THỦ TỤC KHÔNG CÔNG NHẬN CHA CON MỚI NHẤT


Hiện nay, có rất nhiều trường hợp cha/mẹ trên giấy tờ muốn thực hiện thủ tục không công nhận cha con. Lý do bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân: Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con chung vợ chồng; Muốn nhận lại con ruột đã được khai sinh tên bố khác; Từ chối nhận, cấp dưỡng nuôi con khi ly hôn; … Nếu đang cần thực hiện thủ tục trong các trường hợp tương tự các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ thủ tục không công nhận cha con tại cơ quan có thẩm quyền.

Những trường hợp phải làm thủ tục không công nhận cha con?

Thực tế, nhiều vụ việc bố trên giấy tờ pháp lý và con không có quan hệ huyết thống. Điều này đồng nghĩa với việc không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải thực hiên thủ tục không công nhận cha con. Nếu các bên đã biết, vẫn chấp nhận và vẫn thực hiện các quyền, nghĩa vụ giữa cha con thì pháp luật không can thiệp. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp không làm thủ tục từ chối cha con sẽ ảnh hưởng tới quyền lợi các bên. Luật Hùng Bách xin làm rõ như sau:

Không công nhận cha con trong vụ việc thừa kế.

Theo quy định pháp luật, trường hợp người để lại di sản mất mà không có di chúc thì tài sản được chia theo pháp luật. Khi đó, một trong những người được hưởng di sản là con trên giấy tờ pháp lý. Nếu người con này không được công nhận là con ruột của người đã mất thì tài sản sẽ được chia đều cho các đồng thừa kế khác.

Ví dụ:

Ông A có 5 người con trên giấy tờ. Năm 2018, ông A mất không để lại di chúc. Theo quy định, những người được hưởng tài sản của ông A sẽ bao gồm 8 người: Bố, mẹ, vợ và các con của ông A. Sau khi ông A mất, con trai trưởng cho rằng chị M không phải con ruột của ông A. Vì vậy, anh thực hiện thủ tục không công nhận cha con giữa ông A và chị M. Nếu xảy ra trường hợp này thì phần tài sản ông A để sẽ chỉ được chia cho 7 người (mà không phải 8 người như trước đây).

Không công nhận cha con khi ly hôn.

Trong quá trình giải quyết thủ tục ly hôn, có một số trường hợp bên chồng không đồng ý nhận con, không đồng ý nuôi con, không đồng ý cấp dưỡng cho con. Nguyên nhân là bên chồng cho rằng vợ có quan hệ ngoại tình và con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân không phải con mình. Các bạn có thể tham khảo thông qua tình huống sau:

Ví dụ:

Anh Nguyễn Hoàng A và chị Trần Thị Như N kết hôn năm 2016. Trong quá trình chung sống chị N có sinh được cháu K vào năm 2017. Đến năm 2022 chị N yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn, đồng thời:

  • Giao cháu K cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc;
  • Yêu cầu anh A cấp dưỡng nuôi con với mức 10 triệu/01 tháng.
  • Không yêu cầu giải quyết tranh chấp về tài sản và nợ chung.

Tuy nhiên, anh A yêu cầu Tòa án không đồng ý cấp dưỡng và còn từ chối nhận con. Nếu sau quá trình xét xử Tòa án xác định cháu K không phải con của anh A thì anh A sẽ không có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Bố ruột yêu cầu không công nhận quan hệ giữa con mình và người khác.

Luật hôn nhân và gia đình hiện hành quy định người con được sinh ra trong thời kỳ hôn nhân là con chung vợ chồng. Theo đó, con sinh ra được mặc định là con chung. Và trên khai sinh ghi nhận tên hai vợ chồng hợp pháp. Vì vậy, nếu người bố ruột muốn nhận lại con thì cần yêu cầu không công nhận quan hệ của con với cha trên giấy tờ.

Ví dụ: Anh A và chị B có đăng ký kết hôn hợp pháp. Năm 2018, chị B sinh cháu M và khai sinh đứng tên bố là anh A. Năm 2020, anh K xuất trình kết quả xét nghiệm ADN cha con chứng minh cháu M là con ruột của mình. Theo đó, anh K thực hiện thủ tục nhận lại con ruột, yêu cầu không công nhận quan hệ cha con giữa anh A và cháu M.

Trên đây là một số trường hợp cần thực hiện thủ tục không công nhận cha con thường gặp. Nếu đang gặp phải khó khăn, vướng mắc liên quan hoặc cần Luật sư hỗ trợ thủ tục tại Tòa án các bạn vui lòng liên hệ trực tiếp theo Hotline: 0966.053.058 (Zalo).

thủ tục không công nhận cha con
Luật sư tư vấn, giải quyết thủ tục không công nhận cha con: 0966.053.058 (Zalo).

Dịch vụ hỗ trợ thủ tục không công nhận cha con.

Thủ tục không công nhận cha con là một thủ tục tố tụng. Vì vậy, nó cần tuân thủ quy trình nghiêm ngặt và tương đối phức tạp. Trong khi đó, không phải ai cũng có thời gian tìm hiểu chi tiết quy định pháp luật để tự giải quyết thủ tục. Một số người khác đã thực hiện thủ tục nhưng gặp phải các vấn đề như: Không biết cách chuẩn bị hồ sơ, văn bản đúng chuẩn; Thời gian thực hiện kéo dài,… Hiểu được vấn đề này, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ hỗ trợ thủ tục không công nhận cha con trực tiếp tại 63 tỉnh thành với các ưu điểm:

  • Hỗ trợ tận nơi;
  • Hạn chế tối đa các lần làm việc tại Tòa án;
  • Mức phí hợp lý, trọn gói;
  • Tư vấn pháp lý liên quan: Thủ tục điều chỉnh thông tin khai sinh, thủ tục ly hôn, thủ tục thừa kế,…;

Phí dịch vụ hỗ trợ thủ tục không nhận cha con.

Các bạn có thể tham khảo bảng phí dịch vụ thủ tục không công nhận cha con như sau:

  • Tư vấn pháp luật nhận cha con/không công nhận cha con: Miễn phí – Liên hệ 0966.053.058 (Zalo).
  • Soạn thảo đơn, tờ khai + hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đầy đủ: 500.000 đồng/hồ sơ.
  • Hướng dẫn thủ tục không nhận cha con trọn gói: Từ 8.000.000 đồng/ vụ việc.
  • Luật sư tham gia bảo vệ tại Tòa án: Từ 30.000.000 đồng/vụ việc.

Liên hệ dịch vụ không nhận cha con.

Bạn đọc có nhu cầu hỗ trợ thủ tục không công nhận cha con có thể liên hệ trực tiếp tới Luật Hùng Bách theo một trong các cách thức sau:

  • Liên hệ tư vấn qua số điện thoại: 0966.053.058 (Zalo).
  • Gửi thông tin vụ việc qua email: luathungbach@gmail.com.
  • Làm việc trực tiếp với tại trụ sở/chi nhánh của Luật Hùng Bách tại Hà Nội, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Tĩnh,…

Ai có quyền đề nghị không công nhận cha con?

Điều 102 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

Cha, mẹ, con, theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự, có quyền yêu cầu Tòa án xác định con, cha, mẹ cho mình trong trường hợp có tranh chấp.

Đối chiếu quy định trên với thủ tục không công nhận cha con có thể xác định những người có quyền yêu cầu trong trường hợp này bao gồm:

  • Người cha được ghi nhận trên giấy tờ pháp lý;
  • Người cha ruột có quan hệ huyết thống;
  • Người mẹ.

Đối với một số trường hợp đặc biệt mà những người được liệt kê nêu trên là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi thì quyền yêu cầu được mở rộng ra thêm cho các đối tượng gồm:

  • Cha, mẹ, con, người giám hộ;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Liên hệ tư vấn, hỗ trợ thủ tục không công nhận quan hệ cha con: 0966.053.058 (Zalo).

Làm thủ tục không công nhận cha con ở đâu?

Thẩm quyền giải quyết thủ tục không công nhận cha con thuộc về Tòa án nhân dân. Và sẽ chia làm hai trường hợp như sau:

  • Giải quyết tại Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú: Được thực hiện trong trường hợp vụ việc không có yếu tố nước ngoài.
  • Giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bị đơn cư trú: Được thực hiện trong trường hợp vụ việc có yếu tố nước ngoài.

Ví dụ:

Anh H và Chị M là vợ chồng nhưng đã sống ly thân được 8 năm. Hiện anh H đang sống tại huyện Lý Nhân, Hà Nam; chị M sống tại huyện Chương Mỹ, Hà Nội. Trong quá trình đó, chị M có sinh cháu A (bố ruột là anh B). Anh B có quyền yêu cầu Tòa án không công nhận quan hệ cha con giữa anh H và cháu A, nhận lại cháu A là con ruột. Tại thời điểm làm thủ tục, nếu anh B đang làm việc ở nước ngoài thì cần khởi kiện tới Tòa án nhân dân tỉnh Hà Nam – là nơi anh H cư trú. Nếu anh B đang ở Việt Nam thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân huyện Lý Nhân.

Thủ tục không công nhận cha con.

Thủ tục không công nhận cha con được thực hiện theo quy trình khởi kiện vụ án thông thường như sau:

Quy trình khởi kiện không công nhận cha con.

Bước 1. Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện không công nhận cha con.

Việc nộp hồ sơ khởi kiện tới Tòa án được thực hiện thông qua các cách:

  • Nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án;
  • Nộp hồ sơ qua đường dịch vụ bưu chính;
  • Nộp hồ sơ qua cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 2. Hồ sơ được kiểm tra và xử lý theo hai hướng:

  • Thực hiện thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại. Thủ tục này áp dụng nếu các bên có yêu cầu hòa giải;
  • Không thực hiên thủ tục hòa giải và chuyển hồ sơ để Tòa án thụ lý. Thủ tục này được áp dụng khi các bên từ chối thủ tục hòa giải.

Bước 3. Tòa án kiểm tra và thực hiện các thủ tục để thụ lý hồ sơ khởi kiện.

Lưu ý: Tòa án chỉ thụ lý hồ sơ nếu đáp ứng các điều kiện:

  • Người khởi kiện có quyền yêu cầu không công nhận cha con;
  • Hồ sơ được nộp tại Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc theo quy định pháp luật;
  • Hồ sơ đã đúng và đầy đủ.

Nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên, Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện thực hiện nghĩa vụ tài chính để Tòa án chính thức thụ lý vụ án.

Bước 4. Giai đoạn chuẩn bị xét xử.

Trong quá trình này, tòa án sẽ thực hiện các thủ tục như:

  • Lấy lời khai, ý kiến các bên;
  • Mở phiên họp hòa giải, công khai chứng cứ;
  • Xác minh thông tin vụ việc;

Bước 5. Mở phiên Tòa xét xử.

Trường hợp các bên đã thỏa thuận thành trong quá trình giải quyết vụ án thì Tòa án không cần mở phiên tòa.

Trong quá trình thực hiện thủ tục nêu trên, nếu các bạn gặp phải khó khăn, vướng mắc có thể liên hệ trực tiếp Luật sư để tư vấn/ mời Luật sư tham gia thủ tục tại Tòa án theo số: 0966.053.058 (Zalo).

Hồ sơ không công nhận cha con.

Hồ sơ không công nhận cha con cần những giấy tờ gì để Tòa án thụ lý? Luật Hùng Bách xin giải đáp như sau:

Hiện nay, pháp luật mới chỉ quy định chứng cứ chứng minh quan hệ cha con gồm những gì mà chưa ghi nhận rõ thành phần hồ sơ không công nhận cha con. Dựa trên các quy định pháp luật có liên quan và thực tế hỗ trợ giải quyết thủ tục tại Tòa án, chúng tôi nhận thấy hồ sơ cần những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện không công nhận con.
  • Giấy tờ của người khởi kiện, người bị kiện và người liên quan trong hồ sơ: CCCD, giấy tờ xác nhận cư trú.
  • Giấy khai sinh con (bản sao);
  • Chứng cứ chứng minh: Văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám định hoặc cơ quan, tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác/ không công nhận quan hệ cha con, quan hệ mẹ con.

Trong một số trường hợp, người làm đơn có thể phải bổ sung thêm một số giấy tờ: Đăng ký kết hôn, bản án/quyết định ly hôn của Tòa án… Nếu đang chuẩn bị hồ sơ cho thủ tục không công nhận cha con mà chưa biết trường hợp của mình cần những giấy tờ gì các bạn có thể liên hệ trực tiếp theo số 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn, hỗ trợ 24/7

Luật sư tư vấn thủ tục không công nhận cha con.

Luật Hùng Bách chuyên hỗ trợ thủ tục nhận cha con, không công nhận cha con tại Tòa án và UBND có thẩm quyền. Trong quá trình giải quyết thủ tục, chúng tôi nhận được rất nhiều thắc mắc từ bạn đọc về thủ tục này và xin được giải đáp như sau:

Tờ khai không nhận cha con theo mẫu quy định.

Hiện nay, không có bất kỳ mẫu tờ khai không công nhận cha con theo mẫu quy định nào. Lý do là vì thủ tục không công nhận cha con được thực hiện theo thủ tục khởi kiện vụ án tại Tòa án (không phải thủ tục hành chính tại UBND) nên sẽ không sử dụng tờ khai. Vì vậy, khi thực hiện thủ tục này các bạn cần chuẩn bị đơn khởi kiện không công nhận cha con theo mẫu số 23-DS (Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. ngày 13/01/2017 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao).

Không công nhận cha con có phải xét nghiệm ADN?

Như chúng tôi đã phân tích trong phần trên của bài viết, hồ sơ không công nhận cha con sẽ bao gồm các giấy tờ về nhân thân và cả chứng cứ chứng minh. Thực tế, chứng cứ chứng minh/bác bỏ quan hệ cha con được sử dụng chủ yếu hiện nay là văn bản xét nghiệm ADN. Vì vậy, cơ quan có thẩm quyền thường yêu cầu các bên nộp văn bản xét nghiệm ADN trong quá trình giải quyết thủ tục.

LUẬT SƯ TƯ VẤN, GIẢI QUYẾT THỦ TỤC KHÔNG NHẬN CHA CON: 0966.053.058 (Zalo)

Luật sư Luật Hùng Bách.

Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ pháp lý uy tín tại tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Với đội ngũ Luật sư được đào tạo bài bản, có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực: Hình sự, dân sự, hôn nhân gia đình, hành chính, kinh doanh thương mại… Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ Quý khách hàng các công việc:

  • Tư vấn pháp lý chuyên sâu theo vụ việc, tư vấn thường xuyên;
  • Soạn thảo văn bản, đơn thư, rà soát hợp đồng;
  • Đại diện hòa giải, thương lượng, đàm phán;
  • Tham gia tranh tụng tại Tòa án, trung tâm trọng tài;

Bên cạnh đó, Luật Hùng Bách còn hỗ trợ các thủ tục về ADN, vi bằng Thừa phát lại, … và các thủ tục hành chính, giấy phép khách theo nhu cầu của khách hàng.

Nếu đang có nhu cầu tư vấn pháp luật, hỗ trợ giải quyết các thủ tục pháp lý các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo một trong các phương thực sau:

Trân trọng!

TA.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *