QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ THƯƠNG TẬT MỚI NHẤT


Hiện nay, có nhiều trường hợp cần giám định thương tật nhưng chưa nắm được quy định pháp luật. Điều này dẫn tới những khó khăn khi thực hiện thủ tục và có thể ảnh hưởng tới quyền lợi bản thân. Để giúp khách hàng nắm rõ được các quy định trong lĩnh vực này Luật Hùng Bách chia sẻ Quy định về tỷ lệ thương tật mới nhất trong bài viết dưới đây. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ tính tỷ lệ thương tật các bạn có thể liên hệ qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo).

Các văn bản quy định về tỷ lệ thương tật.

Câu hỏi: Chào Luật sư, tôi đang có người nhà bị gây thương tích, đã được đưa đi làm giám định. Trong lúc chờ kết quả tôi muốn tìm hiểu quy định để sau này có vấn đề gì còn biết cách xử lý. Mong Luật sư chia sẻ giúp tôi một số văn bản luật đang được sử dụng. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Chào bạn. Luật Hùng Bách đã tiếp nhận câu hỏi và xin giải đáp như sau:

Để nắm được các quy định về tỷ lệ thương tật mới nhất thì bạn cần phải biết các văn bản pháp luật sau:

  • Luật Giám định tư pháp 2012;
  • Luật Giám định tư pháp sửa đổi 2020;
  • Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;
  • Nghị định 157/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 85/20213/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật giám định tư pháp;
  • Thông tư liên tịch 21/2014/TTLT-BYT-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
  • Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp ý, giám định pháp y tâm thần.

Bên cạnh các văn bản trên, các quy định về tỷ lệ thương tật/giám định thương tích còn được ghi nhận tại một số văn bản khác. Nếu đang gặp vướng mắc về thủ tục này hoặc chưa biết cách tính tỷ lệ thượng tật các bạn có thể liên hệ tới tổng đài tư vấn để được hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo).

Tham khảo: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?

Pháp luật quy định về giám định thương tật như thế nào?

Quy định pháp luật về giám định thương tật ghi nhận nhiều nội dung khác nhau về hồ sơ, thủ tục,… cho từng loại hình giám định. Tuy nhiên, đều có một số nội dung cơ bản gồm:

  • Các trường hợp bắt buộc phải giám định;
  • Nội dung của quyết định trưng cầu giám định;
  • Thời gian giám định thương tật;
  • Trường hợp có quyền tự đi giám định thương tích;
  • Thủ tục giám định thương tích;
  • Giám định lại/giám định bổ sung thương tích;
  • Quy định về trả kết quả giám định thương tích;

Các quy định về giám định thương tật nêu trên không nằm trong cùng một văn bản mà được phân chia theo từng lĩnh vực. Có thể kể tới một số văn bản như:

  • Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015;
  • Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH Quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và nghề nghiệp;
  • Thông tư số 22/2019/TT-BYT Quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần;
quy định về tỷ lệ thương tật
Dịch vụ tư vấn giám định, kiểm tra tỷ lệ % thương tích: 0983.499.828 (Zalo).

Thông tư về giám định thương tích.

Câu hỏi: Chào Công ty Luật Hùng Bách. Tôi tên là Nguyễn Hữu H hiện đang sống tại Phù Cử, Hưng Yên. Tôi gửi câu hỏi tới Quý công ty mong được giải đáp như sau: Cháu tôi năm nay 17 tuổi có chơi với đám bạn không tốt. Chúng thường xuyên tụ tập hút thuốc, đua xe. Tuần trước còn rủ nhau đi đánh nhau ở bên xã khác. Cháu tôi không tham gia đánh nhau, chỉ đi cùng nhưng cũng bị bên kia làm bị thương. Tôi đang tìm hiểu các quy định của Luật về giám định thương tích. Mong công ty cho tôi biết một vài quy định về giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Xin chào anh H. Theo anh trình bày cháu anh bị gây thương tích do bị đánh. Vì vậy, việc giám định thương tích cần đối chiếu với Thông tư số 22/2019/TT-BYT Quy định về tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần. Thông tư về giám định thương tích này ghi nhận một số nội dung cơ bản như:

  • Tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể;
  • Nguyên tắc giám định thương tích;
  • Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể;
  • Phương pháp xác định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể.

TƯ VẤN QUY ĐỊNH VỀ TỶ LỆ THƯƠNG TẬT, % THƯƠNG TÍCH: 0983.499.828 (Zalo)

Bảng tỷ lệ thương tật.

Bên cạnh đó, thông tư này còn ghi nhận Bảng tỷ lệ thương tật, phần trăm tổn thương cơ thể. Các loại tổn thương được phân chia như sau:

  • Tổn thương xương sọ và hệ thần kinh;
  • Tổn thương hệ tim mạch;
  • Tổn thương phần mềm;
  • Tổn thương hệ hô hấp;
  • Tổn thương cơ quan thị giác;
  • Tổn thương răng – hàm – mặt.
  • Tổn thương hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa;
  • Tổn thương hệ tiêu hóa;
  • Tổn thương tai – mũi – họng;
  • Tổn thương hệ nội tiết;
  • Tổn thương bỏng;
  • Tổn thương cơ – xương khớp.

Cách tính tỷ lệ thương tật chuẩn.

Trong quá trình tính tỷ lệ thương tật cần lưu ý một số nội dung sau:

Nguyên tắc giám định tỷ lệ thương tật.

Thông thường, việc giám định thương tật sẽ được thực hiện trực tiếp trên người bị thương. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp đặc biệt như: Người cần giám định đã chết, người cần giám định bị mất tích,… mà không thể có mặt trực tiếp để giám định. Khi đó, việc giám định sẽ được thực hiện trên hồ sơ và tỷ lệ thương tật sẽ chỉ được áp dụng ở mức thấp nhất của khung.

Nguyên tắc xác định tỷ lệ phần trăm thương tích.

Khi đi vào tính tỷ lệ thương tích cụ thể các bạn cần tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc sau để kết quả đưa ra chính xác nhất. Cụ thể:

Thứ nhất, tỷ lệ % thương tật tối đa của một người phải thấp hơn 100%.

Thứ hai, chỉ tính tỷ lệ thương tật một lần đối với thương tích tại một bộ phận cơ thể trừ trường hợp gây biến chứng, di chứng sang bộ phận khác.

Thứ ba. Cách làm tròn số khi tính tỷ lệ thương tật: Chỉ lấy đến hai chữ số hàng thập phân khi tính tỷ lệ thương tật đối với từng bộ phận. Tổng tỷ lệ thương tật được làm tròn đến số nguyên.

Thứ tư, các bộ phận cơ thể có tính chất đối xứng, hiệp đồng chức năng mà một bên bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đã được xác định, thì tính cả tỷ lệ % TTCT đối với bộ phận bị tổn thương hoặc bệnh lý có sẵn đó.

Thứ năm, đối với các bộ phận cơ thể đã bị mất chức năng, nay bị tổn thương thì tỷ lệ % TTCT được tính bằng 30% tỷ lệ % TTCT của bộ phận đó.

Thứ sáu, một người vừa bị tổn thương cơ thế, vừa bị ảnh hưởng về tâm tần cần áp dụng phương pháp cộng để cộng hai tỷ lệ thương tật.

Trên đây là một số nguyên tắc cơ bản khi xác định tỷ lệ phần trăm thương tật. Nếu cần tư vấn về tỷ lệ thương tật, cách tính thương tích cụ thể các bạn có thể liên hệ trực tiếp Hotline số: 0983.499.828 (Zalo).

% tỷ lệ thương tật đối với một số thương tích.

Tỷ lệ thương tật gãy xương sườn.

  • Gãy một xương sườn một điểm, can tốt: 2%
  • Gãy một xương sườn một điểm, can xấu: 2,5%
  • Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can tốt: 2,5%
  • Gãy một xương sườn từ hai điểm trở lên, can xấu: 3,5%
  • Mất đoạn hoặc cắt bỏ một xương sườn: 4,5%

Lưu ý: Can xấu là hiện tượng liền xương nhưng bị biến dạng so với cấu trúc ban đầu. Trường hợp này thương xảy ra khi xương gãy không được nắn chỉnh và bất động tốt.

Tỷ lệ thương tật với thương tích ở tay.

Tổn thương cụt một cánh tay.

  • Đường cắt 1/3 trên: 66 – 70%
  • Đường cắt 1/3 giữa cánh tay trở xuống: 61 – 65%

Gãy đầu trên xương cánh tay (từ cỗ phẫu thuật trở lên).

  • Vỡ, tiêu chỏm đầu xương cánh tay hậu quả hàn khớp vai hoặc lủng liếng (chụp phim X quang xác định): 41 – 45%
  • Can liền tốt, nhưng có teo cơ và hạn chế động tác khớp vai mức độ vừa: 21 – 25%
  • Can liền xấu, teo cơ Delta, đai vai và cánh tay, hạn chế động tác khớp vai nhiều: 31 – 35%

Gãy thân xương cánh tay một bên dưới cổ phẫu thuật.

  • Can liên tốt, trục thẳng, không ngắn chi: 11-15%
  • Can liền xấu, trục hơi lệch, không ngắn chi: 21 -25%
  • ……

Tháo một khớp khuỷu tay: 61%

Tháo khớp cổ tay một bên: 52%

Tỷ lệ thương tật đối với thương tích ở chân.

  • Thay khớp gối nhân tạo: 11-15%
  • Trật khớp gối mới, điều trị khỏi: 3 – 5%
  • Tháo khớp cổ chân một bên: 45%
  • Cụt năm ngón chân: 26-30%
  • Gãy xương sên làm bàn chân biến dạng, đi lại khó khăn: 16-20%
  • Can liền tốt, bàn chân không biến dạng, không ảnh hưởng đến đi đứng (Gãy hoặc mất đoạn một xương bàn của bàn chân: 3-5%; Bàn chân biến dạng và trở ngại đến việc đi đứng, lao động: 11-15%).

Tỷ lệ tổn thương do vết thương phần mềm.

  • Tổn thương do sẹo phần mềm: Sẹo nhỏ (1%), sẹo trung bình (2%), sẹo lớn (3%).
  • Sẹo ở vùng cổ, co kéo làm hạn chế các động tác quay, ngửa, nghiêng cổ, cúi ngẩng đầu: 11-15%
  • Sẹo lõm sâu, kích thước lớn, co kéo do mất nhiều cơ ngực diện tích 4-5 khoang liên sườn hay cơ bụng vùng thượng vị làm ảnh hưởng nhiều đến chức năng hô hấp: 21-25%
  • Tổn thương một móng tay hoặc một móng chân: Đổi màu, sần sùi có vằn ngang, dọc hoặc viêm quanh móng điều trị không kết quả hay tái phát: 1%

Tỷ lệ tổn thương do bị bỏng.

Sẹo bỏng ảnh hưởng đến chức năng da và thẩm mỹ.

  • Sẹo vùng mặt, cổ gây rối loạn sắc tố ảnh hưởng thẩm mỹ: Diện tích dưới 1 % diện tích cơ thể (6 – 10%), diện tích từ 1% đến dưới 3% diện tích cơ thể (11-15%), diện tích từ 3% diện tích cơ thể trở lên (21%)

Rối loạn trên vùng sẹo.

  • Các vết loét, vết rò không liên do rối loạn dinh dưỡng vùng sẹo: Đường kính vết loét dưới 5cm (7-9%), đường kính vết loét từ 5cm đến 10cm (16-18%), đường kính vết loét trên 10cm (21-25%).

Bài viết khác: Giám định thương tật hết bao nhiêu tiền?

Công thức tính tỷ lệ thương tật chuẩn.

Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định công thức tính tỷ lệ thương tật chuẩn như sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn; trong đó:

  • T1: Được xác định là tỷ lệ % TTCT của TTCT thứ nhất.
  • T2: là tỷ lệ % của TTCT thứ hai:
  • T2 = (100  T1tỷ lệ % TTCT thứ 2/100;
  • T3: là tỷ lệ % của TTCT thứ ba:
  • T3 = (100-T1-T2) tỷ lệ % TTCT thứ 3/100;
  • Tn: là tỷ lệ % của TTCT thứ n:
  • Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Tổng tỷ lệ % TTCT sau khi được làm tròn số là kết quả cuối cùng.

Cách áp dụng công thức tỉnh tỷ lệ thương tật chuẩn.

Ví dụ: Ông A và ông B là hàng xóm đã có nhiều khúc mắc từ trước do tranh chấp đất. Ngày 20/03/2023, ông A và hai con trai xây tường bao đất thì ông B và vợ ra chửi bới, đập phá. Trong quá trình xô xát hai bên có dùng xà beng và gạch, đá kết quả dẫn tới ông A một vết lún xương sọ thương tích 8%, gãy mỏm khuỷu xương trụ thương tích 6% và một vết sẹo ở vùng tay thương tích 2%. Khi tính tỷ lệ thương tật của ông A cần sử dụng phương pháp cộng như sau:

Xác định T1= 8%;

Xác định T2= (100  8) 6/100= 5,52%;

Xác định T3= (100-8-5,52) tỷ lệ % 2/100= 1,72%;

Tổng tỷ lệ thương tật của ông A được tính bằng= T1+T2+T3= 8+5,52+1,72= 15,24%.

TƯ VẤN TỶ LỆ THƯƠNG TẬT, % THƯƠNG TÍCH: 0983.499.828 (Zalo)

Liên hệ tư vấn về xác định tỷ lệ thương tật.

Nếu bạn đang cần tư vấn về xác định tỷ lệ thương tật thì có thể liên hệ tới công ty Luật Hùng Bách qua số điện thoại 0983.499.828 (Zalo). Công ty chúng tôi chuyên tư vấn hỗ trợ những vấn đề sau:

Tư vấn giám định thương tật, giám định y khoa.

Hỗ trợ thủ tục trong vụ án hình sự.

  • Tư vấn pháp luật hình sự: Tội danh, mức hình phạt, tình tiết tăng nặng/giảm nhẹ, bảo lãnh,…;
  • Hỗ trợ soạn thảo đơn trình báo, tố giác tội phạm;
  • Tư vấn bồi thường thiệt hại do thương tật trong vụ án hình sự;
  • Luật sư bào chữa, bảo vệ trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử;

Tư vấn, hỗ trợ thủ tục hành chính.

Tư vấn, hỗ trợ các thủ tục, lao động có liên quan tới thương tích: Thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp,…

Để được tư vấn, hỗ trợ về giám định sức khỏe, bạn có thể liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề Quy định về tỷ lệ thương tật mới nhất. Trường hợp gặp phải những vướng mắc liên quan đến nội dung này. Hoặc cần hỗ trợ về pháp lý, bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại 0983.499.828 (Zalo). Hoặc gửi email về địa chỉ Luathungbach@gmail.com để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *