Thời gian gần đây Công ty Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được câu hỏi tư vấn liên quan đến thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc. Dựa trên kinh nghiệm thực tế giải quyết vụ việc Luật sư ly hôn giỏi xin chia sẻ tới bạn đọc và khách hàng nội dung liên quan đến thủ tục này. Tuy nhiên những vấn đề dưới đây cũng chỉ là những nội dung mang tính chất khái quát, chung nhất. Nếu bạn đọc muốn luật sư tham gia hỗ trợ cho vụ việc cụ thể của mình có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (có zalo) để được tư vấn.
Ly hôn với người Hàn Quốc là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân theo yêu cầu của vợ, hoặc theo yêu cầu của chồng, hoặc theo yêu cầu của cả hai vợ chồng. Trong đó, một bên vợ hoặc chồng là người Hàn Quốc. Việc chấm dứt quan hệ hôn nhân này do Tòa án có thẩm quyền ra phán quyết cuối cùng dựa trên yêu cầu của đương sự, quy định của pháp luật liên quan và thực tế vụ việc.
Thực tế hiện nay nhu cầu ly hôn với người nước ngoài diễn ra khá phổ biến. Tuy nhiên mỗi vụ việc lại có nội dung khác nhau nên cách giải quyết cũng khác nhau. Và dù là tình trạng diễn ra phổ biến nhưng nhiều địa phương vẫn còn lúng túng trong cách giải quyết. Người dân vẫn gặp khó khăn khi thực hiện thủ tục. Khó khăn đầu tiên và cũng là thắc mắc của tất cả những người khi có nhu cầu thực hiện thủ tục là không biết ly hôn với người Hàn Quốc cần phải chuẩn bị những gì?
Chuẩn bị hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài là bước đầu tiên cần phải thực hiện. Để yêu cầu của mình được Tòa án tiếp nhận và giải quyết thì đây là bước rất quan trọng. Tuy nhiên, người khởi kiện thường lúng túng, không biết cần phải chuẩn bị những gì? Hồ sơ còn thiếu thì thu thập ra sao? dẫn đến nhiều trường hợp Tòa án trả lại đơn khởi kiện hoặc yêu cầu sửa đổi bổ sung hồ sơ. Khiến cho quá trình giải quyết ly hôn với người nước ngoài bị kéo dài.
Cũng tương tự như hồ sơ ly hôn với người nước ngoài. Hồ sơ ly hôn với người Hàn Quốc gồm những tài liệu sau:
Đơn xin ly hôn với người nước ngoài là tài liệu đầu tiên cần phải chuẩn bị. Pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn ly hôn.
Hiện nay một số Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài có ban hành mẫu đơn ly hôn riêng. Khi đương sự đến làm việc thì được yêu cầu sử dụng mẫu đơn đó do Tòa án phát hành. Tuy nhiên vì đã có mẫu đơn chung nên không bắt buộc người làm đơn phải sử dụng mẫu riêng đó. Chỉ cần đảm bảo hình thức và những nội dung cần có trong đơn thì Tòa án vẫn có thể tiếp nhận đơn ly hôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách soạn một đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài hoàn chỉnh.
Để được yêu cầu ly hôn thì người làm đơn phải chứng minh có quan hệ hôn nhân tồn tại trên thực tế. Đăng ký kết hôn là tài liệu chứng cứ chứng minh cho việc tồn tại mối quan hệ hôn nhân đó. Trường hợp kết hôn với người nước ngoài thì đa số vợ, chồng đều đăng ký kết hôn tại nước ngoài. Nhiều trường hợp là thực hiện thủ tục kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài chứ không phải là cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại nước ngoài.
Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì ngoài việc đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền. Đối với những trường hợp đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì việc đăng ký này phải thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam. Khi đó, quan hệ hôn nhân mới được công nhận tại Việt Nam. Tòa án mới có căn cứ để giải quyết việc ly hôn này.
Do không nắm được những quy định của pháp luật nên nhiều cặp vợ chồng có một bên là người nước ngoài chưa thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Dẫn đến việc khi có yêu cầu ly hôn Tòa án Việt Nam đã từ chối giải quyết do không có căn cứ cho thấy quan hệ hôn nhân đã được công nhận tại Việt Nam.
Giấy tờ tùy thân của vợ, chồng là tài liệu không thể thiếu trong hồ sơ ly hôn với người Hàn Quốc. Những giấy tờ này có thể là: chứng minh nhân dân; căn cước công dân; hộ chiếu; thẻ cư trú, thẻ tạm trú; thẻ công dân của người Hàn Quốc;…
Nội dung trong giấy tờ tùy thân là những thông tin quan trọng để làm cơ sở: chứng minh tư cách của người yêu cầu ly hôn, người khởi kiện; đối chiếu thông tin với những giấy tờ khác; làm căn cứ để xác minh thông tin, lấy ý kiến trong quá trình cần thiết;… trong quá trình Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn. Việc cung cấp giấy tờ này thuộc về trách nhiệm của người làm đơn ly hôn.
Trong trường hợp người làm đơn không cung cấp được những giấy tờ này thì cần làm đơn trình bày rõ lý do vì sao không cung cấp được. Nếu có giấy tờ có thông tin tương tự có thể thay thế được giấy tờ tùy thân thì cũng có thể nộp cho Tòa án.
Nếu bạn đọc đang gặp phải khó khăn liên quan đến việc xin cấp, trích sao lại giấy tờ để thực hiện thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể liên hệ tới:
Nội dung liên quan: Thiếu hồ sơ giấy tờ có ly hôn được không
Chứng cứ chứng minh địa chỉ cư trú của vợ chồng là tài liệu không thể thiếu dù là ly hôn thuận tình hay đơn phương ly hôn với người nước ngoài. Tài liệu này gồm: sổ hộ khẩu; sổ tạm trú; xác nhận cư trú của công an địa phương. Hiện nay tuy đã không còn sử dụng sổ hộ khẩu mà thông tin về nhân khẩu đã được cập nhật trên hệ thống thông tin điện tử của từng địa phương. Thông tin đã được tích hợp với Căn cước công dân mới nhưng việc giải quyết yêu cầu ly hôn của Tòa án thì vẫn cần tài liệu này.
Do pháp luật chưa ban hành các quy định để thay đổi nên việc sử dụng tài liệu bản giấy vẫn được thực hiện trên thực tế. Đây là tài liệu chứng minh địa chỉ cư trú của vợ và chồng. Đặc biệt là đối với những trường hợp đơn phương ly hôn thì tài liệu này càng quan trọng. Do pháp luật ly hôn ở Việt Nam quy định Tòa án có thẩm quyền giải quyết ly hôn là Tòa án nơi có địa chỉ cư trú của bị đơn nên nếu không chứng minh được bị đơn đang cư trú ở đâu thì cũng không thể yêu cầu Tòa án giải quyết.
Nếu vợ chồng có con chung thì cần cung cấp cho Tòa án giấy khai sinh con chung. Nhiều trường hợp do con chung khai sinh ở nước ngoài. Một bên vợ, chồng là người Việt Nam không thể cung cấp cho Toà án giấy khai sinh con chung do một bên cố tình giấu giấy tờ; bị mất hồ sơ; vì lý do nào đó mà không có điều kiện xin cấp lại bản sao giấy khai sinh con chung;… nên gặp khó khăn trong quá trình chuẩn bị hồ sơ.
Đối với những trường hợp như vậy một phần do không am hiểu các quy định của pháp luật để xin cấp lại. Một phần người khởi kiện không có điều kiện để đi lại làm thủ tục. Nên đã lựa chọn giải pháp tìm đến các văn phòng, công ty Luật để được hỗ trợ. Vừa đảm bảo hiệu quả công việc, vừa đảm bảo chi phí bỏ ra ở mức hợp lý.
Ngoài những tài liệu chứng cứ cần có như trên. Tùy vào từng trường hợp yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài mà hồ sơ có thể cần phải chuẩn bị thêm một số giây tờ như:
Để được Luật sư Hôn nhân và gia đình tư vấn thêm về Hồ sơ ly hôn với người Hàn Quốc bạn đọc có thể liên hệ ngay tới:
Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài. Việc ly hôn có thể sử dụng mẫu đơn chung hoặc mẫu đơn do Tòa án có thẩm quyền giải quyết phát hành.
Xem thêm: Mẫu đơn xin miễn giảm án phí tòa án mới nhất
Nhìn chung dù là đơn thuận tình ly hôn hay đơn phương ly hôn thì đều cần phải có đầy đủ nội dung để Tòa án xem xét và giải quyết. Khi bắt tay vào việc viết đơn ly hôn. Người làm đơn cần chú ý ghi đầy đủ nội dung liên quan đến những vấn đề sau:
Thông tin người yêu cầu, người khởi kiện ly hôn là những nội dung mà người làm đơn cần phải ghi đầy đủ. Tòa án sẽ dựa trên trong tin về nơi cư trú trong đơn ly hôn để tống đạt, gửi hồ sơ cho các bên trong quá trình giải quyết vụ việc. Thông tin trong đơn ly hôn cần đúng với thông tin của các giấy tờ trong hồ sơ ly hôn.
Phần này cần trình bày một cách rõ ràng, theo trình tự. Bạn đọc có thể trình bày theo hướng là câu trả lời cho những câu hỏi sau:
Nếu vợ chồng có con chung thì cần trình bày rõ những thông tin sau:
Vấn đề về nuôi con, cấp dưỡng nuôi con chung sẽ phải được giải quyết trong vụ án ly hôn. Ngay cả trong trường hợp các bên không yêu cầu Tòa án giải quyết. Trừ trường hợp con trên 18 tuổi và có thể tự lo cho bản thân.
Nếu vợ, chồng ly hôn có yêu cầu chia tài sản chung hay công nợ chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì cần phải trình bày rõ:
Kèm theo yêu cầu thì người làm đơn cần cung cấp tài liệu chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình.
Nếu bạn đọc chưa rõ về cách viết đơn ly hôn với người Hàn Quốc có thể liên hệ ngay đến:
Xem thêm: Nộp đơn ly hôn đơn phương bao lâu thì Tòa gọi?
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài. Người làm đơn cần gửi hồ sơ đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết. Việc nộp hồ sơ có thể thực hiện theo một trong các cách sau:
Thực tế khi nộp hồ sơ, để yên tâm hơn khi thực hiện thủ tục. Người làm đơn thường đến nộp hồ sơ trực tiếp tại Tòa án. Bạn đọc cần lưu ý khi nộp hồ sơ trực tiếp phải lấy văn bản giao nhận tài liệu của Tòa án để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án sau này. Nhất là trong trường hợp Tòa án có vi phạm về thời gian tố tụng giải quyết vụ án ly hôn. Đây là thực tế diễn ra khá phổ biến ở các Tòa án hiện nay.
Theo quy định của Điều 37, Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Ly hôn với người Hàn Quốc thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân tỉnh, Tòa án nhân dân thành phố (đối với những thành phố trực thuộc trung ương). Ví dụ:
Gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh. So với yêu cầu ly hôn thông thường được giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện. Ly hôn với người Hàn Quốc phải được giải quyết bởi Tòa án cao hơn một cấp. Sở dĩ có sự khác biệt đó là do vụ việc yêu cầu ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tính chất phức tạp hơn so với yêu cầu ly hôn thông thường.
Trong qúa trình giải quyết còn phải thực hiện các thủ tục tống đạt, làm việc với cơ quan ở nước ngoài; cơ quan ngoại giao; cơ quan quản lý việc xuất nhập cảnh (nếu có);… Vận dụng nhiều văn bản, quy định pháp luật mang tính chất quốc tế, đòi hỏi cán bộ Tòa án phải có chuyên môn nghiệp vụ cao. Do đó, quy định để Tòa án nhân dân cấp tỉnh giải quyết ly hôn với người nước ngoài là hoàn toàn hợp lý.
Xem thêm: Quy định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định của Điều 39, Điều 40 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc được chia làm hai trường hợp như sau:
Chị Nguyễn Thị A có địa chỉ cư trú tại phường Trung Liệt, quận Đống Đa, TP. Hà Nội. Anh Jeong – Jun – chang (quốc tịch Hàn Quốc) có đăng ký kết hôn tại UBND quận Đống Đa, TP. Hà Nội năm 2013. Sau một thời gian chung sống, chị A không thể có con do anh Chang được chuẩn đoán vô sinh. Chị A muốn ly hôn với anh Chang để kết hôn và sinh con với người khác. Anh Chang không đồng ý và bỏ về Hàn Quốc, cắt đứt mọi liên lạc với chị A.
Nay nhận thấy không thể thỏa thuận thuận tình ly hôn. Chị A muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương. Trường hợp của chị A là ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền giải quyết. Chị A có địa chỉ cư trú tại thành phố Hà Nội. Do đó sẽ phải thực hiện thủ tục ly hôn với anh Chang tại Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội.
Bạn đọc nếu còn chưa rõ về thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể liên hệ tới:
Sau khi đã xác định rõ thẩm quyền giải quyết ly hôn với người Hàn Quốc và chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Người có yêu cầu sẽ thực hiện thủ tục ly hôn tùy vào trường hợp cụ thể của mình. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự và các các quy định khác có liên quan. Thủ tục ly hôn với người nước ngoài được thự hiện cụ thể như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn thuận tình với người nước ngoài tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Nhận thông báo từ Tòa án. Tùy từng trường hợp mà người làm đơn có thể nhận được các thông báo khác nhau: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Thông báo nộp tạm ứng án phí để tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Thông báo chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Trường hợp hồ sơ ly hôn với thuận tình người Hàn Quốc hợp lệ. Người làm đơn nộp tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nhận thông báo thụ lý của Tòa án.
Bước 4: Tòa án mở phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn với người nước ngoài.
Bước 5: Sau 07 ngày tham gia vào phiên họp giải quyết yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại Tòa án. Nếu các bên vẫn giữ nguyên yêu cầu ly hôn thì Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Bước 1: Nộp hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Bước 2: Cũng tương tự như trường hợp thuận tình ly hôn. Tùy từng trường hợp mà người làm đơn có thể nhận được các thông báo khác nhau: Thông báo yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Thông báo nộp tạm ứng án phí để tiến hành thủ tục thụ lý vụ án; Thông báo chuyển đơn khởi kiện trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác; Thông báo trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 3: Trường hợp hồ sơ ly hôn với thuận tình người Hàn Quốc hợp lệ Nộp thì người làm đơn nộp tạm ứng án phí tại Chi cục thi hành án và nhận thông báo thụ lý của Tòa án.
Bước 4: Tòa án triệu tập các bên tham gia vào phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.
Bước 5: Tòa án mở phiên Tòa xét xử vụ án ly hôn đơn phương với người Hàn Quốc.
Thủ tục ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài bao giờ cũng nhanh hơn thủ tục đơn phương ly hôn với người nước ngoài. Do thuận tình ly hôn các bên đã thống nhất được tất cả các vấn đề với nhau: từ ly hôn; đến nuôi con; chia tài sản; công nợ chung;… Vì không có sự xung đột trong nguyện vọng ly hôn. Hồ sơ cũng được chuẩn bị nhanh và thuận tiện hơn.
Trong khi đó thủ tục ly hôn đơn phương cũng có muôn vàn khó khăn như: một bên không đồng ý ly hôn; các bên có tranh chấp về việc nuôi con; tranh chấp về tài sản chung vợ chồng; người nước ngoài không có nơi cư trú ổn định, cố tình che giấu nơi cư trú; hồ sơ ly hôn đơn phương với người nước ngoài bị thiếu; các bên không sắp xếp được thời gian tham gia vào quá trình giải quyết;… Có những vụ việc ly hôn đơn phương phức tạp bị kéo dài tới 1-2 năm.
Do đó, thủ tục ly hôn nhanh hay chậm phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: tính chất vụ việc ly hôn; hồ sơ ly hôn; sự hợp tác của các bên trong quá trình thực hiện thủ tục; yêu cầu của các bên; bị ảnh hường bởi yếu tố khách quan (thiên tai, dịch bệnh,…)
Bạn đọc nếu muốn giải quyết ly hôn với người nước ngoài nhanh nhất hãy liên hệ ngay tới:
Người có nhu cầu ly hôn với người Hàn Quốc thường thắc mắc: không biết liệu chi phí thực hiện thủ tục ly hôn với người nước ngoài hết bao nhiêu tiền? Gồm những loại chi phí nào? Không có quy định pháp luật cụ thể nào liên quan đến vấn đề này. Tuy nhiên, bạn đọc có thể dựa vào những yếu tố sau để tự dự liệu những chi phí có thể sẽ phải bỏ ra để thực hiện thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc.
Dù nhiều hay ít thì chi phí trong quá trình chuẩn bị hồ sơ thực hiện thủ tục ly hôn cũng là một khoản không thể thiếu. Trường hợp thuận tình ly hôn các bên sẽ không mất quá nhiều chi phí cho giai đoạn này. Do các bên đã thống nhất được quan điểm, cùng nhau chuẩn bị hồ sơ. Có mất thêm chi phí cũng chỉ là trong trường hợp hồ sơ vì lý do khách quan bị mất; thất lạc; bị rách; hỏng;…
Phần lớn chi phí này mất nhiều khi thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương với người Hàn Quốc. Vì một bên là người mang quốc tịch nước ngoài nên cần cung cấp thêm: hồ sơ của cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp; hồ sơ cần hợp pháp hóa lãnh sự; hồ sơ cần dịch thuật;… Do đó việc chuẩn bị những giấy tờ này mất rất nhiều thời gian, công sức và chi phí.
Người yêu cầu ly hôn thường không biết bắt đầu phải chuẩn bị hồ sơ từ đâu. Hoặc mất nhiều thời gian chuẩn bị mà hiệu quả không cao. Để hạn chế tình trạng đó hiện nay người có nhu cầu thực hiện thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc thường tìm đến công ty Luật để được cung cấp dịch vụ pháp lý thực hiện thủ tục ly hôn. Bạn đọc cũng có thể liên hệ tới:
Đây là khoản chi phí mà người có yêu cầu ly hôn phải nộp cho Chi cục thi hành án dân sự để được Tòa án giải quyết cho ly hôn. Chi phí này đã được pháp luật quy định theo khung cụ thể tại Nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH. Tùy từng trường hợp mà mức án phí, lệ phí, tạm ứng án phí phải nộp là khác nhau. Cụ thể:
Bạn đọc có thể tham khảo nội dung án phí ly hôn có giá ngạch theo nội dung bảng dưới đây:
Ngoài những chi phí sẽ phải bỏ ra như trên. Người yêu cầu ly hôn còn phải mất thêm một số chi phí liên quan. Những chi phí này có thể kể đến như:
Đa số các trường hợp ly hôn với người nước ngoài đương sự đều cần đến sự hỗ trợ của Luật sư. Chi phí thuê luật sư giải quyết thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc cao hay thấp còn tùy thuộc vào nhu cầu của người ly hôn. Tính chất vụ việc khác nhau, mức độ phức tạp công việc khác nhau, khối lượng công việc khác thì đương nhiên chi phí thuê luật sư cũng khác nhau.
Bên cạnh đó mỗi văn phòng, công ty luật lại có quy chế làm việc và biểu phí ly hôn riêng. Luật sư ly hôn thuộc Công ty Luật Hùng Bách đã có nhiều năm kinh nghiệm và tham gia giải quyết số lượng lớn án ly hôn có yếu tố nước ngoài. Do đó, Luật sư có thể dự liệu được chi phí trọn gói mà đương sự phải bỏ ra để hoàn tất thủ tục ly hôn, không phát sinh thêm chi phí.
Bạn đọc nếu có nhu cầu thuê luật sư giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài liên hệ tới:
Hiện nay do nhiều yếu tố khách quan như: dịch bệnh phức tạp; đi lại khó khăn; không có điều kiện kinh tế; vơ, chồng không hợp tác ly hôn;… nên một bên vợ, chồng không thể về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn. Nhiều người không biết liệu ly hôn với người Hàn Quốc vắng mặt một bên có thực hiện được không? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung tình huống dưới đây để nắm rõ hơn về thủ tục ly hôn này.
Chào luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Năm 2008 tôi có sang Hàn Quốc để du học. Tôi có gặp và tiến tới hôn nhân với một người Hàn Quốc. Chúng tôi đã đăng ký kết hôn tại Hàn Quốc. Tuy nhiên sau một thời gian chung sống với nhau. Do sự khác biệt nhau quá lớn về phong tục tập quán, tôn giáo. Một phần vì chưa sinh được con nên tôi cũng không được gia đình nhà chồng coi trọng. Hai vợ chồng chúng tôi dần phát sinh mâu thuẫn.
Đến cuối năm 2018 do mâu thuẫn vợ chồng ngày càng căng thẳng. Tôi đã về Việt Nam và hai vợ chồng sống ly thân từ đó đến nay. Nay tôi cảm thấy không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa và muốn ly hôn để giải thoát cho cả hai. Chồng tôi cũng đồng ý ly hôn nhưng vì công việc quá bận nên anh ấy không thể sắp xếp thời gian về Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn cùng tôi.
Vậy xin hỏi Luật sư tôi có thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn với chồng được không?
Nội dung liên quan: hướng dẫn ly hôn thuận tình với người Việt tại Hàn Quốc.
Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn về việc ly hôn khi một bên là người Hàn Quốc vắng mặt. Luật sư xin giải đáp như sau:
Theo như trình bày của bạn chồng bạn có đồng ý ly hôn nhưng không thể có mặt tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền của Việt Nam để thực hiện thủ tục ly hôn. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành, bạn vẫn có thể thực hiện thủ tục ly hôn với chồng Hàn Quốc. Tuy nhiên, trước đó bạn cần kiểm tra lại xem vợ chồng bạn đăng ký kết hôn tại cơ quan nào của Hàn Quốc để xem xét thực hiện thủ tục ghi chú kết hôn. Khi đó, Tòa án Việt Nam mới có thẩm quyền giải quyết yêu cầu ly hôn của bạn.
Bạn sẽ nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi bạn đang cư trú. Trong quá trình giải quyết Tòa án sẽ lấy ý kiến của chồng bạn. Việc lấy ý kiến này có thể do Tòa án thực hiện, tống đạt giấy tờ. Hoặc bạn có thể trao đổi với chồng bạn cho ý kiến và xin xác nhận tại cơ quan có thẩm quyền xác nhận rằng đó là ý kiến của chồng bạn để vụ việc được giải quyết nhanh hơn.
Nhìn chung với trường hợp một bên vắng mặt tại Việt Nam thì thủ tục ly hôn sẽ còn tùy thuộc vào cách giải quyết của Tòa án và hồ sơ ly hôn thực tế của bạn. Nếu cần hỗ trợ thêm về thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc bạn có thể liên hệ ngay tới:
Chào luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ người Hàn Quốc kết hôn năm 2019. Tuy mới kết hôn được một thời gian ngắn nhưng giữa hai vợ chồng phát sinh rất nhiều mâu thuẫn. Đỉnh điểm đến đầu năm 2022. Vợ tôi đã bỏ về Hàn Quốc từ đó đến nay và không ai còn quan tâm đến ai.
Nay tôi muốn ly hôn với vợ người Hàn Quốc nhưng vợ tôi không đồng ý. Không chịu cung cấp giấy tờ để tôi thực hiện thủ tục và nói rằng sẽ không bao giờ quay lại Việt Nam nữa. Ngoài đăng ký kết hôn ra thì tôi không có thêm bất cứ giấy tờ nào khác. Vậy xin hỏi Luật sư vợ tôi không ở Việt Nam thì tôi có thể thực hiện thủ tục ly hôn với vợ người Hàn Quốc được không?
Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn về ly hôn đơn phương với vợ người Hàn Quốc. Luật sư xin giải đáp như sau:
Đầu tiên, nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài. Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ. Vì bạn chỉ có đăng ký kết hôn nên thành phần hồ sơ còn thiếu giấy tờ nhân thân của vợ bạn. Bạn có thể liên hệ và làm đơn yêu cầu tới cơ quan thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ngày trước để xin trích sao lại hồ sơ đăng ký kết hôn. Vì thời điểm kết hôn cũng chưa lâu nên giấy tờ nhân thân trong hồ sơ có thể vẫn còn giá trị sử dụng.
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ. Bạn nộp đơn đến Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi cư trú của bạn. Trong đơn ly hôn cần nêu rõ địa chỉ cư trú của vợ bạn ở Hàn Quốc. Tòa án sẽ thực hiện thủ tục tống đạt thông báo sang Hàn Quốc. Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự hiện hành. Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài có thể kéo dài từ 1-2 năm.
Nhìn chung đây là thủ tục khá phức tạp do vừa thiếu hồ sơ, vừa không có sự hợp tác từ bị đơn. Quá trình thực hiện thủ tục sẽ rất khó khăn, kéo dài. Do đó, bạn nên tìm đến Công ty Luật để được tư vấn một cách chi tiết hơn về quá trình thực hiện thủ tục này.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài vắng mặt một bên
Hiện nay, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư ly hôn giải quyết thủ tục ly hôn nhanh trọn gói với các dịch vụ, gói hỗ trợ thủ tục như sau:
Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Công ty Luật Hùng Bách tự tin cung cấp tới khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc với thời gian nhanh nhất và chi phí hợp lý nhất. Để nhận được sự hỗ trợ của Luật sư ly hôn, bạn đọc có thể liên hệ qua các phương thức sau:
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
Trên đây là bài viết của công ty Luật Hùng Bách về vấn đề Thủ tục ly hôn với người Hàn Quốc mới nhất hiện nay. Nếu bạn có kỳ vướng mắc nào liên quan đến chủ đề trên có thể liên hệ với chúng tôi theo các phương thức trên để được giải đáp.
Trân trọng!
BP
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…