Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay


Cấp dưỡng nuôi con sau ly hôn là nghĩa vụ và quyền của người không trực tiếp nuôi con. Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con là một trong những vấn đề không thể thiếu và được nhiều người quan tâm. Trong bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ cung cấp toàn bộ thông tin liên quan đến Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay. Trong trường hợp cần tư vấn khẩn cấp, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua số hotline: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ nhanh chóng nhất!

Cấp dưỡng nuôi con là gì.

Cấp dưỡng nuôi con là một nghĩa vụ pháp lý mà cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm thực hiện khi không trực tiếp nuôi con.

Căn cứ tại khoản 24 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì cấp dưỡng được hiểu như sau:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của Luật này.”

Như vậy, cấp dưỡng nuôi con là việc bố hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác cho người đang trực tiếp nuôi con để cùng thực hiện trách nhiệm nuôi dưỡng con chung trong điều kiện cha mẹ không còn là vợ/chồng về mặt pháp lý.

Luật sư giành quyền nuôi con – 0983.499.828 (có zalo).

Ai có nghĩa vụ phải cấp dưỡng nuôi con?

Điều 107 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

  • Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.

Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.

  • Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này.

Như vậy, cha và mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng đối với cho con chưa thành niên, con đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình bằng việc đóng góp tiền hoặc tài sản khác, để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con khi con không sống chung với cha hoặc mẹ.

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay
Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay

Quy định về tiền cấp dưỡng nuôi con.

Tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, theo quy định trên, pháp luật không có quy định cụ thể về tiền cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn là bao nhiêu? Do đó việc quyết định tiền cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu sẽ do hai bên tự thỏa thuận, dựa vào điều kiện, thu nhập của người cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tham khảo nội dung: Mức cấp dưỡng nuôi con tối thiểu hiện nay là bao nhiêu?

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con hiện nay.

Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ đang muốn thực hiện thủ tục ly hôn. Chúng tôi đã thỏa thuận được về việc nuôi con, tuy nhiên còn việc cấp dưỡng nuôi con thì lại chưa thống nhất được. Theo đó, vợ tôi sẽ trực tiếp nuôi con. Tôi thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con với mức 6 triệu/tháng. Tuy nhiên tôi thấy mức cấp dưỡng đó là quá cao so với khả năng của tôi.

Vợ tôi nói nếu tôi không cấp dưỡng được như thế thì sẽ không cho tôi gặp con. Tôi không am hiểu pháp luật nên không rõ hiện nay tiền cấp dưỡng nuôi con được tính như thế nào. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin cảm ơn!

Căn cứ để tính tiền cấp dưỡng nuôi con.                     

Để xác định được tiền cấp dưỡng mà người cấp dưỡng phải thực hiện. Tòa án sẽ căn cứ vào:

  • Khả năng, thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng: Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập thường xuyên, cố định, nguồn thu nhập từ tài sản của cá nhân đó sau khi đã trừ đi chi phí thông thường cần thiết cho cuộc sống của họ.
  • Chi phí tối thiểu cho việc nuôi dưỡng và học hành của các con: Chi phí này có thể sẽ căn cứ trên mức sống trung bình của một cá nhân ở độ tuổi tương tự tại địa phương nơi con chung sinh sống. Các chi phí này bao gồm: chi phí về ăn ở; mặc; đi lại; học hành; khám chữa bệnh và các chi phí cần thiết khác nhằm bảo đảm cuộc sống của con;…

Lưu ý.

  • Tiền cấp dưỡng không được cao hơn mức thu nhập của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.
  • Trong trường hợp tiền cấp dưỡng nuôi con được Tòa án phán quyết vượt quá khả năng của người cấp dưỡng thì người cấp dưỡng có thể làm đơn đề nghị Tòa án xem xét lại mức cấp dưỡng.

Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con – 0983.499.828 (có zalo).

Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con.

Hiện nay, chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con. Tuy nhiên, căn cứ Điều 6 Dự thảo Nghị quyết hướng dẫn vấn đề về giải quyết tranh chấp hôn nhân và gia đình quy định thì tiền cấp dưỡng nuôi con sẽ được xác định như sau:

  • Tiền cấp dưỡng nuôi con bao gồm những chi phí cho việc nuôi dưỡng và học hành của con và do các bên thoả thuận.
  • Trong trường hợp các bên không thoả thuận được thì Tòa án quyết định mức cấp dưỡng ít nhất bằng 2/3 mức lương cơ sở và không được thấp hơn 30% mức thu nhập bình quân của người có nghĩa vụ cấp dưỡng trong 06 tháng liền kề.

Tuy nhiên, nội dung trên mới chỉ là dự thảo và thực tế Tòa án cũng chưa thể căn cứ vào những số liệu trên để tính tiền cấp dưỡng nuôi con trong trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được với nhau.

Không có thu nhập, có phải cấp dưỡng nuôi con không?

Tình huống tư vấn tiền cấp dưỡng nuôi con.

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi và vợ cũ người Mỹ kết hôn năm 2015. Hai chúng tôi đã làm thủ tục ly hôn năm 2022. Trong quyết định của Tòa án, vợ tôi là người nuôi con và tôi phải có nghĩa vụ cấp đưỡng hàng tháng cho con là 20 triệu đồng. Nhưng mấy tháng nay, do công ty cắt giảm nhân sự, tôi nằm trong diện bị cắt giảm nên đã mất việc làm, tôi cũng không còn khả năng thực hiện tiếp nghĩa vụ chu cấp cho con nữa.

Tôi có gọi điện báo với vợ thì cô ấy nói rằng tôi vẫn buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Vậy luật sư cho tôi hỏi, trong trường hợp tôi không có thu nhập như vậy thì có được miễn việc chu cấp cho con không?

Luật sư tư vấn nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.

Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Theo quy định trên, bạn và vợ cũ của bạn có thể thỏa thuận lại về việc tạm ngừng cấp dưỡng. Trường hợp nếu hai bên không thể thỏa thuận được, thì bạn có thể làm đơn xin tạm ngừng cấp dưỡng gửi đến Tòa án. Tòa án sẽ xem xét hoàn cảnh thực tế của bạn để quyết định tạm ngừng việc cấp dưỡng nuôi con cho bạn. Khi bạn có điều kiện kinh tế trở lại, bạn có thể lại yêu cầu tiếp tục thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với con hoặc thực hiện thỏa thuận khác với vợ bạn.

Thủ tục yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Chào Luật sư! tôi hiện đang có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và chồng kết hôn từ năm 2005, chúng tôi đã ly hôn cách đây 3 năm. Theo bản án ly hôn, tôi được quyền trực tiếp nuôi con. Chồng cũ của tôi có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con với mức 5 triệu/tháng. Tuy nhiên sau khi ly hôn anh ta chỉ thực hiện cấp dưỡng được gần 1 năm. Thời gian còn lại anh ta không cấp dưỡng nuôi con 1 đồng nào.

Tôi đã liên lạc để yêu cầu chồng cũ thực hiện cấp dưỡng đúng theo bản án. Nhưng anh ta nói rằng hiện giờ đang khó khăn, không có tiền, bảo tôi tự lo cho con. Nhưng tôi biết không phải như vậy. Anh ta kinh doanh nhà hàng, vừa mở thêm 2 chi nhánh nữa, công việc làm ăn rất thuận lợi nên không thể không có tiền.

Tôi biết anh ta đang muốn trốn tránh thực hiện trách nhiệm nuôi con. Do đó tôi muốn làm đơn khởi kiện yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Vậy xin hỏi Luật sư thủ tục yêu cầu chống thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giải đáp cho tôi.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm:

  • Đơn yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng;
  • Bản sao công chứng hoặc chứng thực căn cước công dân của hai vợ chồng.
  • Giấy xác nhận cư trú (thay cho Sổ hộ khẩu giấy).
  • Bản án, quyết định ly hôn có hiệu lực.
  • Chứng cứ chứng minh thu nhập của vợ, chồng.
  • Bản sao có chứng thực giấy khai sinh của con. 

Liên hệ Luật sư ly hôn0983.499.828 (có zalo).

Bước 2: Nộp hồ sơ khởi kiện.

Người có yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ kèm theo những tài liệu, giấy tờ như trên cho tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết vụ việc.

Căn cứ Điều 25 và điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự. Tòa án có thẩm quyền giải quyết đơn khởi kiện đòi tiền cấp dưỡng là Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thường trú hoặc tạm trú. Trong trường hợp người không trực tiếp nuôi dưỡng ở nước ngoài thì nộp đơn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Bạn có thể lựa chọn một trong ba cách gửi đơn như: nộp đơn trực tiếp tại Tòa án; gửi đơn qua đường bưu điện; nộp đơn qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Bước 3: Tòa án nhận và thụ lý đơn khởi kiện.

Sau khi nhận được đơn yêu cầu, sau 5 ngày làm việc Tòa án sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không? Nếu hồ sơ hợp lệ và thuộc thẩm quyền giải quyết thì Tòa án sẽ gửi thông báo cho cho người nộp đơn đóng tiền tạm ứng án phí. Người khởi kiện nộp tiền tạm ứng án phí tại Chi cục Thi hành án dân sự.

Sau đó, người khởi kiện nộp biên lai đóng tiền tạm ứng án phí cho Tòa án để Tòa án thụ lý vụ án.

Bước 4: Tòa án thực hiện xác minh hồ sơ, chứng cứ, tiến hành hòa giải.

Sau khi tiến hành xong phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải, Thư ký Tòa án được phân công phải lập biên bản làm việc. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.

Bước 4: Chuẩn bị xét xử và mở phiên tòa.

Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài.

Đối với vụ án có tính chất phức tạp, hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng.

Trong thời hạn chuẩn bị xét xử. Tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:

  • Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
  • Tạm định chỉ giải quyết vụ án dân sự.
  • Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
  • Đưa vụ án ra xét xử

Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử. Tòa án phải mở phiên tòa, trừ trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.

Bước 5: Xét xử sơ thẩm và ra Bản án sơ thẩm vụ án yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Trình tự, thủ tục phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án đòi tiền cấp dưỡng nuôi con được thực hiện theo đúng quy định của Bộ luật tố tụng dân sự bao gồm: giai đoạn bắt đầu phiên tòa; tranh tụng tại phiên tòa; nghị án và tuyên án.

Sau quá trình xét xử tại phiên tòa sơ thẩm theo đúng trình tự, thủ tục luật định. Hội đồng xét xử ra Bản án sơ thẩm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên tòa, các đương sự được Tòa án cấp trích lục bản án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày tuyên án, Tòa án phải giao hoặc gửi bản án cho các đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp và các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định pháp luật.

Bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật ngay. Nếu sau 15 ngày mà đương sự không kháng cáo, hoặc Viện kiểm sát không kháng nghị thì bản án sẽ có hiệu lực pháp luật.

Luật sư tranh chấp quyền nuôi con – 0983.499.828 (có zalo).

Dịch vụ luật sư.

Với đội ngũ Luật sư ly hôn, chuyên viên pháp lý có nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết về hôn nhân gia đình. Công ty Luật Hùng Bách chúng tôi tự tin cung cấp tới khách hàng những gói dịch vụ pháp lý:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật về yêu cầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
  • Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, giấy tờ cần thiết để yêu cầu các bên thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn.
  • Nhận ủy quyền, thay mặt khách hàng thu thập các hồ sơ tài liệu cần thiết.
  • Cử Luật sư tham gia tố tụng trực tiếp tại Tòa án.

Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về Cách tính tiền cấp dưỡng nuôi con theo luật hiện nay. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực: Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự; … Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Đà Nẵng; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *