QUY TRÌNH YÊU CẦU GIÁM ĐỊNH TỶ LỆ THƯƠNG TẬT


Giám định tỷ lệ thương tật ở đâu? Thời gian thực hiện như thế nào? Quy trình thực hiện gồm mấy bước?… Đây là một số câu hỏi trong chủ đề giám định thương tích mà Luật Hùng Bách thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Nếu đang cần giám định thương tật mà gặp phải vấn đề tương tự các bạn có thể tham khảo dịch vụ tư vấn giám định thương tật, xác định tỷ lệ thương tích trong bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ trực tiếp tổng đài tư vấn: 0983.499.828 (Zalo).

Giám định tỷ lệ thương tật ở đâu?

Theo quy định Điều 12 Luật Giám định tư pháp năm 2012 việc giám định tỷ lệ thương tật được thực hiện tại một số cơ quan/tổ chức gồm:

Giám định trong lĩnh vực pháp y.

  • Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ y tế;
  • Trung tâm giám định pháp y cấp tỉnh;
  • Viện pháp y quân đội thuộc Bộ quốc phòng;
  • Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ công an.

Giám định trong lĩnh vực pháp y tâm thần.

  • Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
  • Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.

Giám định trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.

  • Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
  • Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
  • Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.

Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám định y khoa.

  • Hội đồng y khoa các cấp, gồm:
  • Hội đồng giám định y khoa cấp tỉnh;
  • Hội đồng giám định y khoa cấp trung ương;
  • Hội đồng giám định y khoa phúc quyết lần cuối.

Đây là các tổ chức giám định tư pháp công lập. Bên cạnh đó, đối với trường hợp giám định y khoa thì thẩm quyền sẽ thuộc về các hội đồng giám định y khoa. Hoặc nếu bạn có nhu cầu kiểm tra thử tỷ lệ thương tật, hướng dẫn cách tính phần trăm tổn thương cơ thể có thể liên hệ tới Luật Hùng Bách theo số: 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Bài viết tham khảo: Gãy tay thương tích bao nhiêu phần trăm?

Thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật?

Theo quy định tại Bộ Luật tố tụng hình sự 2015, khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

Theo quy định tại Điều 34 các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ bao gồm:

  • Cơ quan điều tra;
  • Viện kiểm sát nhân dân;
  • Tòa án nhân dân.

Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giám định thương tật là cơ quan điều tra, viện kiểm sát hoặc Tòa án.

Như đã phân tích trong phần trên, giám định thương tật cho người bị gây thương tích, tổn hại sức khỏe là trường hợp bắt buộc trong các vụ án hình sự. Do đó, nếu cơ quan tiến hành tố tụng không ra quyết định trưng cầu giám định, người bị xâm phạm về thân thể, sức khỏe hoặc đại diện của họ có quyền đề nghị các cơ quan đó phải trưng cầu giám định.

Thủ tục giám định tỷ lệ thương tật do ai thực hiện?

Theo quy định tại Điều 11 Luật giám định tư pháp năm 2012 Giám định viên tư pháp có các quyền và nghĩa vụ như sau:

” 1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.

2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định. Hoặc thời gian không đủ để thực hiện giám định, cũng có thể có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.”

Như vậy, giám định viên tư pháp là người có thẩm quyền giám định tỷ lệ thương tật theo quy định của pháp luật. Và đây chính là người có thẩm quyền trực tiếp thực hiện các công việc để cho ra kết quả về tỷ lệ thương tích.

giám định tỷ lệ thương tật
Tư vấn giám định thương tích, cách tính tỷ lệ thương tật: 0983.499.828 (Zalo)

Cách giám định tỷ lệ thương tật như thế nào?

Câu hỏi: Kính chào Quý công ty. Tôi là Phạm Hữu H, tôi gửi email này mong được tư vấn về cách giám định thương tật theo quy định pháp luật hiện nay. Rất mong được công ty phản hồi. Tôi xin cảm ơn.
Trả lời: Chào anh H, Luật Hùng Bách xin giải đáp câu hỏi của anh như sau

Bảng tỷ lệ phần trăm thương tật quy định tại đâu?

Hiện nay, Thông tư 22/2019/TT-BYT quy định tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể sử dụng trong giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần là căn cứ chính để tính mức độ thương tật. Thông tư này do Bộ trưởng Bộ y tế ký ban hành ngày 28/8/2019 và có hiệu lực từ ngày 01/11/2019. Đây là văn bản mới nhất ra đời dùng để thay thế cho thông tư cũ số 20/2014/TT-BYT ngày 12/06/2014 hiện không còn được áp dụng.

Thông tư số 22/2019/TT-BYT quy định một số loại tổn thương trên cơ thể như:

  • Xương sọ và hệ thần kinh;
  • Hệ tim mạch;
  • Hệ hô hấp;
  • Hệ tiêu hóa;
  • Hệ tiết niệu – sinh dục – sản khoa;
  • Hệ nội tiết;
  • Cơ – xương khớp;
  • Tổn thương phần mềm;
  • Tổn thương bỏng;
  • Tổn thương cơ quan thị giác;
  • Răng – hàm – mặt;
  • Tai – mũi – họng.

Công thức tính tỷ lệ thương tật.

Trong quá trình giám định tỷ lệ thương tật, giám định viên cần xác định tỷ lệ đối với từng tổn thương và tổng hợp lại theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Các ký hiệu trong công thức trên được hiểu như sau:

  • T1: Là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể của tổn thương cơ thể thứ nhất, mức độ tổn thương được xác định theo bảng tỷ lệ thương tật.
  • T2: Là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ hai, được xác định theo công thức: T2 = (100 – T1) x tỷ lệ % TTCT thứ 2/100.
  • T3: là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ ba, được xác định theo công thức: T3 = (100-T1-T2) x tỷ lệ % TTCT thứ 3/100.
  • Tn: là tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể thứ n, xác định theo công thức: Tn – {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x tỷ lệ % TTCT thứ n/100.

Sau khi áp dụng công thức nêu trên, tổng tỷ lệ phần trăm tổn thương cơ thể được làm tròn số là số nguyên.

Ví dụ:

Ông Nguyễn Minh C bị tổn thương cơ thể và cần phải giám định tại hai tổ chức là Giám định pháp y và Giám định pháp y tâm thần, trong đó:

Tại tổ chức giám định pháp y ông Nguyễn Minh C tổn thương cơ thể được xác định là 45%

Tại tổ chức giám định pháp y tâm thần, kết quả giám định của ông Nguyễn Minh C là 37%

Như vậy, đối chiếu với cách tính ở trên, tổng tỷ lê phần trăm tổn thương cơ thể của ông Nguyễn Minh C được xác định như sau:

T1 đã được xác định là 45 %;

T2 được xác định như sau: T2 = (100 – 45) x 37/100 = 20,35 %.

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Minh C là = (T1+T2).

Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Minh C là: 45 % + 20,35 % = 65,35 %.

Kết luận: Tổng tỷ lệ % TTCT của ông Nguyễn Minh C là 65 %.

Bài viết tham khảo: Gây thương tích bao nhiêu thì bị khởi tố?

Thời gian giám định tỷ lệ thương tật?

Một số văn bản quy định về thủ tục giám định tư pháp hiện hành gồm:

  • Luật Giám định tư pháp năm 2012, sửa đổi bổ sung năm 2020;
  • Thông tư số 138/2013/TT-BTC hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp;
  • Nghị định số 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.

Các văn bản nêu trên đều không có một quy định cụ thể nào về thời gian giám định tỷ lệ thương tật. Tuy nhiên, đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, Điều 208 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

Điều 208. Thời hạn giám định

1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:

a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;

b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;

c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.

2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.

3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.

4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.

Như vậy, đối với các trường hợp giám định tư pháp bắt buộc các bạn có thể căn cứ vào quy định trên để xác định thời gian thực hiện thủ tục. Nếu thủ tục bị kéo dài không đúng quy định pháp luật về giám định thương tích các bạn có thể kiến nghị, khiếu nại để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Mọi nhu cầu tư vấn pháp luật về giám định tỷ lệ thương tật, tính tỷ lệ thương tật vui lòng liên hệ Hotline: 0983.499.828 (Zalo).

Tỷ lệ giám định thương tật có ý nghĩa như thế nào?

Hoạt động giám định là một công tác không thể thiếu để giải quyết phần lớn các vụ án hình sự và cả một số vụ việc dân sự, lao động. Trong đó, việc giám định tỷ lệ thương tật đóng vai trò hết sức quan trọng trong vụ án, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng của hoạt động tố tụng. Có những trường hợp giải quyết vụ án kéo dài, ách tắc cũng phần nào xuất phát từ việc không giám định được tỷ lệ thương tật. Thực hiện giám định tỷ lệ thương tật có ý nghĩa làm sáng tỏ vụ án, tránh tình trạng oan sai, bỏ lọt tội phạm.

Ngoài ra, giám định tỷ lệ thương tật còn có một ý nghĩa sâu sắc khác là hướng hoạt động tố tụng theo cơ chế minh bạch, đúng người đúng tội, phụng sự công lý.

Nội dung tham khảo: Giám định thương tật đánh nhau, thương tật bị đánh.

Kết quả giám định tỷ lệ thương tật được sử dụng để làm gì?

Tùy thuộc vào mục đích giám định mà kết quả tỷ lệ thương tật có thể được sử dụng khác nhau. Luật Hùng Bách xin đưa ra một số trường hợp cơ bản, thường gặp khi giám định thương tật như sau:

  • Làm căn cứ tính mức bồi thường thiệt hại, đảm bảo tối ưu quyền lợi của người bị thương tật;
  • Làm căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội;
  • Giúp người bị hại nắm được hậu quả pháp lý của hành vi xâm phạm. Từ đó, đưa ra được các yêu cầu bồi thường thiệt hại phù hợp;
  • Là căn cứ để bị hại hưởng chế độ bảo hiểm, trợ cấp;
  • Là căn cứ để bị hại đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý sai phạm của các bên liên quan.

Liên hệ tư vấn thủ tục giám định thương tật, kiểm tra thử tỷ lệ thương tích: 0983.499.828 (Zalo).

Luật sư tư vấn giám định thương tật – Luật sư hình sự.

Trong quá trình hỗ trợ khách hàng thực hiện các thủ tục đề nghị giám định thương tật, xử lý hành vi gây thương tật Luật Hùng Bách thực hiện các công việc sau:

  • Tư vấn quy định của pháp luật về thủ tục yêu cầu giám định tỷ lệ thương tật;
  • Soạn hồ sơ yêu cầu giám định thương tật, giám định y khoa theo mẫu đơn có sẵn;
  • Tư vấn thương tật bao nhiêu phần trăm thì bị khởi tố;
  • Soạn đơn tố giác tội phạm, tin báo, giai đoạn điều tra;
  • Trao đổi với người bị hại để nghiên cứu vụ việc. Trực tiếp hoặc gián tiếp cùng bị hại thu thập chứng cứ, vật chứng vụ án để bảo vệ trong vụ việc đánh nhau dẫn tới thương tích, thương tật;
  • Đại diện cho bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại;
  • Tiến hành soạn đơn, chuẩn bị hồ sơ, tài liệu cùng các văn bản liên quan để bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại;
  • Luật sư tham gia bảo vệ cho bị hại tại cơ quan có thẩm quyền ở các giai đoạn: truy tố, xét xử sơ thẩm, xét xử phúc thẩm, xét xử giám đốc thẩm, xét xử tái thẩm.

Dịch vụ khác của Luật Hùng Bách.

  • Tư vấn quy định pháp luật về hình sự, lao động, dân sự,…;
  • Thay mặt đàm phán, thỏa thuận bồi thường thiệt hại do thương tật;
  • Hỗ trợ thủ khởi kiện, trình báo/tố giác tội phạm;
  • Tham gia bào chữa, bảo vệ tại Tòa án;

Quý khách hàng có nhu cầu được tư vấn các dịch vụ liên quan tới Giám định tỷ lệ thương tật, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0983.499.828 (Zalo). Luật Hùng Bách sẵn sàng tư vấn các nội dung nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý tới khách hàng.

Liên hệ Luật sư tư vấn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là tư vấn của Luật Hùng Bách về nội dung “Làm thế nào để xác định tỷ lệ thương tật chính xác?” Nếu bạn còn có thắc mắc liên quan đến thủ tục giám định tỷ lệ thương tật hay những câu hỏi khác trong các lĩnh vực: Dân sự, Hôn nhân và Gia Đình, Doanh nghiệp, Đất đai, Hình sự… Liên hệ Luật sư của chúng tôi làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng! 

Phương

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *