Vợ chồng ly hôn con có được chia tài sản không?


Một trong những vấn đề quan trọng khi thực hiện thủ tục ly hôn là chia tài sản chung vợ chồng. Trong quá trình chung sống nhiều cặp vợ chồng đã tạo lập được khối tài sản chung. Đến khi ly hôn vợ chồng thường không biết việc chia tài sản chung được quy định như thế nào? Con chung có được chia tài sản khi cha, mẹ ly hôn hay không? Qua bài viết này, Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những thắc mắc liên quan đến nội dung con có được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn hay không? Bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn.

Chia tài sản khi ly hôn.

Chào Luật sư! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ kết hôn năm 2018. Sau một thời gian chung sống vợ chồng dần xuất hiện những mâu thuẫn. Nguyên nhân chủ yếu là vợ tôi và bố mẹ tôi không hợp nhau. Mẹ chồng nàng dâu thường xuyên có xích mích. Điều này khiến không khí trong gia đình rất nặng nề. Ngay cả con gái tôi cũng còn không muốn về nhà sau mỗi buổi đi học.

Giữa mẹ và vợ tôi quyết định sẽ ly hôn. Tuy nhiên chúng tôi còn vướng phần con cái và tài sản chung chưa thỏa thuận được. Đặc biệt là vấn đề tài sản. Ngôi nhà mà cả đại gia đình đang chung sống là của bố mẹ tôi đã sang tên cho hai vợ chồng từ năm ngoái. Nay ly hôn cô ấy cũng đòi được chia một nửa. Nhưng nếu bán ra chia thì cả gia đình không có nhà để ở.

Vậy xin hỏi Luật sư, tài sản khi ly hôn sẽ được chia như thế nào? Tòa án sẽ căn cứ vào đâu để giải quyết chia tài sản? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn chia tài sản khi ly hôn.

Một trong những vấn đề khi giải quyết ly hôn là việc chia tài sản chung của vợ chồng. Vấn đề tài sản chung có thể chia theo thỏa thuận của vợ và chồng. Tòa án sẽ xem xét và cân nhắc công nhận thỏa thuận đó nếu không có nội dung trái pháp luật. Tuy nhiên thỏa thuận đó vẫn phải bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Vợ chồng ly hôn có được chia tài sản không
Vợ chồng ly hôn có được chia tài sản không?

Trường hợp không tự thỏa thuận được mà yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án sẽ tiến hành giải quyết. Về nguyên tắc tài, sản chung được chia đôi, nhưng có tính đến các yếu tố sau đây để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia, cụ thể:

Một là, căn cứ vào hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.

Cụ thể là tình trạng về năng lực pháp luật; năng lực hành vi; tình trạng sức khỏe; điều kiện sống thực tế;… của vợ, chồng, của các thành viên khác trong gia đình. Bên nào gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn sẽ được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia. Hoặc vợ/chồng sẽ được ưu tiên nhận tài sản để bảo đảm ổn định cuộc sống của họ. Nhìn chung việc phân chia tài sản vẫn phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

Hai là, căn cứ vào công sức đóng góp trong việc tạo lập, duy trì và phát triển tài sản chung.

Cụ thể là sự đóng góp về: việc tạo dựng tài sản; thu nhập trong cuộc sống thường ngày; công việc và lao động của vợ, chồng;… Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được xem xét để chia tài sản nhiều hơn.

Ba là, bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp.

Để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo ra thu nhập. Việc chia tài sản chung phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề. Đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập. Đồng thời, vợ/chồng có nghĩa vụ thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch. Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Bốn là, lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: Trường hợp người chồng/vợ có lỗi dẫn đến quan hệ hôn nhân đổ vỡ như: có hành vi bạo lực gia đình; vợ/chồng không chung thủy, ngoại tình; vợ/chồng không quan tâm đến các thành viên trong gia đình; vợ/chồng lâm vào các tệ nạn xã hội, khiến cho cuộc sống hôn nhân phát sinh mâu thuẫn;…

Như vậy khi ly hôn, việc chia tài sản chung vợ chồng có thể dựa vào nhiều yếu tố. Việc hiểu rõ các quy định của pháp luật và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chia tài sản chung sẽ giúp cho các bên có sự chuẩn bị để yêu cầu của mình được Tòa án chấp thuận. Nhất là trong những trường hợp vợ chồng tranh chấp chia tài sản khi ly hôn.

Xem thêm: Tài sản chung vợ chồng có được chia đôi khi ly hôn

Quyền được chia tài sản của con khi bố mẹ ly hôn.

Chào Luật sư! Tôi và chồng hiện đang thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án quận Đống Đa. Trong thời kỳ hôn nhân chúng tôi có tạo lập được một số tài sản chung. Một trong số đó là 3 thửa đất có diện tích khoảng 400m2 mỗi thửa ở các vị trí khác nhau. Chúng tôi có 03 con chung, các cháu hiện vẫn chưa đủ tuổi trưởng thành. Nay ly hôn chúng tôi xác định sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan. Để các bên không ai còn liên quan đến nhau, sớm ổn định cuộc sống cá nhân.

Do đó, tôi muốn 3 thửa đất trên sẽ để lại cho các con. Vợ chồng tôi sẽ tự chia nhau các tài sản là động sản khác như: xe ô tô; tranh cổ; cây cảnh có giá trị;… Tuy nhiên tôi được biết vì đây là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Do đó phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng khi định đoạt tài sản thì mới có hiệu lực. Nhưng có vẻ chồng tôi vẫn chưa muốn để lại cho các con.

Vậy xin hỏi Luật sư! Khi bố mẹ ly hôn, quyền được chia tài sản của con được thực hiện như thế nào? Mong Luật sư tư vấn để tôi sớm có phương án trao đổi với chồng. Nhanh chóng thực hiện xong thủ tục để sớm ổn định cuộc sống cá nhân. Xin cảm ơn Luật sư!

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Luật sư tư vấn tranh chấp tài sản ly hôn.

Theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016 ngày 06/01/2016. Vợ chồng khi ly hôn có quyền tự thỏa thuận với nhau về việc phân chia tài sản. Nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa án xem xét, quyết định.

Chia tài sản khi ly hôn theo nguyên tắc chỉ chia những tài sản được xác định là chung của vợ chồng. Những tài sản thuộc sở hữu tài sản riêng của vợ, chồng hay các thành viên khác trong gia đình sẽ vẫn thuộc sở hữu của người đó. Riêng đối với tài sản có ghi nhận công sức của con cái trong quá trình tạo lập thì khi xử lý tài sản cũng vẫn phải đảm bảo quyền và lợi ích của con đối với tài sản đó.

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật dân sự năm 2015, con cái trong gia đình sẽ được xem xét để chia tài sản khi cha mẹ ly hôn nếu thuộc các trường hợp sau:

  • Các con có đóng góp công sức cùng cha mẹ trong việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản chung đó, trường hợp này được xác định đây là tài sản chung gia đình;
  • Tài sản trong gia đình được xác định là tài sản riêng của con;

Trong trường hợp này khi tiến hành phân chia tài sản, quyền lợi của người con được xác định trên cơ sở quy định tại Điều 219 Bộ luật dân sự năm 2015 như sau:

  • Tài sản thuộc sở hữu của con sẽ vẫn thược quyền sở hữu riêng của con, không chia khi bố mẹ ly hôn;
  • Đối với trường hợp tài sản chung của gia đình. Nếu tài sản bằng hiện vật có đủ điều kiện để chia thì chia theo quy định của pháp luật. Trường hợp không chia được bằng hiện vật thì người được chia bằng hiện vật phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán phần giá trị tài sản mà con được hưởng.

Như vậy, khi cha mẹ ly hôn về nguyên tắc phân chia tài sản chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Việc con có được chia tài sản hay không phụ thuộc vào thỏa thuận của cha mẹ. Cha mẹ có thể thỏa thuận thống nhất cho con hưởng một phần tài sản. Nếu xác định là tài sản chung của gia đình thì sẽ được chia phù hợp với công sức đóng góp của con trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển tài sản. Chỉ phân chia phần tài sản của riêng vợ chồng mà không liên quan đến con cái.

Dù vậy, sau khi cha mẹ ly hôn, con cái vẫn có thể được nhận tài sản từ cha mẹ:

  • Sau khi ly hôn và phân chia tài sản chung vợ chồng, cha mẹ tặng cho một phần hoặc toàn bộ tài sản của mình cho con;
  • Khi cha mẹ chết, người con sẽ thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản mà cha mẹ để lại. Lúc này, tài sản đã được chia sau khi ly hôn cũng là một trong những di sản cha mẹ để lại.

Khi bố mẹ ly hôn, con trên 18 tuổi có được chia tài sản không?

Việc chia tài sản sau khi ly hôn trước hết là dựa theo sự thỏa thuận của vợ chồng. Vợ chồng có thể thỏa thuận việc chia tài sản cũng như việc quyết định có chia tài sản cho con trên 18 tuổi hay không. Xem xét trường hợp con trên 18 tuổi có đóng góp vào quá trình tạo lập, phát triển tài sản thì phải chia tài sản cho con. Phải đưa ra được các căn cứ chứng minh có sự đóng góp của con trong quá trình thành lập, duy trì và phát triển tài sản chung.

Đối với trường hợp con trên 18 tuổi, khi có sự đóng góp công sức vào quá trình tạo lập, duy trì, phát triển tài sản thì đây là tài sản chung của gia đình. Khi cha, mẹ ly hôn phần tài sản chung gia đình được chia cho các thành viên gia đình. Căn cứ vào công sức đóng góp con sẽ được hưởng một phần tài sản trên. Khi ly hôn thì con sẽ được giao cho một bên cha hoặc mẹ trực tiếp nuôi dưỡng. Bên không trực tiếp nuôi dưỡng có trách nhiệm thực hiện cấp dưỡng nuôi con.

Về nguyên tắc khi ly hôn tài sản của vợ chồng sẽ được chia theo thỏa thuận hoặc Tòa án quyết định chia. Khi phân chia tài sản thì chỉ chia những tài sản là của chung vợ chồng. Tuy vậy, con cái vẫn có thể nhận được một phần tài sản của vợ chồng khi chia. Khi chia tài sản theo yêu cầu của cha mẹ Tòa án cũng sẽ cân nhắc chia cho con một phần tài sản nếu con có sự đóng góp trong quá trình tạo lập, duy trì, phát triển tài sản.

Khi nào con được chia tài sản khi cha mẹ ly hôn?

Về nguyên tắc khi vợ chồng ly hôn, chỉ tiến hành chia tài sản chung của vợ chồng. Con sẽ không được chia tài sản chung của vợ chồng. Tuy nhiên khi ly hôn, con vẫn có thể nhận được một phần tài sản trong các trường hợp:

  • Nếu bố mẹ có thỏa thuận sẽ cho toàn bộ hoặc một phần tài sản cho con. Con có quyền được nhận tài sản dựa trên hợp đồng tặng cho tài sản được xác lập. Việc tặng cho tài sản này phải lập thành hợp đồng tặng cho có công chứng chứng thực theo quy định pháp luật. khi đó con sẽ có quyền sở hữu phần tài sản được tặng cho đó.
  • Tài sản yêu cầu chia là tài sản chung của gia đình. Xét đến có sự đóng góp của con vào quá trình hình thành, duy trì, phát triển tài sản. Ví dụ: Tài sản là bất động sản nếu Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho hộ gia đình. Tại thời điểm cấp giấy chứng nhận, con có tên trong sổ hộ khẩu thì sẽ có quyền sở hữu ngang với bố mẹ. Khi bố mẹ ly hôn thì con sẽ được xem xét giải quyết để chia tài sản. Nếu tất cả tài sản chỉ đứng tên bố mẹ thì khi bố mẹ ly hôn. con sẽ không được chia khối tài sản này.

Tình huống chia tài sản khi ly hôn.

Vợ chồng tôi kết hôn được 20 năm. Trong quá trình hôn nhân có tạo được môt số tài sản chung. Một ngôi nhà ba tầng, một xe ô tô, một xe máy cùng một khoản tiền tiết kiệm. Nay hai vợ chồng xảy ra mâu thuẫn, không tìm được tiếng nói chung nên chúng tôi đi đến quyết định ly hôn. Trong quá trình chung sống chúng tôi có hai con chung. Cả hai cháu đã trên 18 tuổi, trong đó cháu thứ hai bị khuyết tật bẩm sinh nên không có khả năng lao động.

Xin hỏi luật sư, khi ly hôn các con tôi có được chia tài sản không?

Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản.

Theo quy định của pháp luật. Việc chia tài sản khi vợ chồng ly hôn thực hiện theo quy định tại Điều 59 luật hôn nhân gia đình 2014. Theo đó, hai vợ chồng chị có thể tự thỏa thuận việc phân chia tài sản khi ly hôn. Hai vợ chồng tự thỏa thuận việc có để lại tài sản cho hai con. Nếu như việc thỏa thuận không thành thì một trong hai bên có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

Tài sản chung được chia theo nguyên tắc chia đôi. Có tính đến hoàn cảnh và công sức đóng góp của mỗi bên trong quá trình hình thành tài sản. Đối với con bị mất khả năng lao động, Tòa án cân nhắc đảm bảo quyền lợi của con chung khi chia tài sản. Đối với con đã thành niên và có khả năng lao động nếu có đóng góp công sức trong việc tạo lập, duy trì khối tài sản chung thì có thể yêu cầu Tòa án trích chia một phần giá trị tài sản cho mình khi cha mẹ ly hôn.

Trường hợp của bạn một cháu không có khả năng lao động, không có tài sản để tự nuôi sống mình thì khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con không có khả năng lao động.

Theo quy định về cấp dưỡng như sau:

“ Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con

Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con”.

Như vậy, trường hợp của chị nếu cháu thứ nhất có đóng góp công sức tạo lập tài sản chung cùng bố mẹ và muốn được Toà án trích chia một phần tương ứng với công sức đóng góp đó thì Tòa án xem xét giải quyết. Còn cháu thứ hai, nếu ly hôn thì người không trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

Dịch vụ Luật sư ly hôn.

Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Với đội ngũ Luật sư tư vấn ly hôn chia tài sản chung, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình. Chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:

  • Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo Đơn ly hôn đúng chuẩn quy định.
  • Tư vấn Hồ sơ ly hôn. Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để bạn có thể hoàn thiện hồ sơ ly hôn. Xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ.
  • Tư vấn, giải quyết Thủ tục ly hôn một cách nhanh gọn.
  • Giải quyết tranh chấp Giành quyền nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn.
  • Tư vấn, giải quyết Tranh chấp tài sản chung, nợ chung của vợ chồng.

Liên hệ Luật sư tư vấn miễn phí, hỗ trợ soạn thảo hồ sơ, đơn ly hôn và giải quyết thủ tục ly hôn với người giấu địa chỉ nhanh theo Hotline 0983.499.828 (Zalo).

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Vợ chồng ly hôn con có được chia tài sản không?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *