Không đăng ký biến động đất đai có bị phạt không?


 Đăng ký biến động đất đai là thủ tục phổ biến đối với người sử dụng đất. Vậy nếu không đăng ký biến động đất đai có bị phạt không? Đây là câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Qua nội dung bài viết dưới đây, Luật Hùng Bách sẽ giải đáp cho bạn đọc những vấn đề liên quan đến thủ tục đăng ký biến động đất đai. Để được tư vấn trực tiếp, bạn đọc có thể liên hệ tới tổng đài theo số điện thoại 0971115989 (có zalo).

Biến động đất đai là gì?

Biến động đất đai là sự thay đổi về thông tin của đất và các tài sản gắn liền trên đất. Ví dụ: chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho người khác, thay đổi hình thức sử dụng đất, …

Theo đó, người sử dụng đất phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai khi có biến động đất đai thuộc một trong các trường hợp pháp luật quy định. Mục đích của thủ tục này là ghi nhận sự thay đổi về một hoặc một số thông tin mà người sử dụng đất đã đăng ký vào hồ sơ địa chính, làm căn cứ pháp lý cho việc sử dụng đất của người đăng ký.  

Không đăng ký biến động đất đai có bị phạt không?
Dịch vụ đăng ký biến động đất đai trọn gói: 0971115989 (có zalo)

Những trường hợp phải đăng ký biến động đất đai.

Theo khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013 thì việc đăng ký biến động được thực hiện đối với trường hợp đã được cấp Giấy chứng nhận hoặc đã đăng ký mà có thay đổi thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

Thực hiện các quyền của người sử dụng đất.

  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất thực hiện các quyền:
    • Chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
    • Thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất;
  • Người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được phép đổi tên;
  • Có thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất;
  • Có thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký;
  • Chuyển mục đích sử dụng đất;
  • Có thay đổi thời hạn sử dụng đất;
  • Chuyển từ hình thức sử dụng đất:
    • Từ Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hàng năm sang hình thức thuê đất thu tiền một lần cho cả thời gian thuê;
    • Từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất;
    • Từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất theo quy định của Luật Đất Đai 2013.

Thay đổi quyền sử dụng đất.

  • Chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của vợ hoặc của chồng thành quyền sử dụng đất chung, quyền sở hữu tài sản chung của vợ và chồng;
  • Chia tách quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất của tổ chức hoặc của hộ gia đình hoặc của vợ và chồng hoặc của nhóm người sử dụng đất chung, nhóm chủ sở hữu tài sản chung gắn liền với đất;
  • Thay đổi quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất:
    • Theo kết quả hòa giải thành về tranh chấp đất đai được Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền công nhận;
    • Thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp để xử lý nợ;
    • Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo về đất đai, quyết định hoặc bản án của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án đã được thi hành;
    • Văn bản công nhận kết quả đấu giá quyền sử dụng đất phù hợp với pháp luật;
  • Xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền sử dụng hạn chế thửa đất liền kề;
  • Có thay đổi về những hạn chế quyền của người sử dụng đất.

Như vậy, người sử dụng đất cần căn cứ vào các trường hợp trên để biết mình có thuộc trường hợp phải đăng ký biến động đất đai, thực hiện đúng theo quy định pháp luật.

Không đăng ký biến động đất đai có bị phạt không?

Trường hợp quá thời hạn pháp luật cho phép thì người sử dụng đất sẽ bị xử phạt. Căn cứ vào khoản 4 Điều 5 Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai quy định trường hợp chuyển đổi quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với cả hai bên chuyển đổi quyền sử dụng đất.

Trường hợp chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký biến động đất đai thì xử phạt vi phạm hành chính đối với bên nhận chuyển quyền sử dụng đất. Trường hợp cho thuê, thế chấp bằng quyền sử dụng đất mà không đăng ký thì xử phạt vi phạm hành chính đối với người sử dụng đất đã cho thuê, đã thế chấp.

Mức xử phạt.

Tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Nghị định 91/2019/NĐ-CP xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai chỉ rõ hình thức và mức xử phạt đối với khu vực nông thôn và thành thị như sau:

  • Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai theo quy định tại các điểm a, b, h, i, k và l khoản 4 Điều 95 của Luật đất đai 2013 tại khu vực nông thôn:
    • Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng nếu trong thời gian 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động;
    • Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng nếu quá thời hạn 24 tháng kể từ ngày quá thời hạn quy định tại khoản 6 Điều 95 của Luật đất đai mà không thực hiện đăng ký biến động.
  • Trường hợp không thực hiện đăng ký biến động đất đai tại khu vực đô thị thì mức xử phạt bằng 02 lần mức xử phạt đối với từng trường hợp tương ứng theo quy định.

Do đó, người sử dụng đất nên thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Ngay sau khi có sự thay đổi về thửa đất và các tài sản gắn liền trên đất đã đăng ký vào hồ sơ địa chính. Tránh trường hợp để quá hạn đăng ký biến động, người sử dụng đất sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, phạt tiền theo quy định pháp luật.

Thủ tục đăng ký biến động đất đai.

Đơn đăng ký biến động.

Người sử dụng đất thuộc một trong các trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động, kê khai đơn đăng ký biến động theo mẫu số 09/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Thông tư 33/2017/TT-BTNMT).

Nơi đăng ký biến động. 

Sau khi điền đầy đủ các thông tin cần thiết trong mẫu đơn, người sử dụng đất nộp đơn đăng ký biến động đất đai tại một trong các nơi sau đây (theo Điều 60 Nghị định 43/2014/NĐ-CP, khoản 19 Điều 1 Nghị định 148/2020/NĐ-CP):

  • Văn phòng đăng ký đất đai, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
  • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cụ thể: 
    • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư, tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
    • Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện tiếp nhận hồ sơ đăng ký biến động đất đai đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam.
  • Ủy ban nhân dân cấp xã nếu hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư có nhu cầu nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
  • Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không: Ban Quản lý khu công nghệ cao, khu kinh tế; Cảng vụ hàng không là đầu mối nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính về đất đai tại khu công nghệ cao, khu kinh tế, cảng hàng không, sân bay dân dụng.

Thời gian giải quyết thủ tục đăng ký biến động.

Căn cứ theo Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP thì thủ tục đăng ký biến động đất đai được giải quyết

  • Đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất không quá 10 ngày trong các trường hợp:
    • Trúng đấu giá quyền sử dụng đất; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai.
    • Xử lý hợp đồng thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất; kê biên bán đấu giá quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất để thi hành án;
    • Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập tổ chức, chuyển đổi công ty.
    • Thỏa thuận hợp nhất hoặc phân chia quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của hộ gia đình, của vợ và chồng, nhóm người sử dụng đất;
    • Đăng ký biến động do đổi tên người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc thay đổi về hình dạng, kích thước, diện tích, số hiệu, địa chỉ thửa đất
    • Thay đổi hạn chế quyền sử dụng đất, thay đổi về tài sản gắn liền với đất so với nội dung đã đăng ký, …
  • Chuyển từ hình thức thuê đất trả tiền hàng năm sang thuê đất trả tiền một lần; từ hình thức Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang hình thức thuê đất, từ thuê đất sang giao đất có thu tiền sử dụng đất là không quá 30 ngày; 

Lưu ý

Mốc thời gian trên được tính kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, nhưng:

  • Không tính thời gian các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Không tính thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã, thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
  • Không tính thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Luật sư thực hiện thủ tục đất đai.

Nếu bạn đọc đang gặp rắc rối liên quan đến đất đai có thể liên hệ tới Luật sư đất đai. Luật sư sẽ tư vấn và giải đáp cho bạn một cách cụ thể. Với kinh nghiệm thực tiễn của Luật sư khi tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến đất đai. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ pháp lý như:

  • Tư vấn soạn hồ sơ đăng ký biến động đất đai;
  • Tư vấn cách thu thập, xin trích lục hồ sơ, bàn đồ địa chính;
  • Tư vấn, nhận ủy quyền tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ, tài liệu còn thiếu;
  • Đưa ra phương án thực hiện thủ tục đất đai để bảo vệ tối ưu quyền lợi của khách hàng;
  • Thay mặt khách hàng làm việc với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
  • Tham gia bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho khách hàng trong những trường hợp tranh chấp đất đai.

Liên hệ Luật sư đất đai Luật Hùng Bách.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hùng Bách. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn pháp lý trong các lĩnh vực Dân sự; Hôn nhân và Gia Đình; Doanh nghiệp; Đất đai; Hình sự;… Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *