Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân


Giải quyết tranh chấp tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn phức tạp không? Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có bị chia khi ly hôn không? Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân khi vợ chồng ly hôn quy định thế nào?… Đây là những câu hỏi mà Công ty Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều khi tư vấn ly hôn cho khách hàng. Mọi thắc mắc, nhu cầu Luật sư hỗ trợ giải quyết tranh chấp tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân khi ly hôn được tiếp nhận qua số 0983.499.828 (Zalo).

Thế nào là tài sản được thừa kế?

Tài sản thừa kế là gì?

Tài sản thừa kế là tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế. Tài sản thừa kế bao gồm: tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác; quyển sử dụng đất là tài sản thừa kế theo quy định của pháp luật dân sự và đất đai.

Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân
Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay riêng?

Tài sản thừa kế còn bao gồm các quyền và nghĩa vụ tài sản của người chết để lại như: quyền đòi nợ, quyền đòi bồi thường thiệt hại; các quyền nhân thân gắn với tài sản như: quyền tác giả, quyền đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp; các khoản nợ, các khoản bồi thường thiệt hại…

Tham khảo nội dung: Chia tài sản khi ly hôn.

Hình thức thừa kế.

Thừa kế theo di chúc.

Thừa kế theo di chúc là hình thức thừa kế mà việc phân chia tài sản thừa kế được thực hiện theo quyết định của người chết được thể hiện trong di chúc. Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Theo quy định tại Điều 626 Bộ Luật dân sự 2015, người lập di chúc có quyền quyết định việc phân chia tài sản của mình sau khi chết, bao gồm các quyền:

  • Chỉ định người thừa kế, truất quyền hưởng di sản của người thừa kế.
  • Phân định phần di sản cho từng người thừa kế.
  • Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng.
  • Giao nghĩa vụ cho người thừa kế.
  • Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản.

Thừa kế theo pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là phương thức dịch chuyển di sản của người chết cho những người còn sống mà giữa họ với người để lại di sản có một trong ba mối quan hệ (hôn nhân, nuôi dưỡng hoặc huyết thống) theo điều kiện thừa kế, hàng thừa kế và trình tự thừa kế mà pháp luật đã quy định tại Điều 650 và Điều 651 Bộ luật dân sự 2015.

Bạn đọc có vướng mắc, cần hướng dẫn, hỗ trợ liên quan tới vấn đề tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân vui lòng liên hệ:

Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình – 0983.499.828 (ZALO)

Quy định về tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân?

Xin chào luật sư Luật Hùng Bách. Tôi hiện sống tại Quảng Ninh. Hiện nay gia đình tôi đang gặp trục trặc. Cụ thể phần đất gia đình tôi đang ở là phần đất được cha ông để lại. Sổ đỏ hiện đang chỉ đứng tên một mình bố tôi. Bố mẹ tôi là vợ chồng hợp pháp có đăng ký kết hôn theo đúng quy định của pháp luật. Năm 2001, mẹ tôi bỏ nhà đi với bồ và sống với bồ từ đó đến nay.
Tuy nhiên, đến bây giờ vẫn chưa li hôn với bố tôi. Nay, bố tôi muốn sang tên sổ đỏ nhà đất cho tôi. Nhưng mẹ tôi phản đối.
Vậy tôi muốn hỏi là bố tôi sang tên sổ đỏ cho tôi có thể thực hiện được không? Và điều kiện nào để thực hiện được việc này? Xin cảm ơn luật sư.

Luật sư ly hôn tư vấn.

Căn cứ Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra; thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng; và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.

Đối với trường hợp của bạn cần phải làm rõ nguồn gốc tài sản đất đai mà bố bạn đang đứng tên trên giấy chứng nhận là tài sản được thừa kế của ông bà hay là tài sản mà Nhà nước công nhận cho bố mẹ trong thời kỳ hôn nhân. Việc xác định nguồn gốc đất cho thấy rằng đất đai là tài sản chung vợ chồng hay là tài sản riêng của mẹ bạn, từ đó mới có thể xác định chủ thể có nào có quyền chuyển nhượng đất.

Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng?

Để xác định tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng thì cần phải xem xét đến nhiều yếu tố như: Người để lại tài sản thừa kế có di chúc hay không có di chúc; trong di chúc để lại tài sản cho vợ hay cho chồng hay cả hai vợ chồng; Tài sản thừa kế được chia theo pháp luật khi không có di chúc;…Bạn đọc có thể tham khảo một số tình huống của Công ty Luật Hùng Bách:

Trường hợp tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản riêng.

Thưa Luật sư, tôi có thắc mắc muốn hỏi. Bố mẹ vợ tôi có một người con là vợ tôi, tôi kết hôn với vợ năm 2008. Mẹ vợ tôi mất trước khi chúng tôi kết hôn, bố vợ tôi mới mất. Bố vợ tôi có hai mảnh đất, để lại một mảnh cho vợ tôi và có di chúc để lại cho vợ tôi. Một mảnh còn lại do qua đời đột ngột nên không có di chúc. Vậy hai mảnh đất trên là tài sản chung hay tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân? Tôi có được hưởng thừa kế không?

Luật sư tư vấn tài sản thừa kế trong thời kỳ hôn nhân.

Luật sư Luật Hùng Bách xin trả lời. Bố vợ bạn mất trong thời kỳ hôn nhân. Mảnh đất bố bạn để lại cho vợ bạn theo di chúc do đó mảnh đất này vợ bạn được hưởng thừa kế theo di chúc đúng với quy đinh của pháp luật. Đây là tài sản riêng của vợ bạn (Căn cứ Khoản 1 Điều 33 Luật hôn nhân gia đình 2014).

Mảnh đất còn lại do bố vợ bạn qua đời đột ngột nên không có di chúc. Vì vậy mảnh đất đó sẽ được chia thừa kế theo pháp luật. Tuy nhiên tại Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì con rể không được liệt kê trong các hàng thừa kế được hưởng thừa kế theo pháp luật. Và cũng không được liệt kê trong hàng thừa kế thế vị quy định tại Điều 652 Bộ Luật dân sự 2015. Do đó mảnh đất còn lại này vợ bạn được hưởng thừa kế theo pháp luật và là tài sản riêng của vợ bạn.

Tham khảo nội dung: Tài sản đứng tên một người có được chia khi ly hôn?

Trường hợp tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung.

Thưa Luật sư, tôi và vợ kết hôn năm 2016. Sau khi kết hôn hai vợ chồng chung sống hạnh phúc cho đến nay. Mẹ tôi mất khi tôi còn nhỏ, bố tôi mới mất năm 2021. Bố tôi có để lại di chúc, trong di chúc bố tôi có ghi rõ về để lại tài sản. Tài sản gồm một căn chung cư diện tích 150m2, một chiếc ô tô Inova 7 chỗ màu trắng, một mảnh đất 400m2 cho vợ chồng tôi. Thưa Luật sư, đây có phải là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng tôi không?

Luật sư ly hôn tư vấn.

Trường hợp của bạn, Căn cứ theo Điều 626 Bộ luật dân sự 2015. Di chúc của bố bạn thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của bố bạn cho bạn sau khi chết và trong di chúc có nói rõ về phần tài sản mà bố bạn để lại cho hai vợ chồng bạn. Do đó phần tài sản thừa kế này là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.

Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn – 0983.499.828 (ZALO)

Tài sản được thừa kế trong thời kỳ hôn nhân có bị chia khi ly hôn không?

Tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản mà vợ hoặc chồng trong thời kỳ hôn nhân được thừa kế theo di chúc hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật sẽ được coi là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân khi:

  • Bản di chúc của người chết chỉ rõ rằng tài sản đó để lại cho vợ hoặc chồng. Và người lập di chúc hoàn toàn tự nguyện, minh mẫn, sáng suốt, không bị đe dọa, ép buộc. Khi đó tài sản mà vợ hoặc chồng được thừa kế sẽ là tài sản riêng của vợ hoặc chồng.
  • Trong trường hợp vợ hoặc chồng được hưởng thừa kế theo pháp luật theo quy định tại Điều 650, Điều 651 Bộ Luật dân sự 2015 thì tài sản đó vẫn được coi là tài sản riêng của vợ hoặc chồng. Vì theo luật không có quy định về con rể hoặc con dâu được hưởng thừa kế.

Như vậy nếu vợ hoặc chồng thuộc trường hợp trên thì khi vợ chồng ly hôn, vợ hoặc chồng cần cung cấp cho Tòa án đầy đủ chứng cứ chứng minh đó là tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân. Và tài sản được thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân của vợ hoặc chồng sẽ không được coi là tài sản chung và sẽ không phải chia khi ly hôn.

Tài sản được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân của vợ và chồng là tài sản mà vợ và chồng được hưởng thừa kế theo di chúc hợp pháp. Nội dung di chúc của người để lại thừa kế có chỉ rõ về phần tài sản mà vợ và chồng được thừa kế. Phần tài sản được thừa kế theo di chúc của vợ và chồng sẽ là tài sản chung. Khi ly hôn, tài sản được thừa kế chung trong thời kỳ hôn nhân sẽ được chia đều cho vợ và chồng căn cứ theo nguyên tắc chia tài sản chung của vợ và chồng được quy định tại Luật hôn nhân gia đình 2014.

Căn cứ chứng minh tài sản được nhận thừa kế riêng?

Căn cứ theo di chúc.

Di chúc phải được lập thành văn bản, nếu không thể lập di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Tài sản được nhận thừa kế được coi là tái sản riêng của một người khi nội dung di chúc của người lập thể hiện rõ tài sản để lại cho riêng nguời đó. Và người lập di chúc phải đang trong trạng thái minh mẫn, sáng suốt, không bị ép buộc, đe dọa, hoàn toàn tự nguyện lập di chúc.

Tham khảo nội dung: Cách xác định tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

Di chúc bằng văn bản.

  • Di chúc bằng văn bản có người làm chứng.

Người lập di chúc không tự mình viết, đánh máy bản di chúc thì có thể nhờ người khác viết, đánh máy bản di chúc nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký hoặc điểm chỉ vào văn bản di chúc trước mặt những người làm chứng. Những người làm chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc.

  • Di chúc bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực.

Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã ký vào bản di chúc.

Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng.

  • Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng hoặc công chứng, chứng thực.

Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di chúc. Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân thủ nội dung. (Căn cứ Điều 631 Bộ luật dân sự 2015).

Di chúc bằng miệng.

Di chúc miệng được lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người để lại di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng phải ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ.

Thừa kế theo quy định của pháp luật.

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế được pháp luật quy định như sau:

  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi; con đẻ, con nuôi của người chết;
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại; anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Theo thừa kế thế vị.

Căn cứ để xác định tài sản thừa kế riêng ở đây phụ thuộc vào mối quan hệ huyết thống đối với người chết. Và phần tài sản đó sẽ được chia theo quy định của pháp luật. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng khi người chết không có di chúc; di chúc không hợp pháp; những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc.

Tham khảo nội dung: Thủ tục nhập tài sản riêng vào tài sản chung vợ chồng mới nhất hiện nay.

Dịch vụ Luật sư ly hôn.

Hiện nay, Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư ly hôn giải quyết thủ tục ly hôn nhanh trọn gói:

  • Hỗ trợ tư vấn pháp luật ly hôn miễn phí.
  • Hỗ trợ tư vấn soạn hồ sơ ly hôn, giấy tờ theo đúng quy định.
  • Giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn đảm bảo đúng trình tự thủ tục tố tụng.
  • Quy trình làm việc nghiêm ngặt, bảo mật thông tin của khách hàng tuyệt đối.
  • Thay mặt khách hàng thu thập, chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tranh chấp tài sản khi ly hôn.
  • Phí dịch vụ trọn gói hợp lý, không phát sinh thêm chi phí trong quá trình thực hiện thủ tục.

Với đội ngũ Luật sư có nhiều năm kinh nghiệm thực tiễn trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Công ty Luật Hùng Bách tự tin cung cấp tới khách hàng giải quyết thủ tục ly hôn một cách nhanh gọn nhất. Giúp cho khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức đi lại trong quá trình giải quyết thủ tục. Để được Luật sư ly hôn hỗ trợ, bạn đọc có thể liên hệ qua các phương thức sau:

Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của công ty Luật Hùng Bách về vấn đề “Tài sản thừa kế trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung hay tài sản riêng”. Nếu bạn có kỳ vướng mắc nào liên quan đến chủ đề trên có thể liên hệ với chúng tôi theo các phương thức trên để được giải đáp.

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *