Thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai


Tranh chấp thừa kế nói chung và tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là loại tranh chấp ngày càng phổ biến. Thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai là một nội dung rất quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả giải quyết tranh chấp. Thời hiệu chia di sản thừa kế quyền sử dụng đất là nội dung chịu sự điều chỉnh của rất nhiều quy định pháp luật. Ở mỗi thời điểm khác nhau luật lại có những quy định khác nhau. Nếu không nắm rõ vấn đề này người dân sẽ rất khó đảm bảo quyền lợi của mình khi tranh chấp xảy ra. Bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Luật Hùng Bách để được tư vấn cụ thể.

Thời hiệu chia di sản thừa kế là gì?

Thời hiệu chia di sản thừa kế là khoảng thời gian cụ thể do luật quy định. Các chủ thể trong quan hệ dân sự phải thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Khi hết thời hạn, bên có quyền không thực hiện yêu cầu chia di sản thừa kế thì mất quyền yêu cầu. Bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ thì không phải thực hiện nghĩa vụ nữa.

Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản thừa kế là 30 năm đối với bất động sản; 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Trong thời hạn này, nếu có tranh chấp những người thừa kế có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Nếu hết thời hạn mới phát sinh tranh chấp thì di sản được giải quyết theo quy định pháp luật.

Thực tế, ít người để ý đến thời thời hiệu chia di sản thừa kế. Khi có tranh chấp mới yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Điều này dẫn đến nhiều trường hợp hết thời hiệu chia di sản thừa kế. Từ đó, khiến cho tranh chấp thừa kế ngày càng trở nên nghiêm trọng và phức tạp hơn.

Thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai
Luật sư tư vấn thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai: 097.111.5989 (Zalo)

Áp dụng thời hiệu chia thừa kế đất đai khi nào?

Chào luật sư Công ty luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Bố mẹ tôi có 4 người con. Bố tôi mất năm 1982, mẹ tôi mất năm 2009. Bố mẹ tôi có một thửa đất diện tích 800m2, trên đất có một ngôi nhà 05 tầng. Khi mất hai cụ không để lại di chúc, giờ anh em chúng tôi muốn chia thừa đối với di sản là nhà đất nêu trên.

Tuy nhiên tôi có tìm hiểu trên mạng xã hội và được biết thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai là 30 năm. Như vậy phần di sản của bố tôi đã hết thời hiệu chia thừa kế. Vậy xin hỏi luật sư nếu anh em chúng tôi muốn yêu cầu chia di sản thừa kế nhà đất thì có bị tính thời hiệu này không?

Luật sư tư vấn thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế.

Chào bạn! Đối vơi trường hợp của bạn pháp luật có quy định như sau:

Tại Điều 149 Bộ luật dân sự 2015 Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu khởi kiện theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên; hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án.

Trường hợp thời hiệu khởi kiện không còn nhưng không có đương sự nào yêu cầu áp dụng thời hiệu hoặc đưa ra yêu cầu không phù hợp quy định của pháp luật thì Tòa án vẫn tiếp tục giải quyết vụ án. Trường hợp đương sự yêu cầu áp dụng thời hiệu đúng quy định thì cần làm rõ thời điểm mở thừa kế để xác định còn thời hiệu khởi kiện hay đã hết.

Như vậy, nếu anh em bạn muốn chia thừa kế quyền sử dụng đất mà không đương sự nào đưa ra yêu cầu áp dụng thời hiệu chia thừa kế nhà đất thì Tòa án vẫn sẽ thụ lý và giải quyết yêu cầu chia di sản thừa kế của bố mẹ bạn theo đúng quy đúng quy định pháp luật.

Cách tính thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai.

Thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai được đã được sửa đổi, bổ sung qua các thời kỳ cho phù hợp với thực tiễn giải quyết tranh chấp chia thừa kế đất đai và đảm bảo quyền lợi cho các bên. Tuy pháp luật hiện nay đã có quy định rõ về thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản nhưng đối với những vụ việc mà thời điểm mở thừa kế đã diễn ra lâu thì cách tính thời hiệu đôi khi cũng gây khó khăn cho chính cơ quan tố tụng và những người tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp.

Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2015, có hiệu lực từ ngày 01/01/2017. Thời hiệu chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất hiện là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, đối với những vụ việc mà thời điểm mở thừa kế đã diễn ra từ lâu thì thời hiệu chia di sản thừa kế đất đai có bị ảnh hưởng gì không?

Đối với trường hợp mở thừa kế đất đai trước ngày 10/9/1990.

Theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh Thừa kế 1990 và Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 19/10/1990 của Hội đồng thẩm phán TANDTC hướng dẫn áp dụng một số quy định của Pháp lệnh Thừa kế: Trường hợp thời điểm mở thừa kế mở trước ngày 10/9/1990 thì thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế là bất động sản được tính từ ngày 10/9/1990.

Tại Án lệ số 26/AL/2018 ghi rõ đối với những trường hợp mở thừa kế trước ngày 10/9/1990 thì từ thời điểm Bộ luật Dân sự năm 2015 có hiệu lực thi hành; thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản tính từ ngày 10/9/1990.

Như vậy, tính tới thời điểm hiện tại, nếu người để lại di sản thừa kế là bất động sản mất trước ngày 10/09/1990 thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đã hết. Những người thừa kế không còn được yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất. Khi đó, quyền sử dụng đất sẽ được giải quyết theo quy định của pháp luật liên quan tùy vào thực trạng đất đai tại thời điểm phát sinh tranh chấp.

Trường hợp di sản thừa kế là nhà ở – mở thừa kế trước 01/07/1991.

Trường hợp không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị quyết 58/1998/NQ-UBTVQH10 ngày 20/8/1998 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội trường hợp di sản thừa kế là nhà ở và không có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì thời điểm từ ngày 01/07/1996 đến ngày 01/01/1999 không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Trường hợp này có tranh chấp về việc chia di sản thừa kế là quyền sử dụng đất thì thời gian được cộng thêm 02 năm 06 tháng.

Tình huốn cần tư vấn:

Chào Luật sư! Gia đình tôi hiện đang tranh chấp tài sản ông bà để lại mong Luật sư hỗ trợ. Cụ thể, ông bà tôi mất tháng 11/1990, khi mất không để lại di chúc. Ông bà có 5 người con, 4 thửa đất hiện do bác cả quản lý; bố mẹ tôi là con út định cư tại Mỹ từ năm 1985. Nay bác Cả đang làm thủ tục sang tên 4 thửa đất trên nhưng không ai đồng ý. Qua tìm hiểu trên mạng, trường hợp gia đình tôi không thể giải quyết được nữa. Mong luật sư tư vấn có cách nào giải quyết theo pháp luật trường hợp này không? Xin cảm ơn!

Trường hợp có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (Nghị quyết 1037/2006) trường hợp di sản thừa kế là nhà ở và có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia thì thời gian từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 (ngày Nghị quyết 1037/2006 có hiệu lực) không tính vào thời hiệu khởi kiện.

Trường hợp này thì thời hiệu được cộng thêm 10 năm 02 tháng.

Như vậy, nếu các bên có tranh chấp chia di sản thừa kế liên quan đến bất động sản là nhà ở mà thuộc vào một trong hai trường hợp nêu trên thì thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế vẫn còn.

Nhiều trường hợp do không nắm rõ được những quy định liên quan đến vấn đề này mà người thừa kế đã bỏ mất quyền lợi của mình. Cho rằng thời hiệu yêu cầu chia thừa kế đã hết nên không khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất.

Đối với trường hợp mở thừa kế đất đai trước ngày 01/01/2017.

Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 688 BLDS năm 2015 quy định: đối với giao dịch dân sự được xác lập trước ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thì “Thời hiệu được áp dụng theo quy định của Bộ luật này”. Như vậy, kể từ ngày BLDS năm 2015 có hiệu lực thi hành, áp dụng quy định tại Điều 623 BLDS năm 2015 để xác định thời hiệu đối với trường hợp thời điểm mở thừa kế trước ngày 01-01-2017.

Theo đó, thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với quyền sử dụng đất là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế. Tuy nhiên, đối với những vụ việc tranh chấp thừa kế đất đai mà Tòa án đã giải quyết theo quy định của pháp luật trước thời điểm Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực thì sẽ không được áp dụng quy định về thời hiệu 30 năm để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Việc quy định như vậy là để hạn chế trường hợp người dân yêu cầu giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai đối với những vụ viêc mà thời điểm mở thừa kế đã diễn ra từ lâu. Qúa trình thu thập, xác minh tài liệu chứng cứ sẽ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, nếu thay đổi phán quyết đã có hiệu lực của Tòa án sẽ khiến cho quyền và lợi ích hợp pháp của các bên có sự biến động, gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động tố tụng của Tòa án và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Hết thời hiệu có được chia di sản thừa kế nữa không?

Chào luật sư Công ty luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Bố mẹ tôi mất trong một vụ tai nạn giao thông vào năm 1983. Sau khi bố mẹ mất, 3 anh em nương tựa vào nhau, cùng sống trên nhà đất bố mẹ. Thời điểm hiện tại ai cũng có gia đình riêng và không còn ở trên nhà đất của bố mẹ. Do gia đình chú út khó khăn nên giờ chú út muốn chia thừa kế nhà đất của bố mẹ, để có tiền xoay xở làm ăn kinh tế.

Vì là đất bố mẹ để lại các anh em không muốn chia mà muốn giữ làm nơi thờ cúng. Dịp lễ dịp tết anh em cũng có nơi gặp mặt. Theo tôi được biết, pháp luật hiện nay quy định thời hiệu yêu cầu chia di sản thừa kế đối với bất động sản là 30 năm, kể từ thời điểm bố mẹ tôi mất.

Vậy xin hỏi luật sư, trường hợp của gia đình tôi có chia thừa kế được không? Xin cảm ơn luật sư!

Luật sư tư vấn chia thừa kế khi hết thời hiệu.

Chào bạn! Liên quan đến vấn đề này, Luật sư đất đai xin tư vấn như sau:

Theo như bạn trình bày thì quan điểm của những người thừa kế đang có sự mâu thuẫn với nhau. Hiện có một người thừa kế muốn chia; còn bạn và người thừa kế còn lại không muốn chia thừa kế. Theo quy định của pháp luật về thừa kế đúng là thời hiệu chia di sản thừa kế đã hết. Do đó, nếu chú út bạn khởi kiện yêu cầu Tòa án chia di sản thừa kế thì bạn có thể yêu cầu Tòa án áp dụng thời hiệu chia thừa kế để Tòa án không chấp nhận yêu cầu chia thừa kế của chút út.

Tuy nhiên, di sản này vẫn có thể được áp dụng các quy định liên quan để giải quyết. Việc giải quyết ra sao sẽ còn tùy thuộc vào thực trạng nhà đất hiện đang ra sao? do ai quản lý?

Vì vậy, để đưa ra phương án giải quyết tốt nhất luật sư cần tiếp cận hồ sơ để xem xét; đưa ra đánh giá liên quan đến vụ việc này. Bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư đất đai để nhận được tư vấn cụ thể.

Dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp thừa kế đất đai.

Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ  cho khách hàng; đội ngũ chuyên viên chuyên nghiệp Luật Hùng Bách tự tin cung cấp các gói dịch vụ pháp lý như:

  • Tư vấn soạn đơn khởi kiện yêu cầu chia thừa kế đất đai.
  • Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu.
  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp; đưa ra phương án giải quyết hiệu quả để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng.
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết tranh chấp.
  • Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp.
  • Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng khi thực hiện thủ tục tố tụng.

Để quyền lợi của bạn được đảm bảo hãy liên hệ với Luật sư để được hỗ trợ. Vấn đề bạn thắc mắc sẽ được Luật sư phân tích, hướng dẫn giải quyết tranh chấp nhanh nhất. Bạn đọc có thể tìm tới các văn phòng, công ty luật để nhận được sự tư vấn; hoặc thuê luật sư đất đai tham gia trực tiếp vào quá trình giải quyết tranh chấp.

​​​Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *