Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai


Khởi kiện vụ án tranh chấp đất đai là cách giải quyết tranh chấp phổ biến hiện nay. Tuy nhiên Hồ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ gì? Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu? thì không phải ai cũng nắm được. Nếu bạn cũng đang gặp phải những vướng mắc nêu trên thì có thể tham khảo bài viết dưới đây hoặc Liên hệ Luất sư đất đai của Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 (Zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai

Khi phát sinh tranh chấp, không phải trường hợp nào các bên cũng có thể đàm phán, thương thảo được. Khi đó thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai là giải pháp cuối cùng trong trường hợp này. Tuy nhiên, rất nhiều bạn đọc đã thắc mắc các câu hỏi như:

  • Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cần những giấy tờ gì?
  • Cách chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai?
  • Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai chuẩn bị như thế nào?
  • Cách soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai?
  • Nội dung đơn khởi kiện tranh chấp đất đai cần trình bày những gì?

Theo quy định pháp luật đất đai hiện hành

Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai cơ bản cần những giấy tờ sau:

  • Đơn khởi kiện theo mẫu;
  • Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện (bản sao căn cước công dân, bản sao chứng minh nhân dân, bản sao hô chiếu);
  • Giấy tờ chứng minh nơi cư trú của nguyên đơn và bị đơn (nếu có);
  • Giấy tờ thể hiện, chứng minh về quyền sử dụng đất (Các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai);
  • Các giấy tờ chứng minh nguồn gốc sử dụng đất (văn bản mua bán đất viết tay, giấy bán đất viết tay, di chúc viết tay, giấy tặng cho đất đai viết tay…)
  • Và các giấy tờ cần thiết khác theo quy định pháp luật (đăng ký kết hôn – trong tường hợp tranh chấp ly hôn có tài sản là đất đai, giấy khai sinh con chung…)

Tùy từng trường hợp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai sẽ cần những giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên, đa số người dân đều không biết các lưu ý về việc chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai. Từ đó dẫn đến việc khi chuẩn bị hồ sơ đất đai gặp rất nhiều khó khăn. Người khởi kiện cần lưu ý những điều sau đây trước khi chuẩn bị hồ sơ:

hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai
Luật sư nhà đất – Luật Hùng Bách: 097.111.5989 (zalo)

Xác định quan hệ tranh chấp đất đai là loại tranh chấp gì?

Theo quy định hiện hành, tranh chấp đất đai được chia thành nhiều loại tranh chấp như sau:

  • Thứ nhất, tranh chấp về quyền sử dụng đất;
  • Thứ hai, tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất;
  • Thứ ba, tranh chấp về mục đích sử dụng đất.

Theo đó, tương ứng với mỗi loại tranh chấp sẽ có cách chuẩn bị hồ sơ khởi kiện khác nhau.

Ví dụ. Đối với tranh chấp quyền sử dụng đất, bắt buộc phải có biên bản hòa giải tại UBND cấp xã/phường. Mục đích để chứng minh vụ việc đã được hòa giải tại UBND cấp xã/phường theo đúng quy định.

Xác định thẩm quyền Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là ở đâu?

Thông thường, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ là Tòa án địa phương nơi xảy ra, phát sinh tranh chấp. Tuy nhiên, có trường hợp, thẩm quyền Tòa án giải quyết xác định theo nơi cư trú của bị đơn.

Ví dụ: 

Vợ chồng ông A và bà B có tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là mảnh đất 150m2 tại thửa số 29, tờ bản đồ số 30, địa chỉ: thôn Đồng Nội, xã Đồng Tiến, huyện …, tỉnh Thái Bình. Tuy nhiên khi ly hôn, do chị B đã chuyển hộ khẩu tới quận …, thành phố Hải Phòng. Khi ly hôn ông A có nguyện vọng được phân chia tài sản chung là mảnh đất kia.

Nay, ông A không biết phải khởi kiện tại Tòa án nhân dân nào vì chưa biết cách xác định thẩm quyền Tòa án giải quyết ly hôn tranh chấp bất động sản (tranh chấp đất khi ly hôn, tranh chấp tài sản khi ly hôn). Vậy trường hợp này, Tòa án nào có thẩm quyền thụ lý vụ án có tranh chấp bất động sản.

Trả lời:

Đối với các tranh chấp đất đai là tài sản chung vợ chồng thì Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết được xác định căn cứ theo nơi cư trú của bị đơn (theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP hướng dẫn về cách ghi địa chỉ đơn khởi kiện).

Như vậy, đối với các tranh chấp đất đai là tài sản chung vợ chồng thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án phải là nơi bị đơn đang cư trú (thường trú, tạm trú hoặc sinh sống thực tế hiện tại). Bạn đọc nếu có thắc mắc liên quan tới cách chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ hotline Luật sư đất đai thuộc công ty Luật Hùng Bách theo số 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.

Tham khảo thêm bài viết: Tranh chấp đất đai giải quyết như thế nào.

Nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai thuộc về cơ quan nào?

Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định, thì người khởi kiện cần xác định được loại tranh chấp đất đai của gia đình mình thuộc cơ quan nào giải quyết. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện/tỉnh.

Vậy trường hợp nào nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân? Trường hợp nào nộp hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân?

Căn cứ Khoản 1, 2 Điều 203 Luật đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự

Có thể tách biệt hai trường hợp trên như sau:

Thực tiễn trong xã hội có rất nhiều trường hợp đương sự (người tham gia vụ án) không có các giấy tờ theo quy định tại Điều 100 nên Luật đất đai đã chia thành 2 trường hợp tách biệt để phân định rõ thẩm quyền, cụ thể là:

  • Tranh chấp đất đai bắt buộc phải giải quyết tại Tòa án nhân dân là khi tranh chấp mà một trong các bên có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai.
  • Ngược lại, trường hợp tranh chấp đất đai khi các bên không có giấy tờ theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì các bên có thể nộp hồ sơ khởi kiện tới Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân để yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Nếu bạn đọc chưa rõ hãy cùng Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách giải đáp qua các trường hợp cụ thể sau đây.

Câu hỏi của bạn đọc:

Xin chào Luật sư đất đai Thái Bình. Tôi là Nguyễn Văn Khang, 58 tuổi. Hiện nay, gia đình tôi có tranh chấp đất với gia đình người bán đất cho chúng tôi trước đây. Cụ thể là: năm 1993, tôi có mua đất của ông Nguyễn Đình Kình – 50 tuổi. Chúng tôi có giấy mua bán viết tay và không có công chứng, chứng thực của Ủy ban nhân dân. Trong giấy mua bán, Trưởng thôn thời đó là ông Trương Văn Kha đã chứng kiến và làm chứng. Sau khi mua, tôi và gia đình đã xây dựng nhà ở và các công trình kiên cố trên đất. Từ đó tới nay không có tranh chấp, có đóng thuế theo kỳ thu của Ủy ban hằng năm.

Từ năm 1993 đến nay, tôi là người trực tiếp đóng thuế sử dụng đất chứ không phải ông Kình. Thế nhưng, không biết vì lý do gì và nghe ai tư vấn đất đai, năm 2020, ông Kình có hành vi sinh sự và gây hấn đòi lại quyền sử dụng mảnh đất đã bán cho tôi. Hiện nay, chúng tôi vẫn chưa được cấp sổ đỏ do đang còn một số vấn đề về giấy tờ. Vậy trường hợp của tôi có thể nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai tới cơ quan nào? Mong Luật sư tư vấn.

Luật sư tư vấn trả lời:

Luật sư Luật Hùng Bách cảm ơn bác Khang đã gửi câu hỏi tới chúng tôi. Đối với câu hỏi của bác chúng tôi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất, trường hợp tranh chấp đất đai của gia đình bác là tranh chấp về quyền sử dụng đất. Do vậy, theo quy định pháp luật hiện hành, các trường hợp tranh chấp quyền sử dụng đất thì phải được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã/phường trước khi khởi kiện tranh chấp. Trước tiên, gia đình cần thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã/phường. Nếu gia đình chưa biết cách nộp đơn; soạn đơn hòa giải tranh chấp đất đai; cách thực hiện thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai thì có thể tham khảo qua bài viết: Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai của Luật Hùng Bách để nắm rõ.

Thứ hai, đối với tranh chấp đất đai một trong các bên tranh chấp không có giấy tờ, tài liệu theo quy định tại Điều 100 Luật đất đai thì được quyền lựa chọn một trong hai cơ quan là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân để yêu cầu giải quyết tranh chấp – (khoản 2 Điều 203 Luật đất đai 2013).

Như vậy, trong trường hợp của gia đình bác Khang, bác cần phải yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã/phường tổ chức hòa giải tranh chấp quyền sử dụng đất rồi mới có thể nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trên đây là nội dung giải đáp Luật sư đất đai thuộc công ty Luật Hùng Bách trả lời câu hỏi của Bác Khang. Nếu bạn đọc cũng có các thắc mắc tương tự về thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai thì vui lòng liên hệ hotline Luật sư đất đai theo số 097.111.5989 (Zalo) để được hỗ trợ tư vấn chi tiết nhất.

Tham khảo thêm bài viết: Cách giải quyết tranh chấp đất đai có sổ đỏ.

Án phí khởi kiện tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền.

Án phí khởi kiện tranh chấp đất đai là bao nhiêu? Ai là người trả án phí? Cách tính bán phí tranh chấp đất đai như thế nào? Hộ nghèo có được miễn giảm tiền án phí tranh chấp đất đai? Án phí tranh chấp đất đai tính như thế nào?… và các câu hỏi khác về án phí tranh chấp đất đai nhận được rất nhiều sự quan tâm của Quý bạn đọc. Sau đây, Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp quý bạn đọc như sau:

Án phí khởi kiện tranh chấp đất đai bao nhiêu tiền? 

Theo quy định pháp luật hiện hành về án phí, án phí tranh chấp đất đai được tính căn cứ theo giá trị của mảnh đất, lô đất, diện tích đất, tài sản đất đai đang có tranh chấp.

Vậy làm cách nào để ước tính được giá trị đất đang tranh chấp để tính án phí? – khi nộp đơn khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, nội dung bắt buộc người khởi kiện phải cung cấp là ước tính giá trị đất đang có tranh chấp để Tòa án làm căn cứ tính tiền tạm ứng án phí theo quy định. Tức là, mức tiền tạm ứng án phí ban đầu được ước tính theo giá trị người khởi kiện kê khai và áp tính theo khung án phí như sau:

aTừ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
bTừ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
cTừ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
dTừ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
đTừ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
eTừ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Ai là người phải nộp án phí tranh chấp đất đai? 

Điều 26 nghị quyết 326/2016/NQ-UBTVQH14 quy định:

Khoản 2 Điều 26 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 Quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí, lệ phí tòa án:

1. Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.

2. Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.

3. Nguyên đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn không được Tòa án chấp nhận.

4. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu không được Tòa án chấp nhận. Bị đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với phần yêu cầu của nguyên đơn đối với bị đơn được Tòa án chấp nhận.

5. Bị đơn có yêu cầu phản tố phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với phần yêu cầu phản tố không được Tòa án chấp nhận. Nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu phản tố của bị đơn được Tòa án chấp nhận.

6. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập không được Tòa án chấp nhận. Người có nghĩa vụ đối với yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải chịu án phí dân sự sơ thẩm theo phần yêu cầu độc lập được Tòa án chấp nhận.

7. Các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án trong trường hợp Tòa án tiến hành hòa giải trước khi mở phiên tòa thì phải chịu 50% mức án phí, kể cả đối với các vụ án không có giá ngạch.

8. Trường hợp các bên đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa sơ thẩm thì các đương sự vẫn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như trường hợp xét xử vụ án đó. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn quy định tại khoản 3 Điều 320 của Bộ luật tố tụng dân sự thì các đương sự phải chịu 50% án phí giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.

9. Trong vụ án có người không phải chịu án phí hoặc được miễn nộp tiền án phí dân sự sơ thẩm thì những người khác vẫn phải chịu tiền án phí dân sự sơ thẩm theo quy định tại Điều này.

10. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.

11. Nguyên đơn trong vụ án dân sự do cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện để bảo vệ quyền, lợi ích của người khác không phải chịu án phí dân sự sơ thẩm.”

+ Ai là người nộp tiền án phí tranh chấp đất đai? Trả lời: Khi khởi kiện, ban đầu nguyên đơn sẽ phải là người nộp tiền tạm ứng án phí tranh chấp đất đai, lưu ý đây là tiền tạm ứng án phí để Tòa án giải quyết. Tức là, số tiền này sẽ có thể được hoàn lại 1 phần hoặc hoàn lại toàn bộ phụ thuộc vào tỉ lệ thắng kiện của nguyên đơn (dựa theo tỉ lệ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận).

+ Ai là người phải chịu tiền án phí tranh chấp đất đai? Trả lời: người phải chịu tiền án phí tranh chấp đất đai có thể là nguyên đơn, bị đơn hoặc cả nguyên đơn, bị đơn.

Lưu ý: 

Thực tế xét xử, án phí tranh chấp đất đai được phân định chi tiết, cụ thể tại bản án, quyết định của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai.

Nếu bạn đọc còn các thắc mắc về cách tính án phí tranh chấp đất đai vui lòng liên hệ hotline luật sư đất đai Thái Bình giỏi theo số 097.111.5989 (Zalo) để được tư vấn hỗ trợ chi tiết nhất.

Luật sư soạn thảo hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai.

Tranh chấp là sự việc không ai muốn xảy ra. Thông thường cũng không có nhiều người dân tìm hiểu về các quy định pháp luật đối với vấn đề này. Vậy nên khi vướng vào tranh chấp người dân gặp khá nhiều khó khăn. Từ đó dẫn đến quá trình hòa giải giải quyết tranh chấp đất đai có thể bị kéo dài; đạt kết quả không tốt; hoặc biên bản không được thừa nhận… Để tránh những vướng mắc này, các bạn có thể tìm đến Luật sư đại diện tham gia hòa giải tranh chấp đất đai để được hỗ trợ.

Đến với Luật Hùng Bách, bạn sẽ được hỗ trợ các dịch vụ sau:

  • Tư vấn về quy định, thủ tục tranh chấp đất đai;
  • Đánh giá hồ sơ tranh chấp đất đai; đưa ra phương án giải quyết vụ việc, phương án thương lượng tối ưu;
  • Soạn hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai chuẩn theo quy định;
  • Tư vấn, cố vấn hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai;
  • Soạn đơn khởi kiện tranh chấp đất đai chuẩn mới nhất 2021;
  • Hỗ trợ soạn đơn và nộp đơn khởi kiện tranh chấp đất đai 2021;
  • Soạn thảo đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo đúng quy định pháp luật;
  • Nhận ủy quyền tham gia đại diện, thay mặt khách hàng làm làm việc với bên còn lại trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai;
  • Tư vấn; hỗ trợ giải quyết thủ tục sau hòa giải tranh chấp đất đai để bảo vệ quyền lợi khách hàng.

Trong bài viết này Luật Hùng Bách đã cung cấp cho các bạn Cách làm đơn đề nghị cơ quan Nhà nước giải quyết hồ sơ tranh chấp đất đai; Quy trình, thủ tục hồ sơ tranh chấp đất đai… Nếu còn có các vướng mắc liên quan đến thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư đại diện tham gia hòa giải tranh chấp đất đai các bạn có thể liên hệ theo số 097.111.5989  (Zalo) hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn trực tiếp.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết liên quan đến “Giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *