Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân


Trong cuộc sống hôn nhân, tài sản là một vấn đề cực kì quan trọng. Nó là yếu tố ảnh hưởng lớn đến sự hạnh phúc và bền vững của cuộc sống vợ chồng. Vậy vấn đề định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng được pháp luật quy định như thế nào? Vợ hoặc chồng có quyền tự định đoạt tài sản chung mà không cần hỏi ý kiến bên kia hay không? Trong bài viết sau, Công ty Luật Hùng Bách sẽ cùng các bạn giải đáp những thắc mắc trên. Nếu bạn đọc cần tư vấn rõ hơn về trường hợp của mình có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (có zalo) .

Tài sản chung của vợ chồng là gì?

Theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014. Tài sản chung của vợ, chồng được hiểu là: tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung; được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung; quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

quyền định đoạt tài sản chung
Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là quyền mà vợ, chồng có thể mua bán, chuyển nhượng tài sản chung. Trong thời kỳ hôn nhân. Để phục vụ các nhu cầu chung của gia đình, nhu cầu cá nhân của từng thành viên trong gia đình, phát triển kinh tế thì tất yếu dẫn đến việc định đoạt các tài sản chung như đã đề cập ở trên. Luật hôn nhân gia đình hiện hành cũng đáp ứng nhu cầu trên bằng việc thiết lập hành lang pháp lý cho hành vi này.

Quyền này không phải lúc nào cũng được tự ý thực hiện mà tùy theo từng trường hợp cụ thể. Giới hạn này được đặt ra nhằm đảm bảo sự an toàn cho tài sản chung. Tránh việc một bên lợi dụng quyền này và dẫn đến sự tiêu hao quá giới hạn của tài sản chung, từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống gia đình.

Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân.

Quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân được quy định trong luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các văn bản hướng dẫn liên quan. Trong đó, hai điều luật quan trọng nhất, đặt cơ sở cho quyền này chính là điều 29 và điều 35.

Điều 29. Nguyên tắc chung về chế độ tài sản của vợ chồng

1. Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập.

2. Vợ, chồng có nghĩa vụ bảo đảm điều kiện để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

3. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ về tài sản của vợ chồng mà xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, chồng, gia đình và của người khác thì phải bồi thường.

Điều 35. Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung

1. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận.

2. Việc định đoạt tài sản chung phải có sự thỏa thuận bằng văn bản của vợ chồng trong những trường hợp sau đây:

a) Bất động sản;

b) Động sản mà theo quy định của pháp luật phải đăng ký quyền sở hữu;

c) Tài sản đang là nguồn tạo ra thu nhập chủ yếu của gia đình.

Xem thêm: Chia tài sản ly hôn khi sống chung với nhà chồng

Tình huống Luật sư tư vấn.

Chào luật sư! Tôi và vợ cưới nhau đã được ba năm nhưng kinh tế vẫn chưa ổn định. Sắp tới vợ tôi lại chuẩn bị sinh con nên phí sinh hoạt cho gia đình sẽ còn tốn kém nhiều nữa. Tôi có ý định bán chiếc xe ô tô do bố mẹ vợ cho hai đứa khi mới kết hôn. Mục đích là để lấy tiền đầu tư vào bất động sản nhằm kiếm thêm thu nhập. Tôi đã nghiên cứu kỹ cách thức sinh lời nhưng khi vợ tôi lại không đồng ý. Tôi muốn hỏi tôi có thể tự bán chiếc xe kia mà không cần sự đồng ý của vợ không?

Cảm ơn bạn đã đặt câu hỏi cho Luật Hùng Bách. Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau: Đầu tiên, cần xác định rằng chiếc xe ô tô kia là tài sản chung của hai vợ chồng. Do được bố mẹ tặng cho cả hai sau khi kết hôn, là tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Thứ hai, theo quy định của pháp luật. Ô tô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu. Do đó, theo khoản 2 điều 35 Luật hôn nhân gia đình 2014. Bạn buộc phải có sự đồng ý bằng văn bản từ vợ mới có thể bán chiếc xe kia. Việc bạn tự ý bán chiếc xe là trái pháp luật và sẽ bị coi là vô hiệu ngay từ đầu.

Vợ/chồng có được bán đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân?

Xem thêm: Đất đai có phải tài sản chung khi vợ hoặc chồng là người nước ngoài?

Tình huống chồng tự ý bán đất trong thời kỳ hôn nhân.

Thưa luật sư! tôi và chồng kết hôn đã được 10 năm. Khi kết hôn, chúng tôi được bố mẹ chồng tặng một lô đất 100m2 ở ngoại thành. Nhưng hai vợ chồng chỉ để không đó do đã có sẵn nhà đất. Chúng tôi dự định sau này sẽ bán lô đất đó lấy tiền cho con đi du học. Mấy hôm trước, chồng tôi đột ngột báo tin là đã bán lô đất cho một người bạn. Do để lấy tiền trả số nợ mà anh ấy nợ do bí mật chơi cổ phiếu trong thời gian qua.

Tôi tức giận phản đối thì anh ấy bảo sổ đỏ đã đưa cho người mua rồi. Tôi muốn hỏi luật sư việc chồng tôi tự ý bán mảnh đất là tài sản chung. Đồng thời không hỏi ý kiến tôi có vi phạm pháp luật không ạ? Liệu có cách nào hủy bỏ việc mua bán nói trên không?

Luật sư tư vấn định đoạt tài sản trong thời kỳ hôn nhân.

Cảm ơn bạn đã gửi một câu hỏi rất thú vị đến cho Luật Hùng Bách. Chúng tôi xin trả lời thắc mắc của bạn như sau:

  • Thứ nhất, việc chồng bạn tự ý bán lô đất trên mà không hỏi ý kiến của bạn là trái với pháp luật về hôn nhân gia đình. Lô đất này là do bố mẹ tặng hai bạn sau khi kết hôn nên nó là tài sản chung của hai vợ chồng, căn cứ vào khoản 1 điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014.
  • Thứ hai, theo khoản 2 điều 35 luật này thì để bán tài sản chung là bất động sản một cách hợp pháp thì cần có sự đồng thuận của cả hai vợ chồng và sự đồng thuận này được thể hiện bằng văn bản. Do đó, giao dịch mua bán đất giữa chồng bạn và người bạn kia là hoàn toàn bất hợp pháp.
  • Thứ ba, do giao dịch là bất hợp pháp nên chắc chắn hợp đồng mua bán đất của giao dịch này chưa được công chứng và lô đất cũng chưa được sang tên.

Do đó, về mặt pháp lý thì vợ chồng bạn vẫn là chủ của mảnh đất. Để giữ hòa khí giữa các bên bạn nên ưu tiên giải quyết vụ việc theo hướng thương lượng, hòa giải. Bạn có thể nói chuyện lại với chồng, hai bên cùng thống nhất trả lại khoản nợ cho bên vay rồi mang trả để người cho vay trả lại sổ đỏ. Trường hợp anh bạn này không chịu nhận tiền, trả sổ thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án yêu cầu tuyên bố giao dịch vô hiệu, buộc hai bên trả cho nhau những gì đã nhận.

Có được ủy quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng?

Xem thêm: Ly hôn có được ủy quyền không?

Tình huống tư vấn ủy quyền định đoạt tài sản chung vợ chồng.

Thưa luật sư, vợ chồng tôi có một mảnh đất chưa dùng đến, do cả hai gom góp tiền bạc mua được những năm đầu kết hôn. Gần đây, do cần chi phí chữa bệnh cho bố chồng nên vợ chồng tôi muốn bán miếng đất này. Do cả hai vợ chồng không rành về việc mua bán đất nên muốn nhờ một người bạn thông thạo việc này thay mặt vợ chồng tôi thực hiện việc này. Tôi muốn hỏi rằng việc này có hợp pháp hay không?

Luật sư tư vấn ủy quyền định đoạt chung trong thời kỳ hôn nhân.

Đối với trường hợp của bạn Luật sư ly hôn Luật Hùng Bách xin tư vấn như sau: Việc định đoạt tài sản chung vợ chồng bản chất là một giao dịch dân sự về tài sản nên hoàn toàn có thể nhờ người khác thay mặt thực hiện, mà ngôn ngữ pháp lý gọi là ủy quyền. Tuy nhiên, cả việc ủy quyền lẫn việc định đoạt tài sản phải được sự đồng thuận bằng văn bản của cả hai vợ chồng, tương tự như việc tự mình định đoạt tài sản chung đã nêu ở trên. Đặc biệt là việc định đoạt đối với tài sản là bất động sản, văn bản thể hiện ý kiến thống nhất của hai vợ chồng lại càng quan trọng.

Do đó, trong trường hợp này, hai anh chị cùng người bạn kia lập một văn bản. Trong đó có đầy đủ nội dung xác nhận là hai vợ chồng bạn đồng thuận trong việc bán mảnh đất và hai vợ chồng đồng ý trong việc ủy quyền cho người bạn kia thay mặt vợ chồng thực hiện tất cả các quy trình, thủ tục trong việc bán đất. Khi thực hiện được đầy đủ các bước nêu trên, việc ủy quyền của hai vợ chồng bạn là hoàn toàn hợp pháp.

Dịch vụ luật sư tư vấn hôn nhân gia đình.

Công ty Luật Hùng Bách với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tố tụng – chuyên cung cấp dịch vụ Hôn nhân và gia đình đối với mọi loại vụ việc tùy theo yêu cầu của từng khách hàng trên khắp cả nước. Các dịch vụ Hôn nhân và gia đình bao gồm: Ly hôn (ly hôn thuận tình, ly hôn đơn phương); Hủy kết hôn trái pháp luật; Không công nhận quan hệ vợ chồng; Cử Luật sư ly hôn tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong vụ án ly hôn giành quyền nuôi con, ly hôn tranh chấp tài sản nhà đất chung, nợ chung của hai vợ chồng; …

Chúng tôi – với đội ngũ Luật sư giỏi, hội tụ đầy đủ các kỹ năng giải quyết vụ việc; khả năng ứng biến trước các tình huống phát sinh trong quá trình tố tụng. Luật Hùng Bách luôn tự tin cung cấp dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng trên mọi vùng miền.

Liên hệ Luật sư.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hùng Bách về vấn đề Quy định về quyền định đoạt tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn  theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *