc đơn vị phát triển dự án để đảm bảo đúng đối tượng và các tiêu chí. 

Hồ sơ mua nhà ở xã hội gồm những gì?

Câu hỏi.

Chào Luật sư. Tôi có câu hỏi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp. Hiện nay chúng tôi có nhu cầu mua căn hộ trong dự án nhà ở xã hội tại huyện T. Tôi được biết cần phải nộp hồ sơ đăng ký mua nhà ở xã hội. Vậy theo quy định vợ chồng tôi cần chuẩn bị những giấy tờ gì?

Trả lời.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật sư. Căn cứ theo Điều 38 Nghị định 100/2024/NĐ-CP, Điều 6, 7, 8 Thông tư 05/2024/TT-BXD.

Hồ sơ gồm:

– Đơn mua nhà ở xã hội (Mẫu số 01);

– Một trong các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được mua nhà ở xã hội.

  • Giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng hoặc Giấy chứng nhận thân nhân liệt sỹ theo quy định của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Giấy chứng nhận hộ gia đình nghèo, cận nghèo theo quy định;
  • Các đối tượng thuộc trường hợp quy định tại Khoản 5,6,8,9,10,11 Điều 7 Luật Nhà ở 2023. Thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 05/2024/TT-BXD.
  • Trường hợp người mua nhà thuộc lực lượng vũ trang. Thực hiện theo hướng dẫn của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an.

Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về nhà ở được quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BXD.

– Mẫu giấy tờ chứng minh điều kiện về thu nhập được quy định tại Thông tư 05/2024/TT-BXD.

Sau khi hoàn tất chuẩn bị hồ sơ. Vợ chồng bạn nộp hồ sơ mua nhà ở xã hội trực tiếp cho đơn vị quản lý vận hành hoặc Sở Xây dựng nơi có nhà ở.

Quy trình mua nhà ở xã hội.

Bước 1. Tìm hiểu thông tin dự án.

  • Xác định quy hoạch: Tìm hiểu về các dự án nhà ở xã hội đang triển khai trong khu vực bạn muốn sinh sống từ các nguồn thông tin chính thống (website của Sở Xây dựng, UBND, các đơn vị phát triển dự án).
  • Tìm hiểu điều kiện mua: Nắm rõ điều kiện để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội, bao gồm thu nhập, tình trạng gia đình, khả năng tài chính, và tiêu chuẩn xã hội (như không sở hữu nhà ở).

Bước 2. Chuẩn bị hồ sơ

  • Giấy tờ cá nhân: Bao gồm CMND/CCCD, giấy xác nhận thông tin về cư trú (nếu có).
  • Giấy chứng nhận thu nhập: Bảng kê lương, hợp đồng lao động hoặc giấy tờ xác nhận từ cơ quan công tác,…
  • Giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng mua nhà ở xã hội: Sổ hộ nghèo, giấy tờ chứng minh người có công với cách mạng,…
  • Giấy chứng minh đối tượng ưu tiên (nếu có).

Bước 3. Nộp Hồ sơ đăng ký mua nhà.

  • Điền mẫu đơn: Điền đơn đăng ký mua nhà ở xã hội theo mẫu quy định.
  • Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ đăng ký mua nhà tại đơn vị quản lý vận hành hoặc Sở Xây dựng nơi có nhà ở.

Bước 4. Chờ xét duyệt hồ sơ

  • Xem xét hồ sơ: Cơ quan chức năng sẽ xem xét hồ sơ của bạn. Thời gian xét duyệt có thể khác nhau tùy theo từng dự án và khu vực.
  • Thông báo kết quả: Nếu hồ sơ được phê duyệt, bạn sẽ nhận thông báo để tiến hành bước tiếp theo.

Bước 5. Ký hợp đồng mua bán

  • Nhận thông báo: Sau khi hồ sơ được phê duyệt, bạn sẽ nhận thông báo mua nhà.
  • Ký hợp đồng: Ký hợp đồng mua bán nhà ở xã hội với chủ đầu tư hoặc đơn vị phát triển dự án. Đọc kỹ hợp đồng để hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của hai bên.

Bước 6. Thực hiện thanh toán

  • Thanh toán theo hợp đồng: Tiến hành thanh toán theo các đợt đã được quy định trong hợp đồng.
  • Lưu giữ chứng từ: Đảm bảo lưu giữ tất cả các biên lai và chứng từ thanh toán để bảo vệ quyền lợi của bạn.

Bước 7. Nhận bàn giao nhà

  • Kiểm tra thực tế: Kiểm tra căn hộ và các tiện ích đi kèm để đảm bảo đã hoàn thành đúng như cam kết.
  • Ký biên bản bàn giao: Ký biên bản bàn giao nhà giữa bạn và chủ đầu tư.

Bước 8. Đăng ký quyền sở hữu

  • Thực hiện thủ tục đăng ký: Nộp hồ sơ đăng ký quyền sở hữu nhà tại cơ quan có thẩm quyền. Hoặc yêu cầu chủ đầu tư thực hiện thủ tục nếu các bên có thỏa thuận.
  • Nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: Nhận bản gốc Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất lần đầu sau khi hoàn tất thủ tục.
  • Thanh toán đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo yêu cầu của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Những điều cần lưu ý khi mua nhà ở xã hội

Câu hỏi.

Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi hiện đang công tác trong lực lượng vũ trang nhân dân. Trong quá trình công tác, vì quê ở xa nên tôi được cơ quan tạo điều kiện cho thuê nhà ở công vụ. Thời hạn thuê là 10 năm. Đến tháng 02/2025, tôi được điều chuyển công tác lên Hà Nội. Tôi đã tự nguyện tra lại nhà công vụ. Qua các kênh thông tin, tôi được biết ở Hà Nội hiện nay có nhiều dự án nhà ở xã hội. Tôi đang chuẩn bị giấy tờ để đăng ký mua nhà ở xã hội bên huyện Thanh Trì. Xin cho hỏi khi mua nhà ở xã hội thì tôi cần lưu ý những vấn đề gì?

Trả lời.

Luật Hùng Bách cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi. Khi mua nhà ở xã hội, để đảm bảo quyền lợi của mình và tránh những rủi ro không đáng có. Bạn cần lưu ý những điểm quan trọng sau:

Kiểm tra tính pháp lý của dự án: Đảm bảo rằng dự án nhà ở xã hội mà bạn định mua có đầy đủ giấy tờ pháp lý. Ví dụ: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy phép xây dựng, và Quyết định phê duyệt dự án.

Điều kiện mua nhà: Xác minh các điều kiện cần thiết để đủ điều kiện mua nhà ở xã hội. Như thu nhập, tình trạng tài chính, và không sở hữu nhà ở khác.

Đọc kỹ hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng mua bán. Hãy đọc kỹ các điều khoản trong hợp đồng. Đặc biệt là các điều khoản liên quan đến giá cả, phương thức thanh toán, và các quyền lợi và nghĩa vụ của bên mua và bên bán.

Thời gian giao nhà: Làm việc rõ ràng về thời gian bàn giao nhà, các chi tiết thiết kế căn nhà. Và thông tin, số lượng nội thất, trang thiết bị được chủ đầu tư lắp đặt trong nhà.

Chi phí phát sinh: Tìm hiểu về các khoản chi phí phát sinh có thể xảy ra sau khi mua nhà. Như phí quản lý, bảo trì, hoặc lệ phí chuyển nhượng,….

Quyền lợi và nghĩa vụ: Nắm rõ quyền lợi và nghĩa vụ của bạn khi sống trong nhà ở xã hội. Ví dụ như các quy định về quản lý và sử dụng căn hộ, cũng như nghĩa vụ thanh toán các khoản phí.

Hỗ trợ tài chính: Tìm hiểu về các chính sách hỗ trợ tài chính nếu bạn cần. Ví dụ: vay ưu đãi từ ngân hàng hoặc các chương trình hỗ trợ khác của nhà nước.

Ngoài ra các yếu tố trên, bạn cũng cần tìm hiểu về Lịch sử và chất lượng của nhà đầu tư. Nên tìm hiểu về uy tín và kinh nghiệm của nhà đầu tư, đơn vị xây dựng dự án để đảm bảo chất lượng công trình. Và hạn chế các rủi ro pháp lý không đáng có.

Luật sư tư vấn hồ sơ mua nhà ở xã hội.

Trường hợp bạn có câu hỏi hoặc cần trợ giúp các vấn đề pháp lý khác. Bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,… theo các phương thức sau:

Với đội ngũ Luật sư, cán bộ giỏi, giàu kinh nghiệm chuyên sâu chúng tôi có thể hỗ trợ giải đáp tất cả các vướng mắc có liên quan đến lĩnh vực nhà đất. Hỗ trợ soạn thảo các văn bản, rà soát Hợp đồng mua bán đảm bảo an toàn pháp lý.

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *