Tranh chấp đất đai ngày càng diễn ra phổ biến và phức tạp trên thực tế. Dữ liệu đất đai từ các cơ quan quản lý quốc gia được dùng làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp này. Trong đó, tai liệu không thể thiếu là bản đồ địa chính. Vậy bản đồ địa chính là gì? Bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại: 097.111.5989 (Zalo) để được tư vấn trực tiếp.
Định nghĩa.
Bản đồ địa chính là tài liệu chuyên ngành liên quan đến đất đai, thể hiện những thông tin như: vị trí ranh giới chính xác của thửa đất; diện tích thửa đất; và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất.
Ngoài ra, bản đồ này còn thể hiện các yếu tố khác như: Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp; Mốc giới quy hoạch, hành lang an toàn giao thông, thủy lợi, điện và các công trình khác có hành lang an toàn; Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;…
Bản đồ này được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước.
Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định như sau:
“Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”
Bản đồ này được lập ở các tỷ lệ như sau:
- Tỷ lệ 1/200: thường sử dụng ở vùng đô thị phát triển.
- Tỷ lệ 1/500: thường sử dụng ở vùng đô thị đang phát triển trở lên.
- Tỷ lệ 1/1000 thường dùng ở vùng ven, ngoại ô, nông thôn có mật độ dân cư vừa phải
- Tỷ lệ nhỏ hơn 1/1000 (1/2000; 1/5000) thường sử dụng ở vùng thưa nhà mà nhiều đất nông nghiệp, lâm nghiệp…
Bản đồ địa chính dùng để làm gì?
Đây được coi là tài liệu đất đai quan trọng, bản đồ địa chính được sử dụng vào những mục đích như:
- Thống kê, kiểm kê diện tích đất đai của từng vùng và cả nước.
- Xác lập quyền sở hữu, quyền sử dụng đất đối với từng mảnh đất cụ thể của nhà nước và mọi công dân.
- Là công cụ hỗ trợ nhà nước thực hiện các công việc, nhiệm vụ liên quan đến đất đai: thu thuế; giải quyết tranh chấp; quy hoạch đất đai; đền bù; v.v.
- Cung cấp thông tin đất đai và cơ sở pháp lý cho các hoạt động dân sự như: thừa kế; chuyển nhượng; tặng cho đất đai; thế chấp; kinh doanh bất động sản;…
Nội dung của bản đồ địa chính.
Theo Thông tư 25/2014/TT-BTNMT, các yếu tố nội dung chính thể hiện trên bản đồ địa chính gồm:
- Khung bản đồ;
- Điểm khống chế tọa độ, độ cao Quốc gia các hạng, điểm địa chính, điểm khống chế ảnh ngoại nghiệp, điểm khống chế đo vẽ có chôn mốc ổn định;
- Mốc địa giới hành chính, đường địa giới hành chính các cấp;
- Mốc giới quy hoạch; chi giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông, thủy lợi, đê điều, hệ thống dẫn điện và các công trình công cộng khác có hành lang bảo vệ an toàn;
- Ranh giới thửa đất, loại đất, số thứ tự thửa đất, diện tích thửa đất;
- Nhà ở và công trình xây dựng khác: chi thể hiện trên bản đồ các công trình xây dựng chính phù hợp với mục đích sử dụng của thửa đất, trừ các công trình xây dựng tạm thời. Các công trình ngầm khi có yêu cầu thể hiện trên bản đồ địa chính phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình;
- Các đối tượng chiếm đất không tạo thành thửa đất như đường giao thông, công trình thủy lợi, đê điều, sông, suối, kênh, rạch và các yếu tố chiếm đất khác theo tuyến;
- Địa vật, công trình có giá trị về lịch sử, văn hóa, xã hội và ý nghĩa định hướng cao;
- Dáng đất hoặc điểm ghi chú độ cao (khi có yêu cầu thể hiện phải được nêu cụ thể trong thiết kế kỹ thuật – dự toán công trình);
- Ghi chú thuyết minh.
Phân biệt bản đồ địa chính với hồ sơ địa giới hành chính.
Tiêu chí | Bản đồ địa chính | Hồ sơ địa giới hành chính |
Khái niệm | Bản đồ địa chính là bản đồ thể hiện các thửa đất và các yếu tố địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận. | Hồ sơ địa giới hành chính bao gồm tài liệu dạng giấy, dạng số thể hiện thông tin về việc thành lập, điều chỉnh, quản lý hiện trạng địa giới hành chính và các mốc địa giới, đường địa giới của đơn vị hành chính đó. |
Nội dung thể hiện | Bản đồ địa chính thể hiện những nội dung như:
| Hồ sơ địa giới hành chính có những nội dung như:
|
Thẩm quyền ban hành |
|
|
Có được xin trích lục bản đồ địa chính không?
Hiện nay, trong Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho phép người dân xin trích lục bản đồ trong các trường hợp sau đây:
Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Khi người dân có nhu cầu đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ này nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Ngoài ra, khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Cấp lại Giấy chứng nhận.
Khi người dân muốn cấp lại Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ này và chưa trích đo địa chính thửa đất.
Ngoài ra, khi làm hồ sơ để cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì trong hồ sơ phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.
Khi có tranh chấp đất đai.
Khi có tranh chấp đất đai, để có căn cứ giải quyết yêu cầu của người dân. UBND các cấp hoặc Tòa án, người dân có thể xin trích lục bản đồ địa chính để làm căn cứ xem xét nguồn gốc đất, hiện trạng sử dụng cũng như biến động trên đất đang tranh chấp.
Như vậy, người dân hoàn toàn có thể xin được trích lục bản đồ địa chính. Tuy nhiên, hiện nay ở các địa phương việc cung cấp thủ tục này còn rườm rà, người dân đôi khi còn bị làm khó, nếu đang cần xin trích lục bản đồ này mà chưa biết cách thực hiện ra sao, bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư đất đai để được hướng dẫn cụ thể.
Dịch vụ Luật sư đất đai.
Nếu bạn đọc đang gặp rắc rối liên quan đến đất đai có thể liên hệ tới Luật sư đất đai. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý như:
- Tư vấn soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai;
- Tư vấn cách thu thập, xin trích lục hồ sơ, bàn đồ địa chính;
- Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
- Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ khách hàng cung cấp;
- Đưa ra phương án giải quyết tranh chấp đất đai để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
- Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
- Tham gia vào quá trình thương lượng, đàm phán, hòa giải với bên tranh chấp;
- Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá tố tụng tại Tòa án.
Liên hệ Luật sư đất đai Luật Hùng Bách.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự;… Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com.
- Điện thoại: 0971.115.989 (Zalo).
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach.
- Website: https://luathungbach.vn/.
Trân trọng!