Hậu quả pháp lý xây dựng nhà ở trái phép


HIện nay không ít trường hợp xây dựng nhà ở trái phép và đã để lại rất nhiều hậu quả. Vậy Hậu quả pháp lý của việc xây dựng nhà ở trái phép là gì? Nhằm giúp các khách hàng có thể trả lời được câu hỏi trên. Luật Hùng Bách chúng tôi xin gửi tới Quý bạn đọc những thông tin có liên quan qua bài viết ngay sau đây. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào xin liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại 097.111.5989 (có zalo) để được tư vấn.

Xây nhà ở trái phép là gì?

Thông thường khi xây dựng nhà ở tại các thành phố, khu đô thị, người xây nhà cần phải tiến hành xin giấy phép xây dựng. Theo quy định của Luật xây dựng hiện hành thì xây dựng trái phép được hiểu là xây dựng sai lệch, không đúng một hoặc một số hoặc toàn bộ nội dung trong Giấy phép xây dựng và các bản vẽ thiết kế công trình được cơ quan có thẩm quyền cấp phép xây dựng và đóng dấu kèm theo.

Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng là Uỷ ban nhân dân cấp huyện hoặc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. Ngoài ra, xây dựng trái phép còn được hiểu là việc xây dựng các công trình trên các loại đất không được phép xây dựng, xây dựng không đúng quy hoạch.

Như vậy, xây dựng nhà ở trái phép là xây dựng nhà ở không đúng quy định hoặc sai lệch so với Giấy phép xây dựng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp và có đóng dấu xác nhận. Việc xây dụng nhà ở trái phép còn thuộc trường hợp xây dựng nhà ở trái phép trên các loại đất không được xây dựng.

Hậu quả pháp lý xây dựng nhà ở trái phép
Hậu quả pháp lý xây dựng nhà ở trái phép – Liên hệ 097.111.5989 (có zalo)

Xây dựng nhà trái phép không bị buộc tháo dỡ khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 16/2022/NĐ-CP thì các trường hợp xây dựng sai nội dung trên Giấy phép xây dựng, xây dựng nhà không có giấy phép xây dựng mà theo quy định bắt buộc phải có giấy phép xây dựng, hoặc xây dựng nhà sai thiết kế được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, hoặc xây sai quy hoạch xây dựng nếu thuộc 06 trường hợp được quy định thì vẫn được nộp lại số lợi bất chính để được cấp giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép xây dựng, thay vì phải tháo dỡ. Cụ thể các trường hợp đó như sau:

Vi phạm xảy ra từ 4/1/2008 và kết thúc trước ngày 15/1/2018 nhưng sau ngày 15/1/2018 mới bị phát hiện hoặc bị phát hiện trước ngày 15/1/2018 và đã có một trong các văn bản như: biên bản vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

  • Không vi phạm chỉ giới xây dựng;
  • Không gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận;
  • Không có tranh chấp xảy ra với nhà ở được xây dựng;
  • Xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp;
  • Nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Bạn cần tư vấn khi bị cưỡng chế xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)

Xây nhà ở trái phép bị xử lý như thế nào?

Căn cứ theo quy định của Nghị định 16/2022 về xử phạt hành vi vi phạm quy định về trật tự xây dựng như sau:

Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp phép sửa chữa, cải tạo, di dời công trình và giấy phép xây dựng có thời hạn như sau:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ phạt tiền từ 15 – 20 triệu đồng;
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác phạt tiền từ 25 – 30 triệu đồng;
  • Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phạt tiền từ 70 – 90 đồng.

Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình sai nội dung giấy phép xây dựng được cấp đối với trường hợp cấp giấy phép xây dựng mới như sau:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ phạt tiền từ 30 – 40 triệu đồng;
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác phạt tiền từ 50 – 70 triệu;
  • Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phạt tiền từ 100 – 120 triệu đồng.

Đối với hành vi trên đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà vẫn tái phạm nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự bị xử phạt như sau:

  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ phạt tiền từ 120 – 140 triệu đồng;
  • Xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác phạt tiền từ 140 – 160 triệu đồng;
  • Xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng phạt tiền từ 950 triệu đồng – 1 tỷ đồng.

Xử lý xây nhà trái phép trên đất nông nghiệp – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)

Tố cáo hành vi xây dựng nhà ở trái phép.

Theo quy định pháp luật, khi phát hiện hành vi xây dựng nhà ở trái phép, người dân hoàn toàn có thể tố cáo những hành vi này.

Căn cứ quy định của Luật Tố cáo năm 2018 và Luật Xây dựng năm 2014 thì: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đối với Công trình thuộc đối tượng tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên trên địa bàn tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử lý hành vi vi phạm đối vớ Công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.

Do đó, đối với những hành vi xây dựng nhà ở trái phép hoặc gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức khác thì hoàn toàn có thể bị xử phạt về những hành vi trái phép.

Trình tự xử lý đơn tố cáo.

Sau khi nhận được đơn tố cáo về hành vi xây dựng nhà ở trái phép. Cơ quan có thẩm quyền sẽ giải quyết hành vi trên theo trình tự sau đây:

  • Tiếp nhận, xử lý thông tin tố cáo;
  • Xác minh nội dung tố cáo;
  • Kết luận nội dung tố cáo;
  • Xử lý tố cáo của người giải quyết tố cáo;
  • Công khai kết luận nội dung tố cáo, quyết định xử lý hành vi vi phạm bị tố cáo;
  • Đưa ra phương án xử lý xây dựng trái phép bao gồm các hình thức như: phạt tiền, tước quyền sử dụng giấy phép xây dựng có thời hạn, biện pháp khắc phục hậu quả (buộc tháo dỡ và cưỡng chế xây dựng trái phép);
  • Việc thụ lý và giải quyết đơn tố cáo sẽ được thông báo bằng văn bản cho người tố cáo về thời điểm và các nội dung tố cáo được thụ lý.

Thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng công trình.

Căn cứ theo quy định của luật xây dựng năm 2014 thì tuỳ từng trường hợp cụ thể, thẩm quyền cấp giấy phép sẽ do từng cơ quan khác nhau cấp.

  • Đối với công trình cấp đặc biệt do Bộ xây dựng cấp, các công trình xây dựng cấp I, cấp II; công trình tôn giáo, công trình di tích lịch sử – văn hóa, công trình tượng đài, tranh hoành tráng được xếp hạng, công trình trên các tuyến, trục đường phố chính trong đô thị, công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp.
  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thể phân cấp cho Sở Xây dựng, ban quản lý khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi quản lý, chức năng của mình.
  • Các công trình, nhà ở riêng lẻ xây dựng trong đô thị, trung tâm cụm xã, trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa thuộc địa bàn do Ủy ban nhân dân huyện quản lý, trừ các công trình xây dựng thuộc thẩm quyền của Bộ xây dựng và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp.

Phải làm gì khi bị xử phạt xây dựng nhà ở trái phép?

Thông thường khi hành vi xây dựng nhà ở trái phép bị phát hiện sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và còn phải buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm nếu đã hoàn thành việc xây dựng.

Nếu công trình đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định thì người có thẩm quyền có trách nhiệm lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm dừng thi công xây dựng công trình.

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phải hoàn thành hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh và có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh hoặc thiết kế xây dựng điều chỉnh trong thời hạn:

  • 90 ngày đối với dự án đầu tư xây dựng
  • 30 ngày đối với nhà ở riêng lẻ kể từ ngày ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính

Hồ sơ xin cấp giấy phép xây dựng hoặc giấy phép xây dựng điều chỉnh thực hiện theo quy định của pháp luật về cấp giấy phép, về thẩm định và bổ sung thêm hồ sơ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính.

Quy định về xử phạt xây dựng trái phép – Liên hệ luật sư 097.111.5989 (có zalo)

Luật sư tư vấn nhà ở Luật Hùng Bách

Nhà đất là những tài sản có giá trị lớn với mỗi cá nhân, gia đình. Do đó việc hiểu những quy định có liên quan tới các thủ tục về nhà đất khá quan trọng. Hiện nay, các tranh chấp liên quan đến nhà ở cũng xuất hiện ngày càng nhiều hơn. Vì vậy để hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến nhà ở, chúng tôi – Luật Hùng Bách sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư nhà ở uy tín, hiệu quả. Mọi vướng mắc về thủ tục nhà ở hãy liên hệ ngay với chúng tôi.

Luật Hùng Bách luôn sẵn sàng cung cấp các dịch vụ pháp lý giúp việc giải quyết tranh chấp của bạn trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn. Chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ như sau:

  • Tư vấn quy định pháp luật về đất đai;
  • Tư vấn những rủi ro pháp lý liên quan đến việc xây dựng nhà ở;
  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo tất cả các đơn thư tố cáo, kiến nghị về việc xây dựng nhà ở trái phép giúp khách hàng;
  • Luật sư trực tiếp tham gia giải quyết tranh chấp nhà ở, đất đai khi khách hàng có yêu cầu.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Hậu quả pháp lý xây dựng nhà ở trái phép”. Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến vấn đề trên hay những câu hỏi khác liên quan tới thủ tục mua nhà đất hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự;… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Đà Nẵng, Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *