Ly hôn

Cách giải quyết tranh chấp nhà đất khi ly hôn

Giải quyết tranh chấp nhà đất khi ly hôn có phức tạp không? Tranh chấp tài sản khi ly hôn hết bao nhiêu tiền? Luật tranh chấp tài sản khi vợ chồng ly hôn quy định thế nào?… Đây là những câu hỏi mà Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều khi tham gia tư vấn cho khách hàng. Từ kinh nghiệm thực tiễn và quy định pháp luật hiện hành, chúng tôi sẽ chia sẻ các nội dung liên quan đến tranh chấp quyền sử dụng nhà đất khi ly hôn trong bài viết dưới đây. Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai khi ly hôn được tiếp nhận qua số 0983.499.828 (Zalo).

Thế nào là tranh chấp nhà đất khi ly hôn?

Hiện nay không có khái niệm cụ thể, riêng biệt nào cho vấn đề tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn. Tuy nhiên, dựa vào thực tiễn và thông qua việc tổng hợp các quy định pháp luật có thể hiểu đây là tình huống các bên không tự thỏa thuận được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng của vợ chồng. Hoặc không tự thỏa thuận được về việc phân chia nhà đất sau khi ly hôn và yêu cầu Tòa án giải quyết.

Luật sư tư vấn cách giải quyết tranh chấp nhà đất khi ly hôn: 0983.499.828 (Zalo)

Ví dụ:

Anh A và chị M kết hôn với nhau vào tháng 06/2018, trước thời điểm kết hôn (khoảng tháng 04/2018) anh A có mua căn hộ chung cư tại phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội. Giá trị căn nhà tại thời điểm đó là 1.750.000.000 đồng, tuy nhiên tại thời điểm mua bán anh A mới thực tế trả số tiền 200.000.000 đồng. Phần còn lại được vay mượn và chị M cùng trả nợ nợ sau khi kết hôn.

Cuối năm 2020, vợ chồng nhận thấy có nhiều mâu thuẫn, cùng thống nhất chấm dứt hôn nhân và làm thủ tục tại Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy. Tuy nhiên, trong quá trình giải quyết Anh A cho rằng đây là tài sản của riêng anh A vì mình đứng tên trên các giấy tờ và đã ký hợp đồng mua trước khi kết hôn với chị M. Ngược lại, chị M yêu cầu chia tài sản này vì thực tế chị đóng góp khoản tiền mua nhà tương đương anh A.

Những trường hợp tranh chấp nhà đất khi ly hôn.

Xem thêm: Tài sản đứng tên một người có được chia khi ly hôn?

Vấn đề này chưa được phân loại cụ thể trong quy định pháp luật. Tuy nhiên dựa trên thực tiễn giải quyết vụ việc Luật Hùng Bách nhận thấy tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn thường tồn tại ở những dạng sau:

Tranh chấp về xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ, chồng.

Đây là loại tranh chấp tài sản sau khi ly hôn phổ biến nhất. Trong đó, một bên yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung. Bên còn lại cho rằng đó là tài sản riêng của mình không thừa nhận tài sản đó là của chung vợ chồng. Vì về mặt nguyên tắc, Tòa án chỉ giải quyết yêu cầu chia tài sản chung vợ chồng, còn các tài sản riêng khác sẽ không được phân chia. Theo quy định tại Khoản 3 Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định:

“Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung”.

Theo quy định này, các bên (đặc biệt là bên yêu cầu công nhận tài sản riêng) sẽ phải đưa ra những bằng chứng để chứng minh cho quan điểm của mình.

Tình huống tư vấn pháp luật.

Chào Luật sư tư vấn pháp luật Công ty Luật Hùng Bách . Tôi có câu hỏi về chế độ tài sản của vợ chồng, mong được Công ty Luật giải đáp. Năm 2009 tôi có mua một thửa đất tại đường Nguyễn Khang, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội. Thửa đất trên đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tên tôi.

Năm 2015 tôi lấy chồng, cùng năm vợ chồng tôi đã xây nhà trên chính thửa đất đó. Chúng tôi có 01 con chung, cháu năm nay được 8 tuổi. Nay tôi cảm thấy cuộc hôn nhân này không thể tiếp tục nên muốn nộp đơn ra Tòa và muốn là người trực tiếp nuôi con. Ngoài ngôi nhà trên thì vợ chồng tôi còn có khối tài sản chung là 01 chiếu xe ô tô Honda Elantra trị giá gần 01 tỷ đồng.

Nếu tôi nộp đơn ra Tòa thì cắc chắn chồng tôi sẽ yêu cầu chia quyền sử dụng đất mà chúng tôi đã xây nhà trên đó. Đất là tài sản riêng của tôi, tôi không nhất trí chia. Vậy xin hỏi Luật sư theo quy định của pháp luật hiện hành đất là tài sản của vợ hay là tài sản của vợ chồng. Trong trường hợp vợ chồng tôi không thỏa thuận được thì tài sản đứng tên một người có phải chia không? Và tôi phải làm gì giành quyền nuôi con?

Luật sư tư vấn xác định tài sản riêng của vợ

Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng có được chia đôi khi ly hôn

Chào chị! Theo như chị trình bày thì thửa đất trên được chị mua trước thời kỳ hôn nhân. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đứng tên chị. Trong trường hợp vợ chồng chị chưa có thỏa thuận đưa đất này vào khối tài sản chung vợ chồng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên cũng chưa có sự biến động. Theo quy định tại Điều 43 Luật HNGĐ 2014, đất đó vẫn là tài sản của chị.

Trường hợp chồng chị yêu cầu chia tài sản thì sẽ chỉ được xem xét giá trị ngôi nhà mà hai vợ chồng anh chị xây trên đất trong thời kỳ hôn nhân. Khi tiến hành phân chia tài sản. Tòa án sẽ xem xét chia tài sản cho hợp lý với công sức đóng góp và điều kiện thự tế của mỗi bên.

Trường hợp chị muốn giành quyền nuôi con thì chị phải chứng minh được các điều kiện cần thiết như: chị có thu nhập ổn định để trực tiếp nuôi con; chị có chỗ ở ổn định cho hai mẹ con; con gái chị muốn ở với chị;… Với mỗi điều kiện chị phải có chứng cứ chứng minh. Vợ và chồng đều có quyền nuôi con như nhau nên không chắc chắn việc chị sẽ giành được quyền nuôi con. Tòa án sẽ cân nhắc để đưa ra phán quyết cuối cùng. Đảm bảo được quyền lợi tốt nhất cho con gái chị.

Tranh chấp nhà đất khi sống chung với gia đình vợ, gia đình chồng.

Nhiều người trong quá trình sống chung với gia đình vợ, gia đình chồng và có có đóng góp vào việc tạo lập, xây dựng tài sản là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở. Tuy nhiên, do chưa nắm được quy định pháp luật nên cho rằng mình không có quyền lợi gì đối với tài sản đó. Cho rằng đó vẫn là tài sản riêng bố mẹ vợ, bố mẹ chồng. Không yêu cầu chia công sức đóng góp, bỏ sót quyền lợi của bản thân.

Theo quy định tại Điều 61 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Vợ chồng có công sức đóng góp vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung sẽ được phân chia khi hai bên chấm dứt quan hệ hôn nhân. Việc phân chia tài sản chung phụ thuộc vào thỏa thuận các bên. Nếu không thỏa thuận được, muốn giải quyết tranh chấp đất sau khi ly hôn. Hoặc một bên vợ, chồng muốn chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất. Tòa án phân chia tài sản dựa trên phần công sức của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân.

Tình huống tư vấn pháp luật.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách. Tôi có câu hỏi về chia tài sản là công sức đóng góp với nhà chồng. Mong Luật sư giải đáp. Tôi và chồng kết hôn năm 2014. Sau khi kết hôn chúng tôi về nhà chồng sinh sống. Qúa trình chung sống chúng tôi có xây một ngôi nhà 05 tầng trên đất của vợ chồng được bố mẹ chồng cho. Tuy nhiên khi cho thì 2 cụ chỉ nói miệng, chưa sang tên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Trong quá trình chung sống trên thửa đất này. Chúng tôi đã phải bỏ rất nhiều công sức để san lấp cho bằng phẳng mới sử dụng được. Chúng tôi có 02 con chung. Một cháu 5 tuổi và một cháu 3 tuổi. Nay ly hôn tôi muốn được chia đôi nhà đất nêu trên và muốn giành quyền nuôi con đối với cháu 3 tuổi.

Vậy xin hỏi Luật sư .Theo quy định của pháp luật hiện nay. Tôi có thể yêu cầu chia tài sản khi sống chung với bố mẹ chồng được không? Tôi có thể giành quyền nuôi con được không?

Luật sư tư vấn pháp luật chia tài sản.

Chào chị! Theo như chị nói thửa đất trên là bố mẹ chồng cho chị nhưng việc cho tặng này chỉ được thực hiện bằng miệng. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hiện vẫn đứng tên bố mẹ chồng chị. Do đó việc cho tặng đất này chưa đúng theo quy định của pháp luật. Hơn nữa, bố mẹ chồng chị khả năng cao sẽ phủ nhận việc cho tặng này. Do đó sẽ không có căn cứ để Tòa án nhận định thửa đất trên là của vợ chồng được.

Tuy nhiên, chị có thể được Tòa án xem xét chia giá trị căn nhà 05 tầng xây trên đất. Đồng thời yêu cầu trích một phần công sức đóng góp vào việc xây dựng khối tài sản chung của nhà chồng. Việc Tòa án có quyết định chia cho chị hay không phụ thuộc phần lớn vào những chứng cứ, tài liệu chứng minh của chị. Ví dụ như: biên lai tiền thanh toán nguyên vật liệu xây nhà; tiền công thợ xây nhà; san lấp đất;… thì khi ly hôn chị có thể được xem xét chia một phần giá trị phù hợp với công sức của chị.

Còn về vấn đề giành quyền nuôi con. Nếu chị không có vấn đề gì về nhân thân hoặc quá yếu thế về điều kiện giành quyền nuôi con. Việc chị muốn nuôi cháu 3 tuổi cũng không phải là điều quá khó khăn. Để được là người trực tiếp nuôi con chị phải chứng minh được các điều kiện cơ bản như: khả năng kinh tế; môi trường sinh sống; yếu tố tình cảm;… Do đó, chỉ cần chuẩn bị tốt và chứng minh được những điều này thì chị có thể giành quyền nuôi con.

Tranh chấp bất động sản khi ly hôn đang dùng để góp vốn kinh doanh.

Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng đưa vào kinh doanh theo quy định pháp luật

Theo quy định tại Điều 64 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Tranh chấp tài sản quyền sở hữu nhà ở, quyền sử dụng đất mà đưa vào sản xuất, kinh doanh như sau:

“Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng, trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác”.

Theo quy định này. Pháp luật ghi nhận quyền về tài sản của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân. Việc phân chia tài sản vẫn phải đảm bảo được cho hoạt động sản xuất, kinh doanh được ổn định. Vì vậy trong trường hợp có tranh chấp bất động sản. Khi chấm dứt quan hệ hôn nhân thì việc góp vốn thường được giữ nguyên. Bên đứng tên góp vốn, sản xuất kinh doanh sẽ trả cho bên còn lại giá trị tài sản chênh lệch.

Tranh chấp đất đai khi ly hôn do không thống nhất được tỷ lệ phân chia tài sản.

Đây là trường hợp hai bên đều thừa nhận là tài chung vợ chồng và đồng ý phân chia. Tuy nhiên, không thống nhất được việc chia như thế nào. Điều này dẫn đến tình trạng tranh chấp khối tài sản chung.

Tòa án sẽ dựa trên tài liệu, chứng cứ của các bên để đưa ra. Tòa án cũng sẽ xem xét nguyện vọng của các bên để đưa phán quyết cuối cùng về tỷ lệ phân chia. Việc giải quyết tài sản chung này sẽ phải đảm bảo được công sức đóng góp, điều kiện thực tế của mỗi bên để đưa ra phán quyết phù hợp nhất.

Ngoài những trường hợp ly hôn tranh chấp đất đai nêu trên. Một số trường hợp tranh chấp khác không phổ biến nhưng phức tạp hơn. Nếu đang gặp phải những trường hợp trên hoặc có vướng mắc trong quá trình tranh chấp tài sản chung của vợ chồng; giải quyết tranh chấp đất; tranh chấp quyền sở hữu nhà ở;… Các bạn có thể liên hệ Luật sư tư vấn Công ty Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Luật giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng là nhà đất khi ly hôn.

Luật chia tài sản chung của vợ chồng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân là cách gọi chung cho nhiều văn bản luật và văn bản hướng dẫn. Các văn bản này có thể kể đến như:

  • Luật hôn nhân và gia đình năm 2014;
  • Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015;
  • Nghị định số 126/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Hôn nhân và gia đình;
  • Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP hướng dẫn thi hành quy định của Luật hôn nhân và gia đình;

Các văn bản gọi chung là luật tranh chấp tài sản khi ly hôn này quy định một số vấn đề cơ bản như:

Bên cạnh các văn bản nêu trên, một số quy định chi tiết hơn về Luật chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất cũng được ghi nhận ở nhiều văn bản khác. Việc liệt kê không thể nào bao quát hết được quy định pháp luật. Nếu có bất kỳ vướng mắc nào về quy định của pháp luật chia quyền sử dụng nhà đất. Các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư Công ty Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo).

Thẩm quyền chia tài sản chung là nhà đất khi ly hôn.

Do việc giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng gắn liền với thủ tục ly hôn nên cần tuân theo trình tự giải quyết ly hôn đơn phương. Bao gồm cả thẩm quyền giải quyết ly hôn như sau:

Theo quy định của pháp luật tại Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015:

“1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”

Áp dụng quy định trên cùng với quy định tại Điều 37 thì những trường hợp khởi kiện loại tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú. Bị đơn ở đây được hiểu là bên vợ chồng còn lại trong vụ án tranh chấp về tài sản.

Thẩm quyền tài sản chung là đất, quyền sở hữu nhà ở khi ly hôn có yếu tố nước ngoài.

Đối với vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài (đất đai là tài sản chung khi một trong hai bên là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài; Kết hôn ở nước ngoài; Tài sản ở nước ngoài…) thì hồ sơ yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản cần được nộp tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Trừ trường hợp ly hôn giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì vẫn có thể giải quyết tại Tòa án cấp huyện.

Trong trường hợp bị đơn là người Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết sẽ thuộc về Tòa án nơi người đó cư trú hoặc nơi họ có hộ khẩu trước khi sang nước ngoài. Trong trường hợp bị đơn không có hộ khẩu, không cư trú tại Việt Nam. Người khởi kiện sẽ nộp đơn tại Tòa án cấp tỉnh nơi mình cư trú.

Thực tế thủ tục giải quyết các vụ việc tranh chấp đất đai khá phức tạp và kéo dài. Đặc biệt là trong trường hợp có yếu tố nước ngoài. Chính vì vậy, trước khi thực hiện và trong quá trình thực hiện thủ tục các bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng phương án yêu cầu Tòa án giải quyết để cân bằng được lợi ích và công sức, chi phí phải bỏ ra. Luật sư tư vấn các vụ án tranh chấp tài sản sau khi ly hôn Công ty Luật Hùng Bách – 0983.499.828 (Zalo).

Thủ tục chia tài sản chung vợ chồng khi ly hôn.

Thủ tục giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở là tài sản chung của vợ chồng khi chấm dứt quan hệ hôn nhân được thực hiện thông qua một số bước cơ bản như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền.
  • Bước 2: Tham gia thủ tục hòa giải tại trung tâm hòa giải, đối thoại. Đây là thủ tục không bắt buộc nên ở bước này các bạn có thể từ chối lựa chọn hòa giải để hồ sơ giải quyết tài sản chung được chuyển sang bước tiếp theo.
  • Bước 2: Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.
  • Bước 3: Tham gia thủ tục hòa giải giải quyết tranh chấp đất, nhà ở tại Tòa án.
  • Bước 4: Tham gia phiên Tòa giải quyết tài sản chung của vợ chồng.

Trên đây là các bước cơ bản để giải quyết tranh chấp đất đai sau khi ly hôn. Bên cạnh đó, do đặc thù của tranh chấp đất là tài sản thuộc bất động sản nên trong quá trình thực hiện sẽ có thêm các thủ tục như: thẩm định giá tài sản; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; áp dụng biện pháp bảo đảm;… Các thủ tục này được thực hiện trong các vụ án có tranh chấp về tài sản; chia công nợ;… Không thường gặp nên các bạn cần tìm hiểu kỹ để bảo đảm quyền lợi của mình.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng khi ly hôn cần những gì?

Pháp luật hiện nay chỉ quy định chung việc kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Quy định này chưa thực sự rõ ràng. Người yêu cầu giải quyết tài sản chung dễ bị nhầm lẫn, chuẩn bị không đủ hồ sơ. Tòa án có thể yêu cầu đương sự bổ sung hồ sơ mà chưa tiến hành thụ lý đơn.

Dựa trên thực tế giải quyết thủ tục tại Tòa án và kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng. Luật Hùng Bách xin chia sẻ hồ sơ giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi chấm dứt quan hệ hôn nhân gồm các thành phần như sau:

  • Đơn xin ly hôn đơn phương;
  • Đơn từ chối lựa chọn hòa giải (nếu không muốn hòa giải tiền tố tụng);
  • Bản chính hoặc trích lục giấy chứng nhận kết hôn;
  • Bản sao giấy tờ xác minh nơi cư trú của vợ chồng được công chứng chứng thực (Sổ hộ khẩu; số tạm trú; giấy xác nhận cư trú của cơ quan công an;…)
  • Bản sao giấy khai sinh của con chung của vợ chồng được công chứng chứng thực. Tài liệu chứng minh các điều kiện cần thiết để có quyền nuôi con trong trường hợp vợ, chồng muốn giành quyền trực tiếp nuôi con.
  • Bản sao chứng thực các giấy tờ hoặc tài liệu khác về tài sản khi yêu cầu phân chia tài sản. Tài liệu chứng minh tài sản riêng của vợ chồng trong trường hợp vợ chồng cho rằng nhà đất đó là tài sản riêng của mỗi bên trong thời kỳ hôn nhân.

Đơn khởi kiện chia tài sản của vợ chồng.

Tranh chấp nhà đất khi ly hôn là một thủ tục phức tạp trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Để giải quyết vấn đề này cần thực hiện đúng quy định về thủ tục tố tụng. Đơn khởi kiện đươc áp dụng theo mẫu đơn số 23-DS. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP ngày 13/01/2017 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

Mẫu đơn khởi kiện nêu trên được sử dụng cho các trường hợp tranh chấp chia tài sản vợ chồng. Tuy nhiên, mỗi vụ việc tranh chấp lại có những nội dung khác nhau. Đương sự cần có sự điều chỉnh về nội dung cho phù hợp với vụ việc của mình. Việc soạn đơn có thể viết tay hoặc đánh máy nhưng nội dung cần có sự chính xác và đầy đủ. Do đó nếu chưa biết cách điền vào mẫu đơn ly hôn nói trên các bạn có thể sử dụng dịch vụ soạn thảo đơn ly hôn, đơn từ chối hòa giải tiền tố tụng theo số 0983.499.828 (Zalo).

Án phí chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Tranh chấp đất đai khi ly hôn thuộc loại vụ án dân sự có giá ngạch. Đương sự đưa ra yêu cầu là nhận được một số tiền hoặc tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

Chính vì vậy, phí chia tài sản khi ly hôn sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản tranh chấp. Mức cụ thể được quy định tại Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 như sau:

Giá trị tài sản Mức án phí ly hôn phải nộp
Từ 6.000.000 đồng trở xuống. 300.000 đồng.
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng. 5% giá trị tài sản có tranh chấp.
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng. 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng.
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng. 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng.
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng. 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng.
Từ trên 4.000.000.000 đồng. 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Lưu ý:

Người làm đơn khởi kiện tranh chấp đất đai khi ly hôn chỉ phải nộp tạm ứng án phí bằng 50% số tiền án phí theo quy định của Luật tranh chấp tài sản khi ly hôn. Tòa án sẽ quyết định mức án phí cụ thể các bên phải chịu phụ thuộc vào giá trị tài sản các bên nhận được. Trường hợp khoản tiền người làm đơn khởi kiện tranh chấp bất động sản lúc ly hôn đã nộp tạm ứng nhiều hơn khoản án phí tại bản án thì được nhận lại số tiền đã nộp thừa.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn.

So với thủ tục ly hôn thông thường, tranh chấp nhà đất khi ly hôn là một thủ tục phức tạp. Hệ thống Luật tranh chấp tài sản ly hôn gồm rất nhiều văn bản. Đương sự nếu không nắm chắc quy định pháp luật sẽ khó bảo đảm quyền lợi cho mình. Nếu đang gặp phải những khó khăn về tranh chấp nhà đất khi ly hôn. Bạn đọc có thể Liên hệ Luật sư hôn nhân gia đình theo số 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ:

Liên hệ Luật sư tư vấn ly hôn.

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân. Công ty Luật Hùng Bách tự tin tư vấn, hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết: tranh chấp bất động sản là tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn; chia quyền sử dụng đất, nhà ở là tài sản chung của vợ chồng sau ly hôn;…có thể liên hệ Luật sư làm việc tại: Văn phòng ở TP. Hà Nội; chi nhánh TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Cách giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở khi ly hôn mới nhất. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này. Bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi theo số 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

TA.

5/5 - (3 bình chọn)
Luật Hùng Bách

Recent Posts

MẪU HỢP ĐỒNG MUA BÁN NHÀ ĐẤT MỚI NHẤT

Hợp đồng mua bán nhà đất là văn bản ghi nhận thoả thuận mua bán…

2 tháng ago

THỦ TỤC KHÁNG CÁO BẢN ÁN SƠ THẨM

Bạn không đồng ý với phán quyết, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm?…

3 tháng ago

Cách làm thủ tục nhận lại con ruột nhanh nhất

Hiện nay, có khá nhiều gia đình vì điều kiện hoàn cảnh gia đình khó…

3 tháng ago

THỦ TỤC THÊM TÊN CHA VÀO GIẤY KHAI SINH CHO CON

Hiện nay nhiều trường hợp con sinh ra vì một số lý do mà khi…

3 tháng ago

CHỨNG CỨ CHỨNG MINH QUAN HỆ CHA CON PHẢI CÓ TRONG HỒ SƠ

Theo quy định pháp luật, văn bản của cơ quan y tế, cơ quan giám…

3 tháng ago

Xin giấy xác nhận cha con ở đâu? Thủ tục thực hiện

Bạn đang muốn xin giấy xác nhận cha con, nhưng không biết xin ở đâu?…

3 tháng ago