Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn như thế nào?


Tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn xảy ra khá phổ biến trong đời sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm được quy định về tranh chấp tài sản vợ chồng sau khi ly hôn. Thủ tục, hồ sơ chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn gồm những gì? Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn đọc có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Nếu bạn đọc còn băn khoăn, cần được hỗ trợ cho trường hợp của mình, bạn có thể liên hệ tới 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Ly hôn rồi có tranh chấp tài sản chung được nữa không?

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được xác định như sau:

  • Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tại ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận chấm dứt hiệu lực của việc chia tài sản chung; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; tài sản được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
  • Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng; được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
  • Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Trong đó:

Thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

  • Khoản tiền thưởng, tiền trúng thưởng xổ số, tiền trợ cấp;
  • Tài sản mà vợ, chồng được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật dân sự đối với vật vô chủ, vật bị chôn giấu, bị chìm đắm, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  • Thu nhập hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.

Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng được hiểu như sau:

  • Hoa lợi phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là sản vật tự nhiên mà vợ, chồng có được từ tài sản riêng của vợ, chồng;
  • Lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng là khoản lợi mà vợ, chồng thu được từ việc khai thác tài sản riêng của vợ, chồng.

Các khoản thu nhập hợp pháp khác của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân gồm:

  • Khoản tiền thưởng; tiền trúng thưởng xổ số; tiền trợ cấp trừ các khoản trợ cấp, ưu đãi mà vợ, chồng nhận về ưu đãi người có công với cách mạng; quyền tài sản khác gắn liền với nhân thân của vợ, chồng;
  • Tài sản mà vợ, chồng xác lập với vật vô chủ, bị chôn giấu, bị chìm đắm, bị đánh rơi, bị bỏ quên; gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước;
  • Thu nhập hợp pháp khác.

Khi ly hôn, ngoài yêu cầu giải quyết quan hệ hôn nhân, cấp dưỡng, con cái… vợ, chồng có thể yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung theo nguyên tắc khoản 1 Điều 7 Thông tư liên tịch 01/2016. Theo đó, vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về toàn bộ các vấn đề, trong đó có cả việc phân chia tài sản. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được mà có yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án phải xem xét, quyết định việc áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận hay theo luật định.

Như vậy, việc chia tài sản chung vợ chồng có thể được giải quyết theo thỏa thuận của vợ, chồng hoặc do Tòa án quyết định. Hai vợ, chồng có thể yêu cầu phân chia tài sản ngay trong đơn ly hôn. Ngược lại, nếu trong đơn không đề cập đến vấn đề này thì tài sản đó vẫn thuộc sở hữu chung vợ chồng.

Tranh chấp tài sản sau ly hôn là gì?

  • Tranh chấp tài sản sau ly hôn là tranh chấp về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn mà các bên đương sự không thể tự thỏa thuận được về vấn đề tài sản và yêu cầu Tòa giải quyết.
  • Hoặc khi ly hôn thì các bên đương sự không yêu cầu giải quyết về tài sản. Nhưng sau khi ly hôn thì hai bên đương sự lại xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp về lợi ích trong việc phân chia tài sản và không thể tự thỏa thuận để đưa ra được kết quả chung.
  • Tài sản được xác định là tài sản do vợ và chồng tạo ra từ các công việc lao động, kinh doanh sản xuất, khoản thu nhập phát sinh từ tài sản riêng của mỗi người và những khoản thu nhập khác phát sinh trong quá trình chung sống vợ chồng; từ các tài sản giá trị được tặng cho, nhận thừa kế trên danh nghĩa cả hai vợ chồng hoặc các tài sản phát sinh khác mà có thỏa thuận đưa vào làm tài sản chung.
  • Đối với tài sản là quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được sau khi kết hôn thì sẽ được coi là tài sản chung. Trừ trường hợp được xác định là tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tài sản đó được cho riêng hoặc thừa kế riêng.
  • Tài sản riêng là phần tài sản mà cá nhân đã sở hữu từ trước khi kết hôn hoặc phát sinh trong thời kỳ hôn nhân nhưng được tặng cho, thừa kế riêng.

Kết luận:

Dù đã ly hôn, nếu có yêu cầu hoặc tranh chấp về tài sản chung thì một trong hai bên hoặc cả hai bên đều có quyền yêu cầu Tòa án phân chia tài sản chung.

Luật giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn.

Thông thường, việc phân chia tài sản của vợ chồng sau khi ly hôn được giải quyết tương tự như trường hợp chia tài sản khi ly hôn. Theo đó, việc phân chia tài sản sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn và nhân gia đình năm 2014.

Vấn đề chia tài sản sau khi ly hôn của vợ chồng sẽ giải quyết theo ba trường hợp sau:

  • Trường hợp 1: Trước khi kết hôn vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận, việc chia tài sản sau ly hôn được thực hiện theo thỏa thuận đã được xác lập.
  • Trường hợp 2: Vợ chồng không có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng hoặc văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ, áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng.
  • Trường hợp 3: Nếu có văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng và văn bản này không bị Tòa án tuyên bố vô hiệu toàn bộ, áp dụng các nội dung của văn bản thỏa thuận để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn. Đối với những vấn đề không được vợ chồng thỏa thuận hoặc thỏa thuận không rõ ràng hoặc bị vô hiệu, áp dụng các quy định chia tài sản theo luật định để chia tài sản.

Trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo luật định, khi ly hôn việc giải quyết tài sản do vợ chồng theo thỏa thuận. Trường hợp vợ chồng không thỏa thuận được thì Tòa án giải quyết theo yêu cầu của vợ, chồng. Giải quyết tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn cần tuân thủ các nguyên tắc như sau:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến:

  • Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
  • Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
  • Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
  • Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật. Nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị. Bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó. Trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định chung.
Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Ví dụ:

Trường hợp sau khi ly hôn ông A và bà B có tranh chấp tài sản chung sau ly hôn là ngôi nhà trị giá 5 tỷ đồng. Theo nguyên tắc tài sản trên sẽ được chia đôi. Tuy nhiên, vì không thể chia đôi nhà nên sẽ chia theo giá trị ngôi nhà. Theo đó mỗi bên sẽ nhận được ½ giá trị ngôi nhà tương đương 2,5 tỷ đồng. Ông A và bà B có quyền thỏa thuận ai sẽ là người được hưởng ngôi nhà. Bên nào nhận nhà sẽ hoàn lại giá trị chênh lệch 2,5 tỷ đồng cho bên còn lại.

Quy định giải quyết tranh chấp về chia tài sản sau khi ly hôn.

Nếu vợ chồng sống chung với gia đình.

Việc chia tài sản chung áp dụng theo Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình 2014. Nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được, vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình. Tỷ lệ chia căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình.

Trường hợp tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần. Khi chia tài sản chung vợ chồng, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó. Và áp dụng chia theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Tài sản chung vợ chồng là quyền sử dụng đất.

Khi giải quyết tranh chấp tài sản chung áp dụng theo Điều 62 Luật Hôn nhân và gia đinh 2014. Cụ thể:

  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản:

Nếu cả hai bên đều có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất thì được chia theo thỏa thuận của hai bên. Nếu không thỏa thuận được, hai bên có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc chia áp dụng theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

Trong trường hợp chỉ một bên có nhu cầu và có điều kiện trực tiếp sử dụng đất, bên đó được tiếp tục sử dụng. Tuy nhiên, bên sử dụng phải thanh toán cho bên kia phần giá trị quyền sử dụng đất mà họ được hưởng.

Trong trường hợp vợ chồng có quyền sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản chung với hộ gia đình. Khi ly hôn phần quyền sử dụng đất của vợ chồng được tách ra và chia theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

  • Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất lâm nghiệp để trồng rừng, đất ở:

Khi giải quyết tranh chấp về chia tài sản sau ly hôn. Tòa án áp dụng chia theo nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn.

  • Đối với loại đất khác, áp dụng chia theo quy định của pháp luật về đất đai.

Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà không có quyền sử dụng đất chung với hộ gia đình. Khi ly hôn quyền lợi của bên không có quyền sử dụng đất và không tiếp tục sống chung với gia đình được giải quyết theo quy định tại Điều 61 của Luật Hôn nhân và gia đình 2014.

Quyền lưu cư của vợ hoặc chồng khi giải quyết tranh chấp tài sản chung:

Nhà ở thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng đã đưa vào sử dụng chung thì khi ly hôn vẫn thuộc sở hữu riêng của người đó. Trường hợp vợ hoặc chồng có khó khăn về chỗ ở thì được quyền lưu cư trong thời hạn 06 tháng kể từ ngày quan hệ hôn nhân chấm dứt. Trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Quyền chia tài sản chung của vợ chồng đưa vào kinh doanh khi giải quyết tranh chấp tài sản chung:

Vợ, chồng đang thực hiện hoạt động kinh doanh liên quan đến tài sản chung có quyền được nhận tài sản đó. Bên nhận tài sản phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản mà họ được hưởng. Trừ trường hợp pháp luật về kinh doanh có quy định khác.

Quyền và nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba:

Là nghĩa vụ thực hiện các khoản nợ mà vợ chồng đã xác lập trong thời kỳ hôn nhân đối với người thứ ba.

Việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba chia ra hai trường hợp sau:

  • Đối với nghĩa vụ chung gồm các nghĩa vụ do vợ chồng cùng nhau xác lập giao dịch; nghĩa vụ phát sinh nhằm phục vụ nhu cầu thiết yếu của gia đình; bồi thường thiệt hại do con gây ra;…. thì sẽ do hai vợ chồng cùng nhau thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
  • Đối với nghĩa vụ riêng của mỗi bên phát sinh trước khi kết hôn; nghĩa vụ do một bên xác lập không vì nhu cầu gia đình; nghĩa vụ phát sinh từ tài sản riêng của người nào thì người đó có nghĩa vụ thanh toán.

Như vậy, sau khi đã ly hôn, tùy vào chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân mà việc giải quyết tranh chấp sẽ có hình thức giải quyết khác nhau. Nhưng về cơ bản việc tranh chấp chia tài sản sau ly hôn sẽ được giải quyết theo nguyên tắc giống như chia tài sản khi ly hôn. Việc này đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của cả hai bên trong quá trình phân chia tài sản.

Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn.

Để Tòa án thụ lý và giải quyết đơn yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng sau khi ly hôn. Đơn yêu cầu của bạn cần có các nội dung chính sau đây:

  • Địa điểm và ngày tháng năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết;
  • Thông tin về người khởi kiện, người bị kiện;
  • Trình bày nội dung thông tin từng vấn đề yêu cầu Tòa án giải quyết;
  • Danh sách các giấy tờ, tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện;
  • Chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện phần cuối đơn.

Bạn cần đảm bảo đủ các thông tin cần thiết. Điều này tránh mất thời gian cho việc sửa đổi, bổ sung thông tin theo yêu cầu của Tòa án. Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn cần tuân thủ hình thức và nội dung như đơn khởi kiện dân sự tại Mẫu số 23. Ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Mẫu đơn tranh chấp tài sản sau ly hôn
Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản chung khi ly hôn

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Để giải quyết tranh chấp tài sản sau khi ly hôn thì phải thực hiện theo các bước dưới đây, bao gồm:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện.

Người khởi kiện (Nguyên đơn) chuẩn bị hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn.

Bước 2: Nơi nộp hồ sơ và vụ án được thụ lý giải quyết.

  • Nguyên đơn tiến hành nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện theo luật định hoặc theo thỏa thuận.
  • Nếu đối tượng tranh chấp ở đây là bất động sản thì nguyên đơn phải nộp hồ sơ khởi kiện ở Tòa án nhân dân nơi có bất động sản đang tranh chấp.
  • Nếu tranh chấp có yếu tố nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Khi Tòa án tiếp nhận hồ sơ khởi kiện. Trong thời hạn 08 ngày làm việc, Tòa án có trách nhiệm ra một trong các 3 loại thông báo sau:

  • Nếu hồ sơ, tài liệu cung cấp cho Tòa án chưa đủ điều kiện thụ lý. Tòa án sẽ ra Thông báo sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
  • Nếu hồ sơ khởi kiện không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó. Tòa án sẽ ra Thông báo trả lại đơn khởi kiện;
  • Nếu hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản chung vợ chồng sau hôn nhân đã đáp ứng điều kiện theo quy định. Tòa án sẽ ra Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí.

Khi nguyên đơn nhận được Thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, nguyên đơn có trách nhiệm số tiền theo thông báo tại Cơ quan Chi cục thi hành án cùng cấp của Tòa án nhân dân có thẩm quyền. Sau khi nộp tiền tạm ứng án phí, vụ án chính thức được thụ lý giải quyết theo quy định pháp luật.

Bước 3: Giải quyết vụ án.

  • Sau khi vụ án được thụ lý, Tòa án nhân dân có thẩm quyền tiến hành thủ tục giải quyết, mở phiên tòa xét xử.
  • Thời gian giải quyết vụ án tranh chấp tài sản sau ly hôn vào khoảng 4 tháng đến 6 tháng, tùy thuộc vào đối tượng tài sản và mức độ phức tạp của vụ án.

Hồ sơ giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Đối với tranh chấp về tài sản sau khi ly hôn. Hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn gồm:

  • Đơn khởi kiện được soạn theo mẫu pháp luật quy định;
  • Bản sao chứng thực của CMND/CCCD của nguyên đơn (vợ hoặc chồng);
  • Xác nhận nơi cư trú của nguyên đơn (vợ hoặc chồng);
  • Bản sao chứng thực CMND/CCCD của bị đơn;
  • Những giấy tờ có giá trị pháp lý ghi nhận địa chỉ thường trú/nơi ở hiện tại được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của bị đơn;
  • Các giấy tờ có giá trị pháp lý về tài sản đang tranh chấp về yêu cầu giải quyết;
  • Trường hợp tranh chấp về tài sản riêng, phải cung cấp thêm các loại giấy tờ chứng minh tài sản đó là tài sản riêng;
  • Bản sao quyết định ly hôn.

Chi phí giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Về chi phí khi yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn. Tùy thuộc vào giá trị tài sản,  tính chất vụ việc. Thông thường sẽ bao gồm:

Án phí giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn:

Theo quy định của pháp luật, mức án phí đối với yêu cầu chia tài sản được tính như sau:

Mức án phí chia tài sản chung vợ chồng sau khi ly hôn

Mức chi phí chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn:

  • Phí thuê Luật sư tư vấn theo giờ: Thông thường, phí thuê Luật sư tư vấn từ 500.000 đồng tới vài triệu đồng/1h. Mức phí này do văn phòng Luật sư đặt ra. Do đó, còn tùy thuộc vào quy chế làm việc của các văn phòng.
  • Phí thuê Luật sư tư vấn trọn gói: Mức phí thuê Luật sư tư vấn trọn gói vụ việc chỉ từ 2.000.000 đồng. Mức phí có thể cao hơn tùy thuộc vào độ phức tạp của vụ việc; số năm kinh nghiệm của Luật sư; thời gian, công sức Luật sư nghiên cứu, đánh giá vấn đề và đưa ra phương hướng giải quyết.
  • Phí thuê Luật sư soạn thảo đơn: cũng tương tự như chi phí thuê Luật sư tư vấn vụ việc. Chi phí thuê Luật sư soạn thảo đơn yêu cầu chia tài sản vợ chồng sau khi ly hôn giao động từ 1.500.000 đồng tới 5.000.000 đồng.
  • Phí thuê Luật sư ly hôn trọn gói: Chi phí thuê Luật sư hỗ trợ trọn gói tùy thuộc vào tính chất từng vụ việc; thời gian, công sức Luật sư bỏ ra để nghiên cứu, tham gia vụ việc; kinh nghiệm lâu năm của Luật sư trong nghề.

Các trường hợp được miễn, giảm nộp tiền án phí chia tài sản khi ly hôn.

Trường hợp được miễn nộp tiền tạm ứng án phí gồm:

  • Người lao động khởi kiện đòi tiền lương; trợ cấp mất việc làm; trợ cấp thôi việc; BHXH; tiền bồi thường về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Giải quyết những vấn đề về bồi thường thiệt hại ;hoặc vì bị sa thải, chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật;
  • Người khiếu kiện quyết định hành chính; hành vi hành chính trong việc áp dụng hoặc thi hành biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Người yêu cầu cấp dưỡng; xin xác nhận cha, mẹ cho con chưa thành niên; con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự;
  • Người yêu cầu bồi thường về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín;
  • Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo;
  • Người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng;
  • Đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn;
  • Thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Trường hợp được giảm tiền tạm ứng án phí.

Xem thêm: Mẫu đơn xin miễn giảm án phí tòa án mới nhất

Cũng theo quy định tại Điều 13 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14. Tòa án có thể giảm 50% mức tạm ứng án phí, án phí mà người đó phải nộp nếu gặp sự kiện bất khả kháng khiến bản thân không còn đủ tài sản để nộp. Kèm theo đó là xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú. Trong đó, sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015. Đây là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước và không thể khắc phục được. Mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.

Để được giảm án phí, người có nghĩa vụ nộp phải gửi đơn cho Tòa án có thẩm quyền yêu cầu giảm án phí. Đơn phải kèm theo các chứng cứ, tài liệu chứng minh bản thân đủ điều kiện được giảm án phí.

Dịch vụ giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn.

Thực tế, việc tranh chấp tài sản khi ly hôn sẽ phức tạp hơn các vụ ly hôn thông thường. Vì vậy, thời gian giải quyết cũng kéo dài hơn. Nếu có thêm các yếu tố như bị đơn mất tích, có yếu tố nước ngoài,… thì vụ việc càng khó giải quyết hơn. Để đảm bảo được quyền lợi chính đáng của mình cũng như rút ngắn thời gian giải quyết, bạn nên tìm cho mình luật sư ly hôn chia tài sản để được hỗ trợ. Đến với dịch vụ luật sư hỗ trợ giải quyết thủ tục ly hôn, bạn sẽ:

  • Hướng dẫn, tư vấn chuẩn bị hồ sơ, tài liệu và chứng cứ liên quan để nộp lên Tòa án;
  • Soạn thảo đơn khởi kiện ly hôn tranh chấp tài sản theo mẫu chuẩn của Tòa án;
  • Tư vấn hướng dẫn thủ tục ly hôn nhanh;
  • Tư vấn, bảo vệ quyền lợi cho khách hàng tại các cấp Tòa án; giải quyết tranh chấp có liên quan;
  • Tư vấn tài sản chung, tài sản riêng, tài sản có trước và sau thời kỳ hôn nhân;
  • Tư vấn các quyền lợi khi đưa ra yêu cầu ly hôn tranh chấp tài sản;
  • Đưa ra giải pháp giúp giảm thiểu rủi ro tối đa;

Tự tin với đội ngũ luật sư và chuyên viên nhiều kinh nghiệm hoạt động, Luật Hùng Bách luôn đem đến cho bạn dịch vụ pháp lý tốt nhất, sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ khách hàng.

Liên hệ Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn – Luật Hùng Bách.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của  Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Giải quyết tranh chấp tài sản sau ly hôn như thế nào?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

TN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *