Giải quyết tranh chấp tài sản trên đất như thế nào?


Bên cạnh tranh chấp quyền sử dụng đất, tranh chấp tài sản trên đất đang ngày càng trở nên phổ biến. Nhưng phần lớn người dân khi phát sinh tranh chấp lại không biết cách giải quyết tranh chấp tài sản trên đất như thế nào? Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách với nhiều năm kinh nghiệm trong giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất sẽ hướng dẫn bạn đọc qua nội dung viết dưới đây. Nếu cần tư vấn cụ thể với trường hợp của mình, bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 để được Luật sư hỗ trợ.

Tranh chấp tài sản trên đất là gì?

Theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 21/2021/NĐ-CP thì  tài sản gắn liền với đất gồm:

  • Nhà ở, công trình xây dựng thuộc dự án đầu tư xây dựng nhà ở;
  • Nhà ở riêng lẻ theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Công trình xây dựng khác;
  • Cây lâu năm; rừng sản xuất là rừng trồng hoặc vật khác gắn liền với đất theo quy định của pháp luật.

Tranh chấp tài sản trên đất là sự xung đột, mâu thuẫn quyền và nghĩa vụ giữa các bên trong quá trình sử dụng; sở hữu và định đoạt tài sản gắn liền với đất. Khác với tranh chấp quyền sử dụng đất, đối tượng tranh chấp ở đây là những tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất. Trong một số trường hợp, tranh chấp tài sản trên đất xảy ra cùng thời điểm với tranh cấp quyền sử dụng đất.

Những tranh chấp này có thể kể đến như: tranh chấp về việc phân chia nhà ở là tài sản chung của vợ chồng được xây dựng trên đất của bố mẹ vợ/chồng; tranh chấp giá trị cây cối được trồng trên đất đi thuê/mượn; tranh chấp công trình như nhà xưởng, nhà kho, công trình phụ trên đất thuê/mượn; tranh chấp tài sản trên đất là di sản thừa kế;…

giải quyết tranh chấp tài sản trên đất
Liên hệ Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp nhà đất: 097.111.5989

Cách giải quyết tranh chấp tài sản trên đất.

Khi phát sinh tranh chấp tài sản gắn liền với đất, các bên có thể lựa chọn một trong những cách giải quyết tranh chấp tài sản trên đất như sau:

Các bên tự đàm phán giải quyết tranh chấp.

Tự đàm phán giải quyết tranh chấp tài sản trên đất là việc các bên tranh chấp cùng nhau thương lượng, đề xuất cách giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Hầu hết những tranh chấp này thường phát sinh giữa những người cùng có quyền và nghĩa vụ liên quan đến tài sản đang tranh chấp. Do đó, phương án tự đàm phán giải quyết tranh chấp tài sản trên đất luôn được thực hiện đầu tiên. Các bên cũng có thể tìm đến luật sư để được hỗ trợ giải quyết tranh chấp ngay từ giai đoạn này. Luật sư với sự hiểu biết chuyên sâu về pháp luật sẽ giúp các bên phân tích, đánh giá những mặt thiệt hơn, đưa ra phương án giải quyết tốt nhất để cân bằng quyền lợi cho tất cả các bên.

Tuy đây là phương thức giải quyết tranh chấp tài sản trên đất đơn giản, nhanh gọn nhưng hiệu quả trên thực tế lại không được đánh giá cao. Kết quả giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất theo cách này phụ thuộc chủ yếu vào ý chí của các bên tranh chấp. Kết quả này có thể không được đảm bảo thực hiện đến cùng do không có cơ chế bắt buộc các bên phải thực hiện. Bên cạnh đó, nếu chỉ có các bên tranh chấp đứng ra đàm phán với nhau thì rất khó trong việc các bên chịu lắng nghe, tiếp nhận ý kiến của nhau. Nếu giải quyết không khéo, tranh chấp tài sản trên đất có thể còn trở nên phức tạp và gay gắt hơn.

Video: Các cách giải quyết tranh chấp đất đai. 

Yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải tại cơ sở.

Ngoài phương án tự thương lượng giải quyết tranh chấp tài sản trên đất các bên có thể yêu cầu hòa giải viên tổ chức buổi hòa giải, tham gia vào quá trình hòa giải với tư cách là bên trung gian, làm cầu nối, tư vấn để các bên lựa chọn, đưa ra được phương án giải quyết tranh chấp. Trình tự, thủ tục hòa giải tranh chấp tài sản gắn liền với đất được thực hiện theo Luật hòa giải cơ sở 2013. Hòa giải viên là người có hiểu biết pháp luật, được Chủ tịch UBND xã ra quyết định công nhận hòa giải viên. Các bên được tự lựa chọn hòa giải viên hoặc tổ trưởng tổ hòa giải sẽ phân công hòa giải viên tham gia hòa giải tranh chấp tài sản trên đất.

Lựa chọn giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất theo cách này cũng có những điểm hạn chế như khi các bên tự đàm phán với nhau. Do đó, hiệu quả giải quyết không cao, các bên vẫn có thể thay đổi ý kiến, quan điểm của mình. Nếu nhận thấy tranh chấp tài sản trên đất quá căng thẳng, khó có thể đạt được thỏa thuận với nhau thì các bên nên cân nhắc, có thể bỏ qua bước này để tránh làm mất thời gian của các bên. Hơn nữa, thời gian tranh chấp kéo dài còn có thể ảnh hưởng tới sự biến động của tài sản tranh chấp, gây khó khăn hơn cho quá trình giải quyết sau này.

Nếu cần Luật sư nhà đất tham gia tư vấn giải quyết tranh chấp tài sản trên đất bạn đọc có thể liên hệ tới hotline 097.111.5989 để được Luật sư hỗ trợ.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản trên đất là phương án giải quyết tranh chấp mang lại kết quả triệt để nhất. Trình tự giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất phải phải tuân theo quy đinh của Bộ luật tố tụng dân sự. Phán quyết cuối cùng của Tòa án dựa trên quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, nghiên cứu hồ sơ, phân tích và đánh giá chứng cứ. Kết quả giải quyết của Tòa án được bảo đảm thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình theo bản án.

Tuy đây là phương án giải quyết tranh chấp tài sản trên đất hiệu quả nhất nhưng cũng là phương án giải quyết tranh chấp phức tạp nhất. Bởi phần lớn người dân không có điều kiện tiếp xúc để nắm rõ các quy định của pháp luật, thời gian giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất tại Tòa án kéo dài, phải tham gia nhiều buổi làm việc và trải qua nhiều thủ tục tố tụng. Nếu có sai sót trong quá trình giải quyết có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến quyền và lợi ích mình được hưởng. Do đó, các bên thường có nhu cầu tìm đến dịch vụ Luật sư để được hỗ trợ tham gia giải quyết tranh chấp tài sản trên đất trực tiếp tại Tòa án.

Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản trên đất.

Tình huống:

Chào  Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong nhận được sự tư vấn của Luật sư. Tôi tên là Cao Sơn M, năm 2009 có kết hôn cùng chị Hoàng Linh P. Vợ chồng tôi hiện đang ở cùng bố mẹ vợ tại địa chỉ xã X, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Nay cuộc sống vợ chồng có nhiều mâu thuẫn, nhận thấy không thể tiếp tục cuộc hôn nhân này nữa nên chúng tôi thống nhất ly hôn để giải thoát cho nhau. Chúng tôi có 01 con chung là cháu Cao Linh N, chúng tôi đã thống nhất để vợ tôi trực tiếp nuôi con. Trong quá trình chung sống chúng tôi có xây dựng được ngôi nhà 05 tầng và một xưởng gỗ cạnh nhà và một số tài sản khác.

Vì thời điểm đó vợ chồng vẫn chung sống bình thường nên tôi cũng không suy nghĩ nhiều. Nay vợ tôi lại cho rằng nhà và xưởng gỗ là của bố mẹ vợ xây dựng lên. Vợ chồng chỉ là ở nhờ nên không có quyền được chia. Không nói đến những tài sản có giá trị nhỏ khác, ngôi nhà 05 tầng và xưởng gỗ là do vợ chồng tôi đứng ra vay ngân hàng, dùng tiền tích của cả hai để xây dựng lên. Bố mẹ vợ nói sẽ cho vợ chồng đất nên chúng tôi mới xây trên đất đó. Vậy xin hỏi Luật sư, giờ tôi phải viết đơn khởi kiện ly hôn chia tài sản chung vợ chồng thế nào để Tòa án giải quyết tranh chấp tài sản trên đất cho tôi?

Trả lời:

Chào bạn! pháp luật hiện nay chưa có quy định cụ thể về đơn khởi kiện ly hôn, tranh chấp tài sản trên đất nên người dân khi có nhu cầu khởi kiện sẽ sử dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP. Với trường hợp của bạn, Luật sư xin hướng dẫn qua về bố cục, nội dung cơ bản cần có trong đơn khởi kiện giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất như sau:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

……, ngày….. tháng …… năm…….

ĐƠN KHỞI KIỆN

                    Kính gửi: Toà án nhân dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Người khởi kiện: Cao Sơn M

Địa chỉ: ……., xã X, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người bị kiện: Hoàng Linh P

Địa chỉ  . ……., xã X, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………. (nếu có)

Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)………………………………………………………

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử : …………………………………………(nếu có)

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có)…………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..………………. (nếu có)

Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:

Chúng tôi đăng ký kết hôn ngày …/…/2009 tại UBND phường/xã …………

Sau khi kết hôn vợ chồng chúng tôi cùng chung sống bình thường. Đến ….. thì bắt đầu phát sinh mâu thuẫn. Nguyên nhân là do ……… Mâu thuẫn ngày càng trầm trọng, kéo dài, đỉnh điểm đến…… vợ chồng chúng tôi sống ly thân từ đó đến nay. Vợ chồng cũng đã nhiều lần ngồi lại nói chuyện với nhau nhưng mâu thuẫn vẫn không thể giải quyết. Nay nhận thấy tình cảm vợ chồng không còn; mục đích hôn nhân không đạt được nên chúng tôi làm đơn đề nghị Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa giải quyết cho chúng tôi được ly hôn.

   Về con chung:

Trong quá trình chung sống, vợ chồng tôi có 01 con chung là cháu Cao Linh N, sinh ngày ……

Chúng tôi đã thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con và mức cấp dưỡng nuôi con; cháu N sẽ do mẹ cháu trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

Về vấn đề cấp dưỡng nuôi con; tôi sẽ có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con mức 3,000,000đ/01 tháng.

   Về tài sản chung:

Về tài sản là bất động sản: trong quá trình chung sống chúng tôi có xây dựng được ngôi nhà 05 tầng, một xưởng gỗ cạnh nhà trên thửa đất…, diện tích…. tờ bản đồ….. theo Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất …..

Về tài sản là động sản: …………..

Tổng giá trị tài sản chung khoảng …….. Tôi đề nghị Tòa án chia tài sản trên đất theo đúng quy định pháp luật.

    Về nợ chung:

………………………………………………………………………………………………………………….

Người làm chứng (nếu có) ………………………………………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………

Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ………………….(nếu có)

Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….………… (nếu có).

Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có:

1…………………………………………………………………………………………….

2…………………………………………………………………………………………….

(Các thông tin khác mà người khởi kiện xét thấy cần thiết cho việc giải quyết vụ án)  ………………………..

          Người khởi kiện

Xem thêm bài viết tham khảo: Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai

Hướng dẫn viết đơn khởi kiện

Vì trường hợp tranh chấp tài sản trên đất của bạn chúng tôi mới chỉ nắm được thông tin dựa trên những gì bạn cung cấp nên bạn có thể tham khảo thêm nội dung hướng dẫn dưới đây biết rõ cách viết đơn khởi kiện và bổ sung những phần thông tin còn thiếu vào đơn.

Phần kính gửi:

Phần này ghi tên Toà án có thẩm quyền tiếp nhận đơn khởi kiện giải quyết ly hôn; tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Trường hợp của bạn sẽ giải quyết tại Tòa án nhân dân cấp huyện nên cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.

Xem thêm bài viết tham khảo: Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Phần thông tin người khởi kiện:

Bạn là người làm đơn khởi kiện nên phần này bạn ghi thông tin của bạn; ghi đầy đủ họ tên; nơi cư trú theo như giấy tờ tùy thân và nơi ở thực tế; thông tin số điện thoại, địa chỉ mail cá nhân. Những thông tin này cần ghi chính xác vì sau này Tòa án sẽ gửi thông báo liên quan hoặc liên hệ với bạn trong trường hợp cần thiết để giải quyết vụ việc. Trường hợp bạn muốn Tòa án liên hệ hoặc gửi thông báo về một địa chỉ khác để thuận tiện cho việc tiếp nhận thì có thể ghi rõ địa chỉ đó trong đơn.

Phần thông tin người bị kiện.

Ở đây bạn yêu cầu Tòa án giải quyết cho ly hôn và chia tài sản gắn liền với quyền sử dụng đất của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân nên vợ bạn sẽ là người bị kiện. Thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ, liên hệ,… của vợ bạn cũng ghi với nội dung tương tự như của bạn.

Phần thông người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.

Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên dù bạn không đề nghị đưa những người này vào tham gia tố tụng nhưng trong quá trình giải quyết vụ án Tòa án sẽ xem xét và đưa những người này vào tham gia tố tụng. Trường hợp của bạn người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có thể là bố mẹ vợ, người có quyền sử dụng đất đối với diện tích ngôi nhà 05 tầng và nhà xưởng được xây dựng. Họ sẽ tham gia vào quá trình tố tụng để cho ý kiến, quan điểm liên quan đến việc tranh chấp tài sản trên đất của vợ chồng bạn.

Phần yêu cầu Tòa án:

Ở phần này bạn trình bày nội dung tranh chấp và yêu cầu Tòa án giải quyết theo trình tự: quan hệ hôn nhân; về con chung; về tài sản chung; về nợ chung hai vợ chồng. Bạn cần lưu ý trình bày rõ thời điểm đăng ký kết hôn, vợ chồng hạnh phúc được khoảng bao lâu thì phát sinh mâu thuẫn? Mâu thuẫn như thế nào? Nguyên nhân của mâu thuẫn? Vợ chồng vẫn sống cùng nhau hay đã ly thân? Ly thân từ thời điểm nào?)

Về con chung thì trình bày rõ vợ chồng có mấy con chung, con riêng; họ tên và ngày tháng năm sinh của con; hiện con đang ở với ai; nếu ly hôn ai là người nuôi con và cấp dưỡng như thế nào? Về tài sản và nợ chung thì trình bày rõ vợ chồng có tài sản chung hay không; tự giải quyết hay đề nghị Tòa án giải quyết? Nếu đề nghị Tòa án giải quyết thì trình bày rõ về nguồn gốc; hiện trạng và giá trị của tài sản và yêu cầu giải quyết về tài sản thế nào?

Phần danh mục tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện:

Kèm theo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản gắn liền với đất phải có các tài liệu; chứng cứ chứng nộp kèm để chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện. Trường hợp của bạn những tài liệu, chứng cứ nộp kèm đơn khởi kiện có thể kể đến như: Đăng ký kết hôn; Chứng minh nhân dân/căn cước công dân của hai vợ chồng; giấy khai sinh con chung; giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; giấy tờ tài liệu liên quan đến nhà 05 tầng, nhà xưởng;…

Thủ tục giải quyết tranh chấp tài sản trên đất tại tòa án.

Quy trình giải quyết tranh chấp tài sản trên đất được thực hiện tuần tự theo các bước sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản gắn liền với đất. Người khởi kiện có thể nộp hồ sơ tới Tòa án theo một trong các cách sau;

  • Nộp đơn khởi kiện tranh chấp tài san trên đất trực tiếp tại Tòa án;
  • Nộp quau đường bưu chính;
  • Gửi hồ sơ trực tuyến qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án.

Trong thời hạn 08 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn khởi kiện. Thẩm phán được phân công xem xét đơn khởi kiện và ra một trong các quyết định:

  • Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong trường hợp; Đơn khởi kiện tranh chấp tài sản gắn liền với đất có sai sót hoặc chưa đủ căn cứ để thụ lý, giải quyết
  • Ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án tranh chấp tài sản trên đất.
  • Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền nếu vụ án tranh chấp tài sản trên đất thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác.
  • Trả lại đơn khởi kiện người khởi kiện nếu vụ việc tranh chấp tài sản gắn liền với đất không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Bước 2: Nộp tạm ứng án phí.

Nếu hồ sơ khởi kiện tranh chấp tài sản trên đất đã đầy đủ thì Tòa án có thẩm quyền giải quyết sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Khoản tiền tạm ứng án phí này được dự tính dựa trên giá trị tài sản trên đất mà các bên tranh chấp và yêu cầu của người khởi kiện. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí tại cơ quan nhà nước.

Sau khi nộp xong tiền tạm ứng án phí giải quyết tranh chấp tài sản trên đất người khởi kiện mang biên lai về nộp lại cho Tòa án. Khi nhận được biên lai thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý vụ án. Thông báo thụ lý vụ án tranh chấp tài sản trên đất phải được gửi cho đương sự và các bên liên quan biết việc giải quyết tranh chấp. Sau khi có thông báo thụ lý, vụ án tranh chấp tài sản gắn liền với đất mới bắt đầu đi vào quá trình giải quyết tại Tòa án.

Xem thêm bài viết tham khảo: Án phí tranh chấp đất đai hết bao nhiêu tiền?

Ví dụ:

Ông O khởi kiện ông R để yêu cầu giải quyết tranh chấp tài sản gắn liền với đất là ngôi nhà 3 tầng và toàn bộ cây ăn quả trong vườn tại địa chỉ thôn P, xã Hoàng Long, huyện Phú Xuyên, TP. Hà Nội. Tổng giá trị tài sản tranh chấp theo đơn khởi kiện của ông O là 3,5 tỷ đồng. Trường hợp hồ sơ khởi kiện của ông O đầy đủ; Tòa án sẽ ra thông báo nộp tạm ứng án phí theo mức sau:

  • Mức án phí có thể phải nộp là: 72 triệu đồng + (2% x 1,5 tỷ đồng) = 102 triệu đồng.
  • Tiền tạm ứng phí tranh chấp tài sản gắn liền với đất là; 102 triệu đồng x 50% =  51 triệu đồng.

Vậy ông O phải nộp 51 triệu đồng tiền tạm ứng án phí. Sau đó nộp lại biên lai cho Tòa án để thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án.

Bước 3: Tham gia giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

Đương sự sự tham gia vào các giai đoạn tố tụng tại Tòa án để giải quyết tranh chấp tài sản trên đất theo thông báo của Tòa án. Các giai đoạn tố tụng đó gồm những nội dung như sau:

Lấy lời khai, ý kiến của các bên tranh chấp và những người liên quan.

Sau khi thụ lý vụ án tranh chấp tài sản trên đất, Tòa án sẽ tiến hành lấy lời khai của các đương sự: nguyên đơn; bị  đơn; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan;… Địa điểm và thời gian lấy lời khai, ý kiến phải được thực hiện theo nội dung thông báo đã được gửi tới các bên trước đó. Tòa án sẽ chỉ hỏi những nội dung liên quan đến việc giải quyết vụ án tương ứng với tư cách tham gia tố tụng của đương sự. Trường hợp các bên không thể cho lời khai tại Tòa án thì Tòa án sẽ có trách nhiệm đến địa phương xác minh, lấy ý kiến hoặc hướng dẫn đương sự gửi văn bản.

Xác minh, thu thập tài liệu chứng cứ.

Trong quá trình giải quyết vụ án tranh chấp tài sản trên đất, nếu xét thấy hồ sơ các bên cung cấp chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình Tòa án có thể tiến hành xác minh, thu thập thêm tài liệu chứng cứ từ các đương sự, cơ quan tổ chức, cá nhân khác để có thêm cơ sở để giải quyết vụ án. Những hoạt động này có thể liên quan đến việc xác minh nguồn gốc tài sản tranh chấp; quá trình hình thành và sử dụng tài sản trên đất; định giá, thẩm định giá tài sản trên đất khi các bên không thống nhất được giá trị tài sản tranh chấp;…

Xem thêm bài viết tham khảo: Quy định về chứng cứ trong tranh chấp đất đai

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải.

Theo quy định, Tòa án sẽ công khai để các bên biết chứng cứ trong hồ sơ vụ án. Bởi có những tài liệu chứng cứ nguyên đơn có nhưng bị đơn không có; người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan có nhưng các đương sự còn lại không có. Vì việc cung cấp chứng cứ, tài liệu của các bên chỉ nhằm chứng minh cho yêu cầu; quyền lợi mình được hưởng nên việc cung cấp chứng cứ này thường mang tính chủ quan. Khi công khai để các đương sự cùng xem xét thì vụ án tranh chấp tài sản trên đất sẽ được đánh giá khách quan hơn.

Tại phiên họp này, Tòa án sẽ thu thập để lấy ý kiến các bên; làm rõ những điểm còn mâu thuẫn trong hồ sơ vụ án. Phân tích vụ án dựa trên quy định của pháp luật để làm cho các bên hiểu rõ về quyền và nghĩa vụ của mình. Tại đây, Tòa án cũng làm công tác hòa giải để các bên có thể tìm được tiếng nói chung. Trường hợp các bên hòa giải thành thì Tòa án sẽ lập biên bản hòa giải thành công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Xem thêm bài viết tham khảo: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án mới nhất

Bước 4: Mở phiên Tòa xét xử

Sau khi tiến hành các hoạt động tố tụng mà các bên tranh chấp vẫn không hòa giải thành thì Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử. Địa điểm, thời gian diễn ra phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp tài sản trên đất được thực hiện theo đúng nội dung Tòa án đã thông báo. trường hợp có thay đổi thì Tòa án phải kịp thời thông báo để các bên liên quan nắm được. Thủ tục xét xử tại phiên Tòa được thực hiện theo sự điều phối của Chủ tọa phiên tòa. Tại đây, các bên vẫn có quyền trình bày, đặt câu hỏi; tranh luận để bảo vệ cho yêu cầu của mình.

Xem thêm bài viết tham khảo: Thủ tục xét xử vụ án tranh chấp đất đai tại Tòa án

Luật sư giải quyết tranh chấp tài sản trên đất.

Tranh chấp tài sản trên đất là một dạng tranh chấp tài sản đặc biệt bởi tài sản tranh chấp thường khó xác định về nguồn gốc hình thành và quyền sở hữu của các đương sự. Trong khi thực tế giải quyết tranh chấp thì không phải ai cũng có điều kiện nắm rõ quy định pháp luật và có kinh nghiệm tham gia tố tụng tại Tòa án. Nếu bạn đang có tranh chấp tài sản gắn liền với đất nhưng chưa biết cách phải giải quyết thế nào bạn có thể liên hệ tới Luật sư đất đai thuộc Công ty Luật Hùng Bách để được tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp; soạn thảo đơn khởi kiện tranh chấp tài sản gắn liền với đất; tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trực tiếp tại Tòa án.

Luật sư Công ty Luật Hùng Bách cam kết sẽ đem đến chất lượng dịch vụ pháp lý tốt nhất cho khách hàng. Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

BP

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *