Hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn


Thực tế cho thấy, nhiều vụ án dù đã trải qua hai cấp xét xử nhưng vẫn có những sai lầm hoặc vi phạm pháp luật làm tổn hại tới quyền lợi hợp pháp của đương sự, đặc biệt là trong các vụ án ly hôn. Do đó, pháp luật tố tụng dân sự đã ghi nhận một loại thủ tục đặc biệt – thủ tục giám đốc thẩm nhằm sửa chữa, khắc phục những sai lầm, thiếu sót xảy ra trong hoạt động xét xử. Vậy giám đốc thẩm là gì? Giám đốc thẩm bản án ly hôn được hiểu như thế nào? Trong bài viết này, Công ty Luật Hùng Bách sẽ hướng dẫn bạn đọc các quy định liên quan đến giám đốc thẩm ly hôn theo quy định hiện hành.

Giám đốc thẩm ly hôn là gì?

Giám đốc thẩm dân sự nói chung không phải là một cấp xét xử thứ ba mà chỉ là một thủ tục tố tụng đặc biệt. Theo đó, giám đốc thẩm bản án ly hôn là việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Quyết định, bản án này bị người có thẩm quyền kháng nghị do phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong việc giải quyết vụ án.

Đối tượng chính của giám đốc thẩm ly hôn là các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Trình tự xét xử của giám đốc thẩm cũng đặc biệt hơn thủ tục sơ thẩm và phúc thẩm.

Xem thêm: Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?

Ai có quyền giám đốc thẩm ly hôn?

giám đốc thẩm bản án ly hôn
Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục Giám đốc thẩm bản án, quyết định ly hôn: 0983499828 (zalo) 

Chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm ly hôn.

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ly hôn bao gồm:

  • Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết. Trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Tình huống giám đốc thẩm bản án ly hôn.

Cuộc hôn nhân của ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo kéo dài hơn 20 năm. Họ kết hôn năm 1998 và có với nhau 4 người con. Tuy nhiên đến năm 2015, bà Thảo xin ly hôn đơn phương. Sau 10 lần hòa giải bất thành, Tòa án nhân dân TP.HCM xử sơ thẩm năm 2019. Theo đó bản án tuyên chấp thuận yêu cầu ly hôn của bà Thảo. Ông Vũ được sở hữu 60% cổ phần, nắm quyền điều hành tập đoàn Trung Nguyên. Đồng thời có nghĩa vụ thanh toán cho bà Thảo với số cổ phần bà sở hữu.

Sau đó, bà Thảo kháng cáo nhưng Tòa án nhân dân cấp cao xử phúc thẩm tuyên y án. Không đồng ý, bà Thảo làm đơn yêu cầu cấp giám đốc thẩm hủy toàn bộ bản án. Năm 2020, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ra kháng nghị hủy án sơ thẩm và phúc thẩm. Với lý do “có nhiều sai phạm” trong hoạt động tố tụng. Vì thế, ngày 31/3/2020, Viện trưởng VKSND Tối cao lại tiếp tục có Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Đề nghị Hội đồng thẩm phán Tòa án Nhân dân Tối cao xem xét hủy toàn bộ án phúc thẩm và sơ thẩm.

Đến tháng 4/2021, Toà án nhân dân Tối cao chính thức mở phiên giám đốc thẩm. Như vậy, thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án ly hôn trong trường hợp trên là Viện trưởng VKSND tối cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy định của pháp luật về thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm.

Trường hợp nào được giám đốc thẩm ly hôn?

Xem thêm: Thủ tục kháng cáo bản án ly hôn

Chào Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được tư vấn. Tôi và vợ tháng 03 vừa rồi có thực hiện xong thủ tục ly hôn. Chúng tôi ly hôn có tranh chấp tài sản và đã được Tòa án giải quyết. Bản án ly hôn cũng đã có hiệu lực pháp lý. Tuy nhiên gần đây tôi phát hiện ra thẩm phán giải quyết vụ án có quan hệ bất chính với vợ tôi.

Qúa trình giải quyết vụ án cũng có nhiều sai phạm. Điển hình là nội dung thẩm định giá trị tài sản chúng tôi tranh chấp. Điều này gây thiệt hại lớn tới quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. Do đó, tôi muốn Tòa án cấp cao hơn xem xét lại bản án đã có hiệu lực. Đồng thời, tiến hành phân chia lại tài sản tranh chấp.

Vậy xin hỏi, trường hợp đó của tôi có được giảm đốc thẩm bản án ly hôn không? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn giám đốc thẩm bản án ly hôn.

Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi:

  • Thứ nhất, kết luận trong bản án, quyết định ly hôn không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án. Vấn đề này gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự. Đây là trường hợp Tòa án đã nhận định không đúng về các tình tiết, sự kiện của vụ việc ly hôn. Nói cách khác đây là sai lầm dẫn tới việc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của đương sự.
  • Thứ hai, có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng khi giải quyết ly hôn. Sự sai phạm này làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình. Dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật. Thông thường, việc vi phạm này được hiểu là vi phạm về: các nguyên tắc cơ bản của tố tụng dân sự; vi phạm về thẩm quyền của Tòa án; về thành phần hội đồng xét xử; xác định sai tư cách hoặc bỏ sót đương sự,…
  • Thứ ba, có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định ly hôn không đúng. Điều này gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Hồ sơ giám đốc thẩm ly hôn gồm những gì?

Tình huống tư vấn về hồ sơ giám đốc thẩm ly hôn.

Ngày 08/09/2022, công ty Luật Hùng Bách nhận được yêu cầu tư vấn của bà Nguyễn Thị K như sau:

Bà và ông V sống chung với nhau vào tháng 5 năm 2019. Hai ông bà có đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân xã T, huyện C, tỉnh Long An. Về tài sản chung hai vợ chồng gồm: Nhà đất tại xã A, huyện B, tỉnh Long An. Diện tích đất 106m2, thửa 3438 tờ bản đồ số 6. Nhà hàng khách sạn M diện tích đất 304m2 tại đường A thị trấn B, thửa số 218, 219 tờ bản đồ số 7. Khách sạn này đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) ngày 07-7-2009.

Quán cà phê M, diện tích đất 182,6m2 tại đường T, thị trấn B, thửa số 3860, tờ bản đồ số 1. Quán cà phê này đã được cấp GCNQSDĐ ngày 24-3-2005. Nay bà K có đơn yêu cầu giải quyết ly hôn với ông V.

Bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều phân chia mỗi vợ chồng 50% tài sản chung. Tuy nhiên, bà K nhận thấy việc phân chia như vậy là không hợp lý. Nguyên dó là vì chưa tính đến công sức đóng góp nhiều hơn của bà vào khối tài sản chung. Nay bà K muốn làm đơn yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm bản án ly hôn. Vậy bà cần chuẩn bị những giấy tờ gì để có thể yêu cầu kháng nghị?

Luật sư tư vấn hồ sơ giám đốc thẩm bản án ly hôn.

Để cơ quan có thẩm quyền xét lại bản án, quyết định ly hôn thì người đề nghị cần phải nộp hồ sơ giám đốc thẩm theo quy định. Theo đó, hồ sơ giám đốc thẩm ly hôn gồm:

  • Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm;
  • Bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
  • Tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp;…

Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn phải có các nội dung chính sau đây:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
  • Tên, địa chỉ của người đề nghị;
  • Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
  • Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
  • Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.

Thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ cũ đã ly hôn đồng thuận được gần 01 năm. Trong quyết định ly hôn chúng tôi cũng đã thỏa thuận được hết các vấn đề về con chung và tài sản chung. Tuy nhiên, gần đây tôi mới phát hiện ra con chung của chúng tôi trong thời kỳ hôn nhân không phải là con ruột của tôi.

Tôi không muốn có bất kỳ quan hệ nào với đứa con không cùng máu mủ này. Do đó tôi đã lên Tòa án để hỏi về thủ tục không nhận con. Tòa án có nói rằng vì đứa con chung đó đã được ghi nhận trong quyết định ly hôn. Do đó tôi chỉ có thể làm giám đốc thẩm để không công nhận quan hệ cha con.

Do không am hiểu pháp luật nên tôi không biết phải thực hiện thủ tục này như thế nào. Mong Luật sư tư vấn, giải đáp, xin cảm ơn Luật sư.

Bước 1. Đương sự nộp đơn đề nghị giám đốc thẩm bản án ly hôn.

Đương sự nộp đơn đề nghị tại tại Tòa án, Viện kiểm sát theo thủ tục giám đốc thẩm. Người dân nộp đơn bằng cách nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu chính. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Cùng với đó là tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Bước 2. Tòa án, Viện kiểm sát tiếp nhận đơn đề nghị và ghi vào sổ nhận đơn.

Sau khi tiếp nhận đơn và ghi vào sổ nhận đơn, Tòa án, Viện kiểm sát cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát. Trường hợp người yêu cầu gửi bằng đường bưu điện thì ngày gửi đơn là ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.

Bước 3. Tòa án, Viện kiểm sát kiểm sát tra tính hợp lý, đầy đủ của đơn đề nghị.

Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định. Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng. Kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát, người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị. Tòa án, Viện kiểm sát nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.

Bước 4. Giải quyết hồ sơ.

Bổ sung tài liệu, chứng cứ.

Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.

Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành các công việc: nghiên cứu đơn; thông báo; kiến nghị hồ sơ vụ án; báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định. Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.

Phân công giải quyết.

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao

  • Nghiên cứu đơn;
  • Thông báo lại kết quả;
  • Kiến nghị hồ sơ vụ án;
  • Báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị.

Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản. Trong văn bản nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân biết.

Thời hạn mở phiên tòa giám đốc thẩm.

Để đảm bảo hiệu quả của việc xét lại bản án, quyết định. Pháp luật đã ấn định thời hạn tối đa để mở phiên tòa xét lại vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm là 04 tháng, kể từ ngày Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Đây là khoảng thời gian cần thiết để Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm có thể nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ vụ việc để tiến hành xét xử và ra quyết định.

Kết quả giải quyết.

Sau khi xét lại bản án đã có hiệu lực pháp luật. Hội đồng giám đốc thẩm có thể ra một trong các quyết định sau:

  • Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
  • Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
  • Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án;
  • Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Phạm vi giám đốc thẩm.

Bản chất của giám đốc thẩm là việc xét lại bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Nhưng bản án, quyết định này bị kháng nghị do có sai lầm của Tòa án. Những sai lầm này xuất phát từ nhận định về những tình tiết, sự kiện của vụ án. Hoặc có vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong việc giải quyết vụ án. Do vậy, trong vụ án ly hôn nói riêng và vụ án dân sự nói chung. Hội đồng giám đốc thẩm không xem xét lại toàn bộ vụ án mà chỉ giới hạn ở việc xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.

Tuy nhiên, trong trường hợp phần quyết định xâm phạm tới lợi ích công cộng, lợi ích của nhà nước, lợi ích của người thứ ba…thì hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định không bị kháng nghị.

Giám đốc thẩm ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Chào Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách! tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi hiện đang có dự định thực hiện thủ tục giám đốc thẩm vụ án ly hôn, tranh chấp tài sản với chồng. Tuy nhiên, không biết chi phí giám đốc thẩm bản án ly hôn có hết nhiều tiền không? Tôi muốn biết rõ vẫn đề này để có sự chuẩn bị chu đáo. Mong Luật sư tư vấn giải đáp.

Theo quy định, không có án phí ly hôn ở cấp giám đốc thẩm. Vì trình tự giám đốc thẩm chỉ tiến hành do sự chủ động quyết định kháng nghị của Chánh án Toà án nhân dân tối cao hay Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Nói cách khác, việc xét lại bản án, quyết định ly hôn của tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm là nhằm sửa chữa những sai lầm, thiếu sót trong bản án, quyết định bị kháng nghị.

Vì vậy, không thu án phí khi tòa án tiến hành xem xét lại bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm. Tuy nhiên, án phí dân sự sơ thẩm, phúc thẩm được tuyên trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị cũng có thể được quyết định lại khi tòa án giám đốc thẩm, tái thẩm hủy bản án, quyết định để xét xử lại vụ án hoặc đình chỉ giải quyết vụ án.

Dịch vụ Luật sư tư vấn giám đốc thẩm ly hôn.

So với thủ tục ly hôn thông thường. Giám đốc thẩm bản án ly hôn là một thủ tục phức tạp. Quy trình, thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn gồm rất nhiều văn bản và nếu không nắm chắc quy định pháp luật sẽ khó bảo đảm tối đa quyền lợi hợp pháp cho bản thân. Nếu đang gặp phải những băn khoăn khi nghiên cứu về vấn đề này, hãy Liên hệ Luật sư hôn nhân gia đình theo số 0983499828 (zalo) để được hỗ trợ:

  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn;
  • Tư vấn phương án để yêu cầu kháng nghị giám đốc thẩm ly hôn để đảm bảo tối đa quyền lợi;
  • Soạn thảo hồ sơ giám đốc thẩm ly hôn đúng quy định pháp luật;
  • Nhận ủy quyền tham gia trực tiếp thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn;

Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý tận tâm, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân gia đình. Công ty Luật Hùng Bách tự tin tư vấn, trực tiếp hỗ trợ khách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan. Nếu bạn cần tư vấn, hỗ trợ giải quyết thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn thì có thể liên hệ chúng tôi qua một trong các phương thức sau:

Liên hệ Luật sư giải quyết giám đốc thẩm.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

ĐT.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *