Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?


Trong vụ án ly hôn, để chiếm ưu thế trong việc giành quyền nuôi con thì các bên tranh chấp phải chứng minh được các điều kiện về kinh tế, chỗ ở, tinh thần,… để đảm bảo cho con có một môi trường phát triển toàn diện. Một trong những điều kiện cần chứng minh là khả năng thu nhập kinh tế ổn định, đáp ứng đủ điều kiện để nuôi con. Vậy thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con? Điều kiện giành quyền nuôi con gồm những gì? Để giải đáp vấn đề này Công ty Luật Hùng Bách xin được phân tích qua bài viết dưới đây. Nếu có thắc mắc cần hỗ trợ và giải đáp hãy liên hệ với chúng tôi theo số 0983.499.828 (có zalo).

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn.

Chào Luật sư ly hôn Công ty luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được luật sư tư vấn. Tôi và chồng kết hôn năm 2014, chúng tôi có với nhau 01 con chung. Cháu năm nay đã 06 tuổi. Gần đây tôi phát hiện chồng mình có quan hệ ngoài luồng với người phụ nữ khác. Vì nghĩ cho con tôi đã cố gắng gạt đi sai lầm của chồng, vun vén cho gia đình.

Tuy nhiên chồng tôi không những không thay đổi mà còn thường xuyên bạo hành tôi. Gần đây anh ta lại quay sang chơi cờ bạc, cá độ. Tài sản trong nhà cũng bị anh ta đem bán ra ngoài lấy tiền cá độ. Nay tôi nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn, mục đích hôn nhân không đạt được. Do đó, tôi đã đề nghị ly hôn với chồng.

Chồng tôi nhất quyết không đồng ý và có nói sẽ nuôi con nếu ly hôn. Nhưng với nhân phẩm và cách sống của chồng tôi thì không thể nuôi con được. Vậy nên tôi sẽ giành quyền nuôi con khi ly hôn. Tuy nhiên tôi không nắm rõ quy định của pháp luật về quyền nuôi con khi ly hôn. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi, xin cảm ơn Luật sư!

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha, mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình”.

Ở đây có thể hiểu quyền và nghĩa vụ đối với con luôn được đặt ra với người làm cha, mẹ mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt, không phụ thuộc vào việc chung sống của cha mẹ.

Như vậy, khi vợ, chồng không chung sống với nhau nữa thì họ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục đối với con chung. Thông thường, nghĩa vụ trên chấm dứt cho đến khi con chung đủ 18 tuổi, tuy nhiên nếu con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình thì nghĩa vụ của cha mẹ có thể kéo dài hơn.

thu nhập bao nhiêu được quyền nuôi con
Luật sư bảo vệ quyền nuôi con khi ly hôn: 0983.499.828 (có zalo)

Về việc giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng.

Khoản 2, khoản 3 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi, căn cứ về quyền lợi và mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên, cha, mẹ có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.

Trong trường hợp cha mẹ không thỏa thuận, thống nhất được với nhau ai sẽ là người nuôi con thì Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định việc giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn dựa trên các yếu tố về vật chất, tinh thần,… nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con để chia sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình:

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không chung sống với con. Theo đó, khi ly hôn người nào không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động và có tài sản để tự nuôi mình.

Mức cấp dưỡng sẽ do hai vợ chồng tự thỏa thuận, dựa trên mức thu nhập thực tế, khả năng tài chính. Đặc biệt, khi có lý do chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng là do hai bên tự thỏa thuận, chỉ khi không thỏa thuận được thì Tòa án mới quyết định về mức cấp dưỡng đối với các bên. Đối với phương thức cấp dưỡng có thể là cấp dưỡng hàng tháng, hàng quý, nửa năm hoặc một lần.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng là bao nhiêu? mà sẽ tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận. Nếu các bên không tự thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa sẽ dựa trên thu nhập thực tế và nhu cầu của con mà đưa ra mức cấp dưỡng hợp lý.

Về thay đổi quyền nuôi con.

Quyền trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định mà có thể thay đổi trong một số trường hợp đặc biệt. Các trường hợp này được quy định tại Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

  • Khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con;
  • Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi phải hỏi ý kiến của con;
  • Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con.
  • Nếu cả cha và mẹ không đủ điều kiện để đáp ứng cho sự phát triển của con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ chăm sóc và nuôi dưỡng.

Như vậy, khi có ít nhất một trong các điều kiện trên các bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, giành quyền nuôi con. Các bạn cần hỗ trợ, tư vấn giành quyền nuôi con sau khi ly hôn có thể liên hệ Luật sư qua số 0983.499.828 (có zalo).

Điều kiện giành được quyền nuôi con khi ly hôn.

Xem thêm: Giành quyền nuôi con khi ly hôn – Luật sư giải quyết tranh chấp quyền nuôi con.

Chào Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ hiện đang có đơn ly hôn tại Tòa án. Theo đó, vợ tôi muốn giành quyền nuôi cả 02 con chung. Tuy nhiên, con là của chung. Bản thân tôi cũng có điều kiện về kinh tế, chỗ ở,… để nuôi con. Vợ tôi lấy lý do là vì 02 con đều là con gái nên ở với mẹ sẽ hợp lý hơn.

Do không am hiểu pháp luật nên tôi muốn luật sư tư vấn giúp tôi. Theo quy định của pháp luật hiện nay, điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn là thế nào? Xin cảm ơn Luật sư!

Điều kiện giành quyền nuôi con về kinh tế.

Đây là yếu tố quan trọng mà Tòa án sẽ xét đến khi giành quyền nuôi con. Việc bố hoặc mẹ không có thu nhập ổn định thì khó có thể đáp ứng nhu cầu phát triển tối thiểu của con. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải có điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con.

Để con phát triển ổn định cần có những nhu cầu tối thiểu như:

  • Chế độ ăn uống đầy đủ và đảm bảo chất dinh dưỡng;
  • Được đi học;
  • Có nơi ở ổn định;

Cha, mẹ phải chứng minh được thu nhập thông qua bảng lương, sổ đóng bảo hiểm xã hội, doanh thu bán hàng, sao kê tài khoản ngân hàng…Việc chứng minh được thu nhập sẽ là yếu tố có lợi cho việc giành quyền nuôi con.

Điều kiện giành quyền nuôi con về thời gian.

Để cho con có sự phát triển toàn diện thì người trực tiếp nuôi con phải có thời gian dành cho con. Nếu như có điều kiện về kinh tế mà không có thời gian quan tâm, chăm sóc con thì Tòa án cũng khó có thể giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Do đó, đây sẽ là điểm bất lợi so với đối phương. Cho dù là bạn có nền tảng kinh tế tốt hơn.

Nếu đối phương chứng minh được bạn không có thời gian quan tâm, chăm sóc con hoặc trực tiếp nuôi dưỡng con thì đây sẽ là yếu tố gây bất lợi. Yếu tố thời gian được chứng minh qua thời gian làm việc, lịch làm việc, xác nhận của người sử dụng lao động.

Chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, có hành vi bạo lực.

Việc chứng mình có thể thực hiện qua những hành vi bạo lực đối với con cả về thể xác và tinh thần, không quan tâm lo lắng, chăm sóc cho con, không làm tốt vai trò trách nhiệm đối với con. Để phát triển bình thường và toàn diện trẻ nhỏ cần được quan tâm và chăm sóc, không chỉ về thể chất mà còn về tinh thần, nhân cách. Nếu như không quan tâm, chăm sóc, gần gũi con thì khó có thể nuôi dưỡng con cho tốt được.

Đưa ra các bằng chứng để chứng minh đối phương có lỗi trong việc ly hôn.

Khi ra Tòa, nếu như chứng minh được đối phương là người có lỗi khiến cho cuộc sống hôn nhân trở nên nặng nề, trầm trọng và không thể kéo dài thì bạn sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

Việc chứng minh đối phương có những hành vi vi phạm về đạo đức dẫn tới cuộc sống vợ chồng không thể kéo dài: bạo lực; ngoại tình; không thực hiện tốt vai trò nghĩa vụ;…Trên thực tế việc chứng minh được đối phương có lỗi khi ly hôn giúp giành lợi thế đáng kể trong việc giành quyền nuôi con. Bạn có thể cung cấp các tài liệu, chứng cứ như: video; hình ảnh về việc ngoại tình của đối phương; giấy tờ hình ảnh chứng minh được thương tích do hành vi bạo hành gây ra;…

Luật Hùng Bách xin nêu ra một ví dụ để bạn đọc hiểu rõ hơn:

Tôi có một cô bạn thân đã lập gia đình và có 02 đứa con. Một bé 06 tuổi và một bé 03 tuổi. Khi sinh bé thứ 2, chồng cô ấy ngoại tình. Vì thương con nên cô ấy không muốn ly dị. Dù đã được gia đình khuyên bảo nhưng anh ta vẫn qua lại với cô bồ và công khai mối quan hệ đó. Bạn tôi đã bị stress, trong thời gian này anh ta còn thường xuyên đánh vợ. Bây giờ bạn tôi muốn ly hôn nhưng sợ không giành quyền được nuôi cả 02 bé vì thu nhập của cô ấy không ổn định.

Xin hỏi, có cách nào cô ấy giành được quyền nuôi 02 bé khi ly hôn không?

Luật Hùng Bách xin tư vấn đối với trường hợp trên:

Thứ nhất, về việc ly hôn.

Theo như các thông tin mà bạn cung cấp thì người chồng có hành vi bạo lực với bạn của bạn. Đồng thời vi phạm nghiêm trọng, quyền, nghĩa vụ vợ chồng (đặc biệt là nghĩa vụ yêu thương, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc giúp đỡ nhau, cùng chia sẻ thực hiện các công việc gia đình theo quy định tại Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình) làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Do vậy, bạn của bạn có thể nộp đơn thực hiện thủ tục yêu cầu ly hôn giành quyền nuôi con. Ngoài ra các bạn cũng lưu ý, đối với những hành vi bạo lực, ngoại tình của chồng cô ấy thì tùy thuộc theo tính chất, mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ hai, về trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn.

Đối với trường hợp bạn của bạn, do hai con đều đã trên 36 tháng tuổi và chưa đủ 07 tuổi nên Tòa án sẽ lấy không ý kiến của con. Đồng thời, căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con để quyết định người trực tiếp nuôi con, đặc biệt là các điều kiện cho sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Do vậy, để giành quyền nuôi con, bạn của bạn cần chứng minh các vấn đề sau:

  •  Cô ấy có đầy đủ các điều kiện về vật chất, ăn ở sinh hoạt, điều kiện học tập… các yếu tố này sẽ xét trên điều kiện về chỗ ở, tài sản, thu nhập của mẹ. Như vậy, cô ấy phải chứng minh được có điều kiện về tài chính, mức thu nhập và nơi cư trú của cô ấy phải đủ đảm bảo điều kiện để nuôi dưỡng, học tập, vui chơi cho cả hai bé.
  • Căn cứ vào điều kiện tinh thần gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con; tình cảm giành cho con từ trước tới nay; điều kiện cho con vui chơi giải trí; nhân cách đạo đức của cha mẹ.

Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con khi ly hôn?

Xem thêm: Hướng dẫn cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn

Chào Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và chồng hiện đang thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con. Tôi trước nay chỉ chủ yếu ở nhà nội trợ, lại vừa sinh em bé nên không có thu nhập ổn định. Khi hôn nhân bắt đầu rạn nứt tôi mới đi làm lại, thu nhập cũng không quá cao.

Chồng tôi trước nay làm lao động chính, thu nhập khoảng 50 triệu/01 tháng. Chồng tôi nói rằng tôi thu nhập thấp thì sẽ không giành được quyền nuôi con. Vậy xin hỏi Luật sư, thu nhập bao nhiêu thì giành được quyền nuôi con khi ly hôn?

Luật sư tư vấn thu nhập giành quyền nuôi con.

Hiện nay, không có một quy định nào ghi nhận thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con khi ly hôn. Tòa án chỉ quyết định giao con cho một bên dựa vào hồ sơ yếu tố như:

  • Điều kiện kinh tế;
  • Điều kiện nơi ở;
  • Điều kiện tinh thần;
  • Điều kiện đạo đức;

Tòa án sẽ xem xét toàn bộ các yếu tố trên và giao quyền nuôi con cho bên nào có điều kiệu tốt hơn. Bên cạnh đó, Tòa cũng phải xét đến nhu cầu của con để xác định mức thu nhập mà một người muốn nuôi con cần đạt được.

Ví dụ về việc thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con:

Bên vợ có thu nhập 15 triệu/ 1 tháng, bên chồng có thu nhập 70 triệu/1 tháng. Hai người có một con chung 10 tuổi, hiện đang học trường cấp 1 tư thục tại Hà Nội. Chi phí hàng tháng phải chi trả cho việc học, bồi dưỡng năng khiếu của con là 15 triệu/1 tháng. Như vậy, nếu xét mức giữa nhu cầu của con và thu nhập của bố mẹ thì người bố đang có lợi thế hơn trong việc giành quyền nuôi con.

Không có thu nhập ổn định có giành được quyền nuôi con?

Tình huống giành quyền nuôi con.

Vợ chồng em có 02 con. Cháu đầu của em năm nay 06 tuổi, cháu thứ hai gần 03 tuổi, hiện tại em và chồng đang có nguy cơ chia tay. Chồng em đi làm công ty cho doanh nghiệp nước ngoài, thu nhập ổn định, nhưng lại không có thời gian để chăm con. Em thì ở nhà chăm sóc con cái và chăm lo công việc gia đình nên hiện tại em không có tiền. Cho em hỏi nếu ra Tòa em có được giành quyền nuôi hai cháu không? thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?

Luật Hùng Bách tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Cách giành quyền nuôi con chưa đủ 7 tuổi.

Đối với trường hợp của bạn cháu thứ nhất đã được 06 tuổi. Vợ chồng bạn có thể thỏa thuận người trực tiếp nuôi dưỡng con, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ quyết định về người trực tiếp nuôi con dựa trên quyền lợi về mọi mặt của con.

Nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được với Tòa án về điều kiện kinh tế tốt hơn chồng (chẳng hạn như bạn có công việc ổn định, thu nhập của bạn đủ để chăm sóc, nuôi dưỡng tốt cho con, đảm bảo cho con được ăn, mặc ở, học hành, khám chữa bệnh). Hơn nữa bạn cần có trình độ học vấn, môi trường giáo dục tốt, tình yêu thương mà bạn giành cho con. Bên cạnh đó bạn phải đưa ra được những bất lợi của chồng bạn như thường xuyên đi làm không có thời gian để chăm sóc con, từ trước tới nay con đều do bạn chăm sóc, nuôi dưỡng.

Cách giành quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi.

Đối với cháu thứ hai dưới 36 tháng tuổi, về nguyên tắc bạn sẽ được ưu tiên quyền nuôi con. Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp pháp luật đều giao con dưới 36 tháng tuổi cho mẹ nuôi dưỡng. Hai vợ chồng vẫn có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi dưỡng con dưới 36 tháng tuổi. Hoặc trong trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để nuôi dưỡng con thì Tòa án xem xét lại quyền nuôi con của người mẹ: Nếu muốn giành được quyền nuôi con bạn phải cần đưa ra bằng chứng trước Tòa khả năng về việc mình có thể nuôi dưỡng, chăm sóc con: như tình hình sức khỏe; điều kiện kinh tế; điều kiện về chỗ ở; việc làm, thu nhập hàng tháng; điều kiện chăm sóc giáo dục.

Điều kiện cơ bản, cần thiết để giành quyền nuôi con.

Ngoài các điều kiện liên quan tới độ tuổi như trên, các bên còn phải đáp ứng một số điều kiện chung cho mọi trường hợp. Theo dữ liệu bạn đưa ra, chồng bạn là người có công việc ổn định, trong khi bạn không có thu nhập nên đây là điểm bất lợi của bạn khi giành quyền nuôi con với chồng, như vậy cơ hội giành quyền nuôi con của bạn là thấp. Còn việc chồng bạn thường xuyên đi làm ít có điều kiện thời gian cho con thì vấn đề này có thể khắc phục được. Tức là chồng bạn có khả năng giành quyền nuôi con cao hơn khi ly hôn.

Do đó nếu bạn muốn giành quyền nuôi con thì bạn phải chứng minh được việc con ở với bạn sẽ có điều kiện tốt hơn là ở với bố và bạn có khả năng nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo đảm cho con các điều kiện về vật chất cũng như tinh thần. Muốn vậy, trước hết bạn phải nhanh chóng tìm việc làm, có thu nhập ổn định và thu nhập đó đảm bảo được cuộc sống cho ba mẹ con.  Đồng thời, bạn phải đưa ra những bằng chứng về việc chồng bạn thờ ơ, không có thời gian chăm sóc con, việc chăm con từ trước tới nay đều do một mình bạn chăm lo. Đây sẽ là căn cứ quan trọng để Tòa án cân nhắc giao quyền nuôi 2 con cho bạn.

Trường hợp cần tư vấn chi tiết hơn về việc giành quyền nuôi con khi ly hôn, bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại luật sư: 0983.499.828 (có zalo) để được hỗ trợ.

Cách chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con.

Chứng minh thu nhập từ lương.

Nếu như có thu nhập từ lương thì hồ sơ chứng minh thu nhập gồm:

  • Bản sao hợp đồng lao động hoặc giấy xác nhận công tác, quyết định thăng chức,…
  • Trường hợp nhận lương bằng tiền mặt thì nộp bảng lương/giấy xác nhận lương 03 tháng gần nhất có đầu đủ chữ ký và con dấu của cấp có thẩm quyền của công ty.
  • Trường hợp nhận lương chuyển khoản: nộp bản chính sao kê tài khoản lương trong ba tháng gần nhất.

Chứng minh thu nhập từ sản xuất kinh doanh.

Nếu như có nguồn thu nhập từ sản xuất kinh doanh thì chứng minh nguồn thu nhập thông qua:

  • Báo cáo tài chính của năm trước đó;
  • Sổ theo dõi thu chi trong 06 tháng gần nhất;
  • Quyết toán thuế;
  • Hóa đơn bán lẻ;
  • Hóa đơn VAT.

Đơn yêu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự, giành quyền nuôi con khi ly hôn và sau khi ly hôn là vụ kiện dân sự. Hiện nay đơn khởi kiện các vụ án dân sự nói chung được soạn theo mẫu số 23/DS do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

Tuy nhiên việc ly hôn giành quyền nuôi con có những đặc thù riêng biệt so với các vụ án dân sự chung. Do vậy, các Tòa án thường ban hành mẫu đơn ly hôn đơn phương riêng để người khởi kiện tiện sử dụng, tránh việc người khởi kiện điền sai, thiếu thông tin dẫn đến phải sửa đổi, bổ sung hồ sơ khởi kiện. Bạn đọc có thể tham khảo mẫu đơn ly hôn giành quyền nuôi con dưới đây:

Mẫu đơn khởi kiện giành quyền nuôi con.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc

…….. ngày ….. tháng ….. năm ……

ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: Tòa án nhân dân …………………………………………….

Người khởi kiện: ……………………………………………………………………………………………………..….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………..……………

Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….(nếu có)

Người bị kiện: …………………………………………………….……………………………………………….…….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………….……

Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….(nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có): ……………………………………………………….……………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………….…….…………

Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….(nếu có)

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan (nếu có): ………………………………………………………..………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….(nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

………………………………………………………………………………….……………………………………

………………………………………………………………………………….……………………………………

………………………………………………………………………………….……………………………………

Người làm chứng (nếu có): ………………………………………………..………………………………………………………………….…………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………..……………

Số điện thoại: ……………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………….(nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

………………………………………………………………………………………………………………………

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho giải quyết vụ án………………………).

                                                                                                                 Người khởi kiện

Để được cung cấp mẫu đơn giành quyền nuôi con khi ly hôn của Tòa án có thẩm quyền vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số: 0983.499.828 (Zalo).

Dịch vụ Luật sư tư vấn thu nhập giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Khi ly hôn giành quyền nuôi con nhiều người cứ nghĩ chỉ cần đến Tòa trình bày thì Tòa sẽ quyết định cho nuôi con. Hay nhiều người cứ nghĩ rằng kinh tế của mình thua bên kia sẽ không giành được quyền nuôi con. Tuy nhiên việc xem xét giao quyền nuôi con sẽ do Tòa án quyết định dựa trên nhiều yếu tố: Điều kiện vật chất; điều kiện tinh thần; yếu tố về nhân thân của bố mẹ;… Muốn thể hiện vấn đề này người yêu cầu giành quyền nuôi con buộc phải chứng minh.

Tuy vậy nhiều người không am hiểu về pháp luật thường bỏ sót những tài liệu, chứng cứ quan trọng có lợi cho mình. Vì vậy để được chuẩn bị hồ sơ một cách đầy đủ nhất, được trình bày, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho bản thân các bạn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của dịch vụ luật sư.

Tự tin là một trong những đơn vị hàng đầu về lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục, chứng minh thu nhập để giành quyền nuôi con.

Luật sư ly hôn hỗ trợ khách hàng thực hiện các yêu cầu:

  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục đơn phương ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Cung cấp mẫu đơn thuận tình ly hôn, mẫu đơn khởi kiện ly hôn kèm hướng dẫn;
  • Hỗ trợ soạn đơn ly hôn và các đơn từ cần thiết khác;
  • Hỗ trợ thu thập hồ sơ giành quyền nuôi con;
  • Nhận ủy quyền thực hiện thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con;
  • Cử Luật sư tham gia giành quyền nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

VN.

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *