CÁCH TÍNH TỶ LỆ GIÁM ĐỊNH Y KHOA NHƯ THẾ NÀO?


Kết quả giám định y khoa sử dụng vào mục đích gì? Cách tính tỷ lệ giám định y khoa như thế nào? Công thức tính tỷ lệ giám định y khoa ra sao? Trình tự giám định tỷ lệ thương tật giám định y khoa ra sao?… Nếu đang có cùng những vướng mắc như trên các bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ tư vấn, hỗ trợ theo số Điện thoại 0983.499.828 (zalo).

Tỷ lệ giám định y khoa là gì?

Hiện nay, chưa có khái niệm chung nào mô tả trực tiếp về tỷ lệ giám định y khoa. Từ các quy định pháp luật trong lĩnh vực này Luật Hùng Bách tổng hợp để mô tả chính xác nhất khái niệm này như sau:

Tỷ lệ giám định y khoa/tỷ lệ thương tật giám định y khoa có thể hiểu là kết quả thể hiện tình trạng sức khỏe, mức độ tổn thương cơ thể (nếu có) do thương tích, bệnh, tật, dị dạng, dị tật theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Theo đó, có thể rút ra một số đặc điểm như sau:

  • Thứ nhất, giám định y khoa có thể được thực hiện theo đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Một số trường hợp, đặc biệt là giám định trong tố tụng hình sự thì thủ tục sẽ là bắt buộc và theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền.
  • Thứ hai, kết quả giám định chỉ có được sau quy trình giám định chuẩn, do cơ quan/tổ chức có thẩm quyền thực hiện.
  • Thứ ba, việc giám định có thể áp dụng đối với nhiều dạng tổn thương: Do thương tích, do bệnh,…

Nếu bạn đọc còn có vướng mắc về giám định y khoa hoặc chưa biết cách xác định tỷ lệ thương tích có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.

Tỷ lệ giám định y khoa
Tư vấn cách tính tỷ lệ giám định y khoa0983.499.828 (zalo)

Tỷ lệ giám định y khoa sử dụng vào mục đích gì?

Kết quả giám định y khoa có giá trị trong nhiều thủ tục khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau. Đặc biệt, là đối với thủ tục tố tụng hình sự, dân sự và lao động. Cụ thể:

Tỷ lệ giám định y khoa được sử dụng trong lĩnh vực hình sự:

  • Làm cơ sở cho việc xác định hình phạt;
  • Bồi thường cho bị hại, người liên quan trong vụ án hình sự;
  • Căn cứ khởi tố/ không khởi tố theo yêu cầu của bị hại.

Tỷ lệ giám định y khoa được sử dụng trong lĩnh vực dân sự:

Tỷ lệ giám định y khoa được sử dụng trong lĩnh vực lao động:

  • Khám giám định thương tật lần đầu do tai nạn lao động;
  • Để thực hiện chế độ hưu trí đối với người lao động;
  • Để xác định lao động nữ không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau sinh hoặc sau khi nhận con do nhờ người mang thai hộ hoặc phải nghỉ dưỡng thai;
  • Khám giám định để hưởng bảo hiểm xã hội một lần;

Bên cạnh các mục đích trên, kết quả tỷ lệ thương tật giám định y khoa cũng được sử dụng trong nhiều thủ tục hành chính khác. Nếu chưa nắm rõ quy định về nội dung này hoặc cần hỗ trợ tư vấn giám định thương tật, giám định y khoa các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline: 0983.499.828 (zalo).

Tham khảo: Quy định pháp luật về quyết định trưng cầu giám định thương tích.

Nguyên tắc tính tỷ lệ giám định y khoa.

Việc xác định tỷ lệ y khoa phải tuân thủ theo các nguyên tắc sau:

  • Tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của một người không được vượt quá 100%.
  • Mỗi thương tích chỉ được sử dụng một lần khi tính tổng tỷ lệ giám định y khoa.
  • Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được tính dựa trên hội chứng hoặc theo bệnh mà không tính trên các triệu chứng riêng lẻ.
  • Nếu cơ thể được xác định có 01 (một) tổn thương thì tỷ lệ % TTCT là giới hạn cao nhất của tỷ lệ % tổn thương cơ thể đó.
  • Khi tổng hợp tỷ lệ % TTCT, chỉ được lấy giới hạn trên của tỷ lệ % TTCT cao nhất một lần, từ TTCT thứ hai trở đi, lấy giới hạn dưới của tỷ lệ % TTCT để tính, theo trình tự từ tỷ lệ % TTCT cao nhất đến tỷ lệ % TTCT thấp nhất.
  • Tỷ lệ % TTCT là số nguyên và chỉ lấy hàng thập phân đến một chữ số. Nếu chữ số hàng thập phân lớn hơn hoặc bằng 5 thì làm tròn số thành 01 đơn vị.

Liên hệ tư vấn tỷ lệ thương tật giám định y khoa – 0983.499.828 (zalo)

Công thức tính tỷ lệ thương tật giám định y khoa.

Câu hỏi: Xin chào Luật Hùng Bách. Tôi tên là Nguyễn Hoàng K, hiện đang cư trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Tôi đang gặp phải vấn đề về thương tích mong được quý công ty giúp đỡ. Giữa năm 2023, tôi có bị hành hung dẫn đến gãy tay, bị hai vết sẹo ở mặt. Tôi đã được đưa đi giám định và kết luận thương tích 29% (thương tích ở tay là 23%, hai vết sẹo là 3 và 5%). Tôi không biết họ tính theo công thức gì để ta được kết quả như vậy. Tôi cũng đã thử tìm nhiều cách nhưng đều không tính ra được như kết luận. Không biết trường hợp của tôi có bị tính sai không? Mong Luật sư tư vấn cho tôi cách tính đúng quy định. Cảm ơn Luật sư.

Tư vấn: Chào anh/chị. Luật Hùng Bách xin giải đáp vướng mắc về cách tính tỷ lệ giám định y khoa như sau:

Tỷ lệ thương tật giám định y khoa, tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 – T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

Tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Hướng dẫn cách tính tỷ lệ thương tật giám định y khoa.

Áp dụng công thức trên vào trường hợp của anh K, chúng tôi xin hướng dẫn cách tính như sau:

Thứ nhất, xác định có 03 thương tích với 03 tỷ lệ là: 23%, 5% và 3%.

Thứ hai, theo công thức trên ta sẽ có:

T1= 23%

T2= (100 – 23) x 5/100%= 3,85%

T3= (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%= 2,2%

Thứ ba, tổng cộng tỷ lệ thương tật theo công thức cộng và làm tròn sẽ là 29%.

Cách tính tỷ lệ giám định y khoa – Liên hệ 0983.499.828 (zalo)

Thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật.

Câu hỏi: Chào Quý công ty. Gia đình tôi đang có sự việc là cháu tôi bị thương tích và đang muốn đưa cháu đi giám định để biết tỷ lệ là thế nào. Tôi đang định làm đơn yêu cầu giám định nhưng muốn tìm hiểu qua trước thủ tục thực hiện để gia đình biết. Mong công ty giải đáp giúp gia đình tôi thủ tục thực hiện thế nào? Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn của Luật Hùng Bách: Chào anh, chị. Chúng tôi xin giải đáp thắc mắc về quy trình yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật như sau:

Căn cứ quy định tại Thông tư số 01/2023/TT-BYT quy định chi tiết về hoạt động và mối quan hệ công tác của Hội đồng giám định y khoa các cấp thủ tục giám định được thực hiện như sau:

Bước 1. Xác định đối tượng giám định y khoa.

Theo quy định pháp luật hiện hành thủ tục giám định y khoa được chia thành nhiều loại. Tương ứng với mỗi loại là quy trình và thẩm quyền giải quyết khác nhau. Vì vậy, bước đầu tiên trong thủ tục giám định tỷ lệ thương tật cần xác định đối tượng giám định y khoa. Có thể phân loại theo một số thủ tục như sau:

  • Giám định y khoa lần đầu;
  • Giám định y khoa lại;
  • Giám định y khoa phúc quyết.

Thủ tục này được thực hiện trong các trường hợp:

  • Vụ việc vượt khả năng chuyên môn của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
  • Không đồng ý với kết luận của Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh, Hội đồng giám định y khoa Bộ Giao thông vận tải;
  • Bộ Công an hoặc cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa Bộ Công an đề nghị giám định đối tượng thuộc quản lý của mình.

Giám định y khoa phúc quyết lần cuối.

Thủ tục này được áp dụng khi đối tượng hoặc người đại diện không đồng ý với kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương hoặc kết luận giám định y khoa của Hội đồng giám định y khoa phúc quyết thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Bước 2. Kiểm tra đối chiếu.

Thủ tục kiểm tra đối chiếu được thực hiện trước khi chính thức bước vào giám định y khoa. Mục đích của thủ tục này nhằm xác định đối tượng giám định và đối tượng trên hồ sơ là một; tránh trường hợp nhầm lẫn hoặc giả mạo. Việc đối chiếu sẽ được hiện như sau:

Kiểm tra đối tương được đưa đi giám định với một trong các giấy tờ:

  • Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân/Hộ chiếu;
  • Đối với người dưới 14: Đối chiếu bằng Giấy khai sinh hoặc giấy xác nhận của Công an có thẩm quyền (dán ảnh chân dung 4 x 6, lập cách ngày lập hồ sơ không quá 06 tháng và đóng dấu giáp lai).

Bước 3. Khám tổng quát.

Giai đoạn khám tổng quan gồm các bước sau:

  • Bác sỹ lập hồ sơ giám định y khoa;
  • Hồ sơ được trình lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa duyệt;
  • Chỉ định khám chuyên khoa theo từng trường hợp.

Bước 4. Khám chuyên khoa.

Tùy thuộc mức độ thương tích và tính chất thương tích có thể thực hiện theo một trong hai quy trình:

  • Khám và kết luận;
  • Khám, hội chẩn và kết luận.

Bước 5. Hội chẩn chuyên môn.

Việc hội chẩn sẽ do Lãnh đạo cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa tổ chức, chủ trì hội chẩn. Trong một số trường hợp, Cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa có thể mời đối tượng, Giám định viên và các thành viên có liên quan khác tham dự.

Bước 6. Họp Hội đồng giám định y khoa.

Việc họp Hội đồng giám định y khoa phải được lập biên bản theo quy định tại Phụ lục số 3 ban hành kèm theo Thông tư số 01/2023/TT-BYT. Biên bản này sẽ được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.

Bước 7. Ban hành Biên bản giám định y khoa.

Biên bản giám định y khoa do cơ quan thường trực Hội đồng giám định y khoa thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 18 Thông tư này và được lưu cùng hồ sơ khám giám định y khoa.

Bước 8. Lưu trữ hồ sơ giám định y khoa.

Bảng thời hạn bảo quản hồ sơ, tài liệu chuyên môn nghiệp vụ ngành y tế là căn cứ để xây dựng danh mục hồ sơ, tài liệu của các đơn vị và xác định thời hạn bảo qun hồ sơ, tài liệu.

Đối với hồ sơ, tài liệu đã hết thời hạn bảo quản, Hội đồng xác định giá trị tài liệu của cơ quan, đơn vị xem xét, đánh giá để tiêu hủy theo quy định của pháp luật về lưu trữ hoặc kéo dài thời hạn bảo quản nếu cần thiết.

Liên hệ tư vấn tỷ lệ thương tật giám định y khoa – 0983.499.828 (zalo)

Tổng đài tư vấn giám định thương tật, tư vấn luật hình sự.

Luật Hùng Bách là một trong những đơn vị luật sư hàng đầu tại Việt Nam hiện nay, với đội ngũ luật sư, cán bộ nhiều kinh nghiệm trong nhiêu lĩnh vực: Hình sự, dân sự, kinh doanh thương mại,…. Chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ, giải đáp mọi thắc mắc về pháp lý của bạn. Đặc biệt, nếu gặp phải vướng mắc trong lĩnh vực hình sự và cần tư vấn giám định y khoa các bạn có thể liên hệ Tổng đài 24/7 của chúng tôi để được hỗ trợ:

Tư vấn giám định thương tật, giám định y khoa.

  • Kiểm tra thử tỷ lệ thương tích, tỷ lệ thương tật y khoa theo hồ sơ, bảng tỷ lệ thương tật;
  • Hướng dẫn cách tính tỷ lệ thương tật chuẩn quy định của Bộ y tế;
  • Soạn thảo đơn đề nghị, tư vấn hồ sơ đề nghị giám định thương tật, giám định y khoa;
  • Hỗ trợ thủ tục đề nghị giám định/giám định lại thương tật;

Hỗ trợ thủ tục trong vụ án hình sự.

  • Tư vấn pháp luật hình sự: Tội danh, mức hình phạt, tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, bảo lãnh,…;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn trình báo, tố giác tội phạm;
  • Tư vấn bồi thường thiệt hại trong vụ án hình sự;
  • Luật sư bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử;

Tư vấn, hỗ trợ thủ tục hành chính.

Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, lao động có liên quan tới thương tích: Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, thương tật tai nạn giao thông, lao động, bệnh nghề nghiệp,…

Để được tư vấn, hỗ trợ về giám định sức khỏe, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề Cách tính tỷ lệ giám định y khoa như thế nào?”. Trường hợp gặp phải những vướng mắc liên quan đến nội dung này hoặc cần hỗ trợ về pháp lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (zalo) hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

Nguyên

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *