Có được cầm cố sổ đỏ không?


Sổ đỏ là giấy tờ quan trọng đối với người có quyền sử dụng đất. Liên quan tới sổ đỏ, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong đó “Có được cầm cố sổ đỏ không?”  đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Nhằm giúp các khách hàng có cái nhìn toàn diện hơn về các vấn đề pháp lý liên quan tới sổ đỏ cũng như giúp khách hàng hạn chế được những rủi ro không đáng có. Xin mời quý bạn đọc tham khảo bài viết sau đây của Luật Hùng Bách. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại 097.111.5989 (có zalo)

Sổ đỏ là gì?

Sổ đỏ là khái niệm không còn xa lạ đối với mọi người hiện nay, tuy nhiên các vấn đề pháp lý liên quan đến sổ đỏ cũng khá quan trọng. Vậy Sổ đỏ là gì? pháp luật có quy định như thế nào về sổ đỏ?

Hiện nay pháp luật không có quy định về sổ đỏ là gì? Sổ đỏ thực chất là tên gọi người dân vẫn thường gọi đối với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có bìa màu đỏ. Đây là mẫu giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Bộ Tài Nguyên và Môi trường ban hành trước ngày 10/12/2009.

Sổ đỏ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đối với quyền sử dụng đất của cá nhân, tổ chức, hộ gia đình. Những người có tên trên Sổ đỏ sẽ có các quyền quản lý, sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp,… và những quyền khác đối với đất mà mình được quyền sử dụng. Sau ngày 10/12/2009, nhà nước đã ban hành mẫu Giấy chứng nhận mới là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ hồng) thay thế cho Sổ đỏ. Tuy nhiên những mẫu sổ đỏ được ban hành trước đó vẫn có giá trị sử dụng bình thường.

Có được cầm cố sổ đỏ không?
Có được cầm cố sổ đỏ không?

Cầm cố là gì?

Cầm cố là khái niệm được quy định tại Bộ Luật Dân sự năm 2015. Theo đó, cầm cố được hiểu là việc một bên giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên khác với mục đích để bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ nào đó.

Trường hợp bên cầm cố không thực hiện đúng và đầy đủ các nghĩa vụ đã thoả thuận thì bên nhận cầm cố có thể sử dụng những biện pháp hợp pháp để xử lý tài sản cầm cố. Hiện nay những tài sản có thể dùng để cầm cố bao gồm: vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, bất động sản và động sản.

Có rất nhiều người thường bị nhầm lẫn giữa cầm cố và thế chấp. Cầm cố là việc một bên giao tài sản mình sở hữu cho một bên khác giữ nhằm đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ đúng hạn. Thế chấp cũng là việc dùng tài sản thuộc sở hữu của mình đảm bảo nghĩa vụ nhưng không phải giao tài sản cho bên nhận thế chấp.

Sổ đỏ có được cầm cố không?

Theo quy định của pháp luật thì cầm cố được áp dụng đối với đối tượng là tài sản. Mặt khác tại Bộ Luật Dân sự năm 2015 quy định thì tài sản bao gồm:

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Như vậy, tài sản có thể dùng để cầm cố sẽ bao gồm những tài sản như đã nêu trên. Sổ đỏ không được coi là tài sản theo quy định.

Căn cứ Luật Đất đai hiện hành thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ) là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Về bản chất, nhận cầm cố là nhận cầm giữ tài sản, trong khi Sổ đỏ là đối tượng không thể thực hiện được việc cầm cố.

Hiện nay Nhà nước cũng không có quy định cụ thể về các trường hợp cầm cố Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không thừa nhận việc cầm cố đối với quyền sử dụng đất và nhà ở.

Vậy sổ đỏ có được cầm cố không? Theo quy định của pháp luật thì Sổ đỏ không phải là tài sản nên không được cầm cố. Nhưng thực tế vẫn có nhiều trường hợp cầm cố sổ đỏ tại các tiệm cầm đồ, mặc dù trái quy định nhưng tuỳ theo nhu cầu của các bên mà việc cầm cố vẫn diễn ra.

Quy định của pháp luật về thủ tục cầm cố sổ đỏ.

Hiện tại pháp luật Dân sự có quy định về thủ tục cầm cố, theo đó cầm cố là việc bên có tài sản giao lại tài sản cho một bên khác để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Trên thực tế có rất nhiều cửa hàng cầm đồ thực hiện việc cho người khác vay tiền thông qua hình thức cầm cố sổ đỏ.

Tuy nhiên, pháp luật Đất đai cũng có quy định: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất. Theo đó, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) không phải là tài sản theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Từ những căn cứ trên có thể thấy, pháp luật không quy định Sổ đỏ là đối tượng được phép dùng để cầm cố. Hiện nay vẫn có nhiều cửa hàng cầm đồ đồng ý nhận cầm sổ đỏ của khách. Tuy nhiên khi tới thời hạn trả nợ dù người cầm cố không có khả năng chi trả khoản vay thì bên nhận cầm cố cũng không có quyền chuyển quyền sử dụng sổ đỏ cho người khác.

Sổ đỏ không chính chủ có cầm cố được không?

Theo quy định của pháp luật, Sổ đỏ là chứng thư pháp lý xác nhận quyền sử dụng đất của chủ sử dụng đất. Do đó, người có quyền sử dụng là những người được ghi nhận tên, thông tin cá nhân tại cơ quan có thẩm quyền cũng như trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Mặt khác, tài sản có thể dùng để cầm cố bao gồm: Tiền, vật, quyền tài sản, giấy tờ có giá, bất động sản, động sản,… Sổ đỏ là chứng thư pháp lý nên không được xem là một tài sản dùng để cầm cố. Do đó, pháp luật cũng đã quy định rõ về các đối tượng được dùng để cầm cố và không bao gồm Sổ đỏ.

Như vậy, theo quy định pháp luật thì Sổ đỏ không chính chủ không cầm cố được. Bởi lẽ, không chính chủ thì không có các quyền đối với sổ đỏ như quyền sử dụng, chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp. Hơn nữa Sổ đỏ cũng không phải là tài sản nên không thể cầm cố. Tuy nhiên trên thực tế, rất nhiều tiệm cầm đồ vẫn nhận cầm cố sổ đỏ không chính chủ khi khách hàng có nhu cầu cầm cố tìm đến. Đây là việc nhận cầm cố trái phép của các tiệm cầm đồ. Khi có yêu cầu tuyên huỷ hợp đồng cầm cố, Hợp đồng này có thể bị huỷ bỏ và bên nhận cầm cố phải trả lại sổ đỏ cho người cầm cố.

Thủ tục cầm cố sổ đỏ.

Mặc dù theo quy định của pháp luật thì sổ đỏ không phải là đối tượng cầm cố, tuy nhiên trên thực tế vẫn nhiều người có nhu cầu cầm cố sổ đỏ và nhiều tiệm cầm đồ vẫn nhận cầm cố. Thông thường các tiệm cầm đồ sẽ yêu cầu khách hàng có những điều kiện để thực hiện thủ tục cầm cố như sau:

  • Chủ sở hữu tài sản là công dân từ đủ 18 tuổi trở lên;
  • Có tài sản để đảm bảo nghĩa vụ là sổ đỏ chính chủ đang không có tranh chấp hay thế chấp (Một số tiệm cầm đồ vẫn chấp nhận cầm cố sổ không chính chủ);
  • Thời gian cầm cố: tối thiếu là 06 tháng và tối đa là 36 tháng;
  • Có phương án trả nợ cụ thể: Trả dần mỗi tháng hoặc 03 tháng một lần.

Ngoài ra bên cầm cố còn phải chuẩn bị hồ sơ như sau:

  • Sổ đỏ bản gốc;
  • CMND hoặc CCCD, giấy phép lái xe bản gốc để đối chiếu.

Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc việc cầm cố sổ đỏ vì thông thường Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường khá quan trọng. Thủ tục giải quyết khi có tranh chấp về việc cầm cố cũng khá phức tạp và mất nhiều thời gian để giải quyết. Do đó nên tìm hiểu kỹ các quy định của pháp luật liên quan đến thủ tục cầm cố để tránh những rủi ro không đáng có xảy ra.

Luật sư giải quyết tranh chấp cầm cố sổ đỏ.

Tranh chấp cầm cố sổ đỏ là một trong số những trường hợp tranh chấp thường xuyên diễn ra. Một phần tranh chấp xảy ra cũng do sự thiếu hiểu biết về quy định pháp luật của người dân. Tranh chấp liên quan đến đất đai hay tranh chấp về cầm cố sổ đỏ thường khá phức tạp và khó giải quyết. Do đó để giải quyết vụ việc được nhanh chóng và đúng quy trình pháp luật thì bạn nên nhờ tới sự hỗ trợ từ phía Luật sư đất đai.

Với đội ngũ Luật sư đã có nhiều kinh nghiệm làm việc cũng như kinh nghiệm giải quyết các vụ án tranh chấp. Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp việc giải quyết tranh chấp của bạn trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ);
  • Tư vấn những trường hợp có thể xảy ra khi cầm cố sổ đỏ;
  • Hướng dẫn khách hàng quy trình giải quyết tranh chấp về việc cầm cố sổ đỏ;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn đơn Đơn khởi kiện;
  • Tư vấn, hướng dẫn khách hàng thu thập hồ sơ, tài liệu cần thiết cho vụ án;
  • Cử Luật sư trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp tại TAND và các cơ quan có thẩm quyền…

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Có được cầm cố sổ đỏ không?”. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay những câu hỏi khác liên quan tới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ) hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự;… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng, Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *