LÀM ĐƠN XIN XÁC NHẬN CHA CON MẤT BAO LÂU?


Đơn xin xác nhận cha con là tài liệu bắt buộc khi thực hiện thủ tục xác nhận quan hệ cha con. Việc chuẩn bị hồ sơ xác nhận cha con bao gồm việc xác định các thông tin gồm: Thông tin cá nhân; thông tin cư trú, liên lạc; thông tin xác nhận quan hệ cha con…. Bài viết “Làm đơn xin xác nhận cha con mất bao lâu?” do Luật Hùng Bách biên soạn hướng dẫn chi tiết quy trình thu thập và chuẩn bị hồ sơ và thời gian xử lý thực hiện thủ tục xin xác nhận quan hệ cha con. Bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline: 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Các trường hợp cần làm đơn xin xác nhận cha con.

Hiện nay, quy trình và thủ tục xin xác nhận quan hệ cha con đang là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Về quy định pháp luật tại Việt Nam, quan hệ cha – mẹ – con được điều chỉnh tại Luật Hôn nhân gia đình 2014.

Điều 88. Xác định cha, mẹ

1. Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân là con chung của vợ chồng.

Con được sinh ra trong thời hạn 300 ngày kể từ thời điểm chấm dứt hôn nhân được coi là con do người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân.

Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận là con chung của vợ chồng.

2. Trong trường hợp cha, mẹ không thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định.

Theo đó, việc làm đơn xin nhận con ruột thường rơi vào các trường hợp sau đây:

  • Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch không ghi nhận thông tin người cha trên giấy khai sinh:

Một số trường hợp nam nữ sống như vợ chồng chưa hoặc không đăng ký kết hôn, việc đăng ký khai sinh cho con sẽ không ghi nhận thông tin người cha do không có thông tin trong sổ hộ tịch. Theo đó, việc xác nhận cha con sẽ căn cứ theo các tài liệu chứng cứ của người yêu cầu cung cấp.

  • Trường hợp cơ quan đăng ký hộ tịch ghi nhận thông tin người cha trên giấy khai sinh:

Một số trường hợp thông tin người cha được xác nhận theo quan hệ vợ chồng, tuy nhiên thực tế con sinh ra không cùng huyết thống với con trên giấy tờ. Do đó cần tiến hành thủ tục xác nhận quan hệ cha con tại cơ quan có thẩm quyền để cập nhật thông tin hộ tịch.

  • Trường hợp con sinh ra bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản.
  • Trường hợp con sinh ra bằng phương pháp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.

Mẫu đơn xin xác nhận cha con mới nhất.

Tùy thuộc vào cơ quan giải quyết yêu cầu xác nhận quan hệ cha con, mẫu đơn xin xác nhận cha con mới nhất được quy định như sau:

Mẫu đơn xin xác nhận cha con tại cơ quan hộ tịch

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập- Tự Do – Hạnh Phúc

TỜ KHAI ĐĂNG KÝ NHẬN CHA, MẸ, CON

Kính gửi:………………………………………………………………………………………………………………………………………

Họ, chữ đệm, tên người yêu cầu:………………………………………………………………………………………………………………………………

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:…………………………………………………..Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Giấy tờ tùy thân:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Quan hệ với người nhận cha/mẹ/con:……………………………………………………………………………………………………………………..

Đề nghị Quý cơ quan công nhận người có tên dưới đây:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Ngày, tháng, năm sinh:……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Dân tộc:…………………………………………………..Quốc tịch:…………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân:…………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Là………………………………..của những người có tên sau đây:

Họ, chữ đệm, tên:………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Dân tộc:…………………………………………………..Quốc tịch:……………………………………………………………………………………………….

Nơi cư trú:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Giấy tờ tùy thân:……………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Tôi cam đoan việc nhận…………………………………………..nói trên là đúng sự thật, tự nguyện, không có tranh chấp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam đoan của mình.

Kính đề nghị Quý cơ quan đăng ký

Làm tại:……………………………ngày…….tháng……năm…..

Người yêu cầu

(Ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên)

Biểu mẫu đơn xin xác nhận cha con tại Ủy ban nhân dân được được ban hành theo thông tư số 04/2020/TT-BTP. Liên hệ Luật Hùng Bách để tham khảo về mẫu đơn cũng như tư vấn về quy trình giải quyết. Hotline:…

Mẫu đơn xin xác nhận cha con tại Tòa án nhân dân mới nhất

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân ……………………………………

Người khởi kiện:………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………..…………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: …………………………………………………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………….……………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)…………………………….……………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………..………..…

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) ………………………….…………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

…………………………………………………………………………….……………………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..…………………………………………………………………………………………..………………………………………………………………………………Người làm chứng (nếu có)……………………………………….………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….……………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Người làm chứng (nếu có)……………………………………….………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……………………………………………………………………….…………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………………..…….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………………………….. (nếu có)

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

  1. ……………………………………………………………………………………….
  2. ………………………………………………………………………………………
  3. ……………………………………………………………………………………….
  4. ……………………………………………………………………………………….
  5. ……………………………………………………………………………………….
  6. ……………………………………………………………………………………….
  7. ……………………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)

              Người khởi kiện 

 

Biểu mẫu số 23-DS được ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách trong trường hợp phát sinh tranh chấp. Hotline: 0966.053.058 (Zalo).

Làm đơn xác nhận cha con mất bao lâu?
Liên hệ tư vấn, hỗ trợ làm đơn xác nhận cha con: 0966.053.058 (Zalo).

Cách viết đơn xin xác nhận cha con.

Theo quy trình giải quyết hồ sơ đăng ký xác nhận quan hệ cha con, tờ khai đăng ký cần có đầy đủ các thông tin như sau:

Thông tin cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin xác nhận cha con:

  • Xác định chính xác cơ quan có thẩm quyền đăng ký và giải quyết yêu cầu theo đúng quy định.
  • Thông tin người yêu cầu – Cung cấp đầy đủ thông tin người yêu cầu bao gồm:
  • Họ và tên: Kê khai đúng theo tên đăng ký trên giấy tờ tùy thân.
  • Nơi cư trú: Nơi đăng ký thông tin thường trú; tạm trú.
  • Giấy tờ tùy thân: Bao gồm cái loại giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác. Thông tin cấp bao gồm số giấy tờ, cơ quan cấp và ngày cấp.

Thông tin người được yêu cầu xác nhận quan hệ cha con:

  • Họ và tên: Kê khai theo thông tin trên giấy khai sinh; chứng minh nhân dân; căn cước công dân.
  • Nơi cư trú: Nơi có thông tin cư trú hiện tại.
  • Giấy tờ tùy thân: Kê khai theo thông tin trên giấy tờ như CMND/CCCD/Hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ tùy thân khác.

Thông tin yêu cầu:

  • Trình bày cụ thể quan hệ nhân thân giữa người yêu cầu và người được yêu cầu cùng các thông tin của người đó, bao gồm: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; Hộ khẩu thường trú.

Người viết đơn xin xác nhận cha con ruột cần cung cấp đầy đủ chính xác các thông tin và đầy đủ nội dung yêu cầu. Trường hợp không xác định được các thông tin trên. Bạn đọc có thể liên hệ Luật sư Luật Hùng Bách để được hỗ trợ tư vấn, soạn thảo hồ sơ qua Hotline: 0966.053.058 (Zalo).

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết đơn xin xác nhận cha con?

Điều 101 Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định:

Điều 101. Thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con

1. Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền xác định cha, mẹ, con theo quy định của pháp luật về hộ tịch trong trường hợp không có tranh chấp.

2. Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc xác định cha, mẹ, con trong trường hợp có tranh chấp hoặc người được yêu cầu xác định là cha, mẹ, con đã chết và trường hợp quy định tại Điều 92 của Luật này.

Quyết định của Tòa án về xác định cha, mẹ, con phải được gửi cho cơ quan đăng ký hộ tịch để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch; các bên trong quan hệ xác định cha, mẹ, con; cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết đơn xin xác nhận cha con ruột được xác định như sau:

Đơn xin xác nhận cha con ruột được vợ chồng thừa nhận, không phát sinh tranh chấp.

Thẩm quyền giải quyết thuộc Cơ quan đăng ký hộ tịch nơi cư trú của người yêu cầu xác định quan hệ cha con.

Luật Hộ tịch 2014 quy định Ủy ban nhân dân là cơ quan có thẩm quyền đăng ký nhận cha con. Việc xác định thẩm quyền giải quyết hồ sơ đăng ký nhận cha con như sau:

  • Ủy ban nhân dân cấp xã:

Giải quyết các trường hợp đăng ký nhận cha con mà người nhận hoặc người đăng ký nhận có thông tin cư trú thuộc phạm vi hành chính của địa phương.

  • Ủy ban nhân dân cấp huyện:

Giải quyết các trường hợp đăng ký nhận cha, con có yếu tố nước ngoài theo quy định tại Luật Hộ tịch 2014.

  • Cơ quan đại điện của Việt Nam ở nước ngoài:

Giải quyết các trường hợp đăng ký nhận cha con giữa hai công dân Việt Nam đang cư trú ở nước ngoài với nhau và giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đang cùng cư trú ở nước ngoài.

Đơn xin xác nhận cha con ruột phát sinh tranh chấp hoặc người được yêu cầu, người yêu cầu được đã chết.

Thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân nơi người yêu cầu có thông tin cư trú.

Lưu ý: Tòa án thụ lý và giải quyết yêu cầu của người thân thích trong trường hợp người có yêu cầu đã chết theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.

Thời gian giải quyết đơn xin xác nhận cha con là bao lâu?

Tùy thuộc vào vụ việc, thời gian giải quyết đơn xin xác nhận cha con được quy định. Ví dụ thời gian giải quyết đơn xin xác nhân cha con tại UBND xã là 03 ngày làm việc kể từ khi cán bộ Tư pháp – Hộ tịch nhận đầy đủ hồ sơ giấy tờ theo quy định. Lưu ý: Trường hợp đơn yêu cầu cần được xác minh, làm rõ, việc giải quyết đơn xin xác nhận cha con có thể được gia hạn đến 05 ngày làm việc.

Thời gian giải quyết đơn xin xác nhận cha con có tranh chấp trong trường hợp này có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp việc xác nhận quan hệ cha con, Tòa án xem xét và giải quyết yêu cầu theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Bộ Luật Tố tụng Dân sự 2015. Cụ thể thời gian chuẩn bị xét xử vụ án yêu cầu xác định cha con theo quy định là 04 tháng kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ. Trong trường hợp vụ án phức tạp, cần thu thập thêm hồ sơ; tài liệu; … thời gian chuẩn bị xét xử có thể được gia hạn thêm 02 tháng.

Quy trình giải quyết đơn xin xác nhận con ruột.

Hỏi – Đáp: “Chào Luật sư, trước đây tôi có chung sống và có con với bạn gái cũ, tuy nhiên sau đó chúng tôi chia tay mà không tiến đến mối quan hệ vợ chồng. Con tôi vẫn đang được bạn gái cũ chăm sóc, nhưng trên giấy tờ không có thông tin người cha. Hiện nay tôi cần làm đơn xin nhận con ruột. Rất mong được Luật sư tư vấn và hướng dẫn thủ tục cần thực hiện.”

Luật sư trả lời: Chào bạn, quy trình,thủ tục xin nhận con ruột được đối với từng trường hợp mà. Cụ thể như sau:

Trường hợp đơn xác nhận con ruột thuộc thẩm quyền của cơ quan hộ tịch.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ:

  • Tờ khai đăng ký nhận cha con (theo mẫu).
  • Tài liệu, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con ruột bao gồm:

Văn bản; tài liệu được xác nhận bởi cơ quan có thẩm quyền. Văn bản, tài liệu được xác nhận, cam đoan bởi các bên nhận cha con. Đối với trường hợp người làm chứng yêu cầu ít nhất 2 người có văn bản xác nhận.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền:

  • Xác định chính xác Cơ quan hộ tịch nơi có thẩm quyền giải quyết. Liên hệ và tiến hành nộp hồ sơ theo đúng quy định pháp luật.

Lưu ý: Việc nộp hồ sơ có thể được thực hiện theo các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan: Liên hệ cán bộ hộ tịch và cung cấp đầy đủ giấy tờ tài liệu.
  • Nộp hồ sơ theo đường bưu điện: Chuẩn bị hồ sơ và gửi đến Cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền.
  • Nộp hồ sơ trực tuyến: Việc nộp hồ sơ trực tuyến sẽ rút ngắn thời gian cũng như công sức đi lại cho người thực hiện. Tuy nhiên, mỗi địa phương sẽ có những quy định và chính sách thực hiện khác nhau. Bạn đọc nên tham khảo kỹ hướng dẫn và quy định ở địa phương trước khi nộp hồ sơ trực tuyến.

Bước 3: Nhận kết quả và đăng ký nhận bản sao:

  • Sau khi nộp đầy đủ hồ sơ, người yêu cầu sẽ được cán bộ hộ tịch bàn giao biên bản giao nhận giấy tờ cùng với thời gian trả kết quả. Căn cứ theo biên nhận, người yêu cầu đến nhận bản chính giấy khai sinh kèm bản sao theo nội dung đăng ký.
  • Trường hợp gửi đơn qua đường bưu điện, người yêu cầu căn cứ theo giấy báo phát và đến nhận kết quả theo thời hạn quy định.

Trường hợp việc xác định quan hệ cha con có tranh chấp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ khởi kiện nhận cha con:

Người khởi kiện soạn thảo, chuẩn bị hồ sơ và nộp đến Tòa án nhân dân theo cách sau:

  • Nộp đơn trực tiếp đến Tòa án.
  • Nộp đơn qua dịch vụ bưu chính.
  • Nộp đơn trực tuyến trên hệ thống công thông tin của Tòa án.

Hồ sơ có thể nộp trực tiếp tại Toà, nộp qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tuyến trên hệ thống cổng thông tin điện tử của Toà án.

Bước 2: Nhận thông báo và thực hiện nghĩa vụ đóng án phí, lệ phí Tòa án.

Người làm đơn khởi kiện xác nhận con ruột cần đóng án phí, lệ phí Tòa án trong vòng 07 ngày kể từ khi nhận được thông báo. Nếu không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn trên, Tòa án sẽ ra thông báo trả hồ sơ theo đúng quy định.

Bước 3. Tham gia giai đoạn chuẩn bị xét xử vụ án.

Trong giai đoạn này, người khởi kiện sẽ thực hiện các công việc:

  • Tiếp nhận thông báo hòa giải tại Trung tâm đối thoại hòa giải của Tòa án.Luật Hòa giải đối thoại tại Tòa án quy định người yêu cầu có quyền lựa chọn mở phiên hòa giải. Tuy đây không phải là quy trình bắt buộc, nhưng cũng nằm trong quy trình giải quyết vụ việc. Người yêu cầu có thể làm đơn từ chối hòa giải để bỏ qua bước này.
  • Tham gia các buổi làm việc theo lịch triệu tập của Tòa án.
  • Thu thập, cung cấp các tài liệu liên quan đến vụ án.
  • Yêu cầu và đóng lệ phí, án phí tố tụng (nếu có).

Bước 4. Mở phiên Tòa xét xử vụ án.

Liên hệ Luật sư theo số Hotline: 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn quy trình giải quyết đơn xin nhận con ruột.

Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ thủ tục xác nhận cha con.

Hồ sơ xin xác nhận cha con đối với từng trường hợp sẽ có quy trình giải quyết khác nhau. Do vậy Luật sư Luật Hùng Bách sẽ hỗ trợ bạn những nội dung sau:

  • Tư vấn soạn thảo hồ sơ xin xác nhận cha con. Hướng dẫn cách thức thu thập các giấy tờ, tài liệu cần thiết.
  • Tư vấn quy trình thủ tục giải quyết của việc đăng ký nhận con tại Cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn về mức án phí, lệ phí nhà nước tại Cơ quan có thẩm quyền.
  • Tư vấn, hướng dẫn phương án giải quyết khi phát sinh tranh chấp. Cử cán bộ, Luật sư tham gia bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
  • Tư vấn các vướng mắc cụ thể của khách hàng về thủ tục nhận con.
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục xét nghiệm ADN.
  • Thay mặt khách hàng thực hiện thủ tục tại Cơ quan có thẩm quyền. Giúp khách hàng hạn chế tối đa thời gian làm việc cũng như tối ưu chi phí giải quyết.

Liên hệ tư vấn, hỗ trợ dịch vụ xác nhận cha con – Luật Hùng Bách.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết “Làm đơn xin xác nhận cha con mất bao lâu?” và các quy định liên quan. Nếu bạn quan tâm hoặc có những vướng mắc liên quan đến chủ đề này. Bạn có thể liên hệ với Luật sư theo Hotline: 0966.053.058 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Trân trọng!

Đánh giá bài viết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *