Hiện nay, Công ty Luật Hùng Bách nhận được rất nhiều câu hỏi liên quan đến trường hợp ly hôn với người bị tâm thần. Đây có thể coi là một trường hợp ly hôn đặc biết do một bên vợ hoặc chồng có vấn đề về nhận thức và khả năng làm chủ hành vi của mình trong cuộc sống hằng ngày. Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành cùng kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình giải quyết các vụ việc tương tự, chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc của bạn đọc dưới nội dung bài viết dưới đây.
Thế nào là người bị tâm thần?
Người bị tâm thần là người bị rối loạn hoạt động của não bộ, dẫn đến hành vi biểu hiện ra bên ngoài và tâm lý bên trong có những biến đổi bất thường. Người bị tâm thần trong giai đoạn mắc bệnh không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Dưới góc độ pháp lý, người bị tâm thần không thể tự mình tham gia vào các giao dịch dân sự và quá trình tố tụng tại Tòa án. Người bị tâm thần được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi có quyết định của Tòa án tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
Quy định của pháp luật về ly hôn với người bị tâm thần
Nội dung ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự được quy định tại Luật hôn nhân và gia đinh và Bộ luật dân sự, cùng các văn bản hướng dẫn, công văn có liên quan của Tòa án nhân dân tối cao. Nhìn chung, các điều luật quy định thường liên quan đến những nội dung sau:
- Quyền được ly hôn với người bị tâm thần;
- Quy định về việc chỉ định người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự khi giải quyết ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Quy định về người giám hộ cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để đại diện tham gia tố tụng tại Tòa án;
- Quy định về chủ thể có quyền được yêu cầu ly hôn với người bị tâm thần;
- Quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến thủ tục ly hôn với người bị tâm thần.
Tình huống ly hôn với người bị tâm thần.
Chào Luật sư! Tôi và chồng kết hôn đến nay đã được 16 năm, chúng tôi có với nhau 01 con chung. Chồng tôi 05 năm trước vì tai nạn giao thông dẫn đến chấn thương não, hiện giờ đang phải điểu trị thường xuyên tại Viện sức khỏe tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai. Cuộc sống ngày càng khó khăn, tôi cũng muốn đi tìm cho mình một điểm tựa mới để có thể ổn định cuộc sống, có điều kiện nuôi dạy 02 con.
Tuy nhiên tôi không biết với hoàn cảnh của chồng tôi như vậy pháp luật có cho phép tôi được ly hôn với chồng hay không. Bản thân tôi chỉ ở nhà làm nông, không am hiểu pháp luật nên rất mong muốn Luật sư thuộc Công ty Luật Hùng Bách tư vấn giúp tôi, với trường hợp của tôi như vậy tôi có được ly hôn với người bị tâm thần không? Và nếu có thì thủ tục thực hiện như thế nào?
Luật sư tư vấn ly hôn với người bị tâm thần.
Chào chị! Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi cần tư vấn về Công ty Luật Hùng Bách. Để giúp chị có thể nắm được các quy định của pháp luật có liên quan liên quan cũng như giải đáp thắc mắc của chị, Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách xin trả lời như sau:
Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, tại Điều 39 có quy định về việc cá nhân có quyền được ly hôn, kết hôn, thực hiện quyền nhân thân theo quy định của pháp luật. Như vậy, pháp luật hiện hành không có quy định về việc cấm cá nhân không được thực hiện thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự.
Do đó, chị hoàn toàn có quyền được ly hôn với người chồng bị tâm thần. Tuy nhiên, trong trường hợp này một bên có vấn đề về năng lực hành vi dân sự nên các quy định liên quan đến thủ tục ly hôn với người bị tâm thần cũng khác hơn so với trường hợp ly hôn giữa những chủ thể bình thường. chị có thể tham khảo thêm nội dung mà chúng tôi trình bày dười đây để thấy được sự khác biệt đó.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn với người mất tích
Trình tự, thủ tục ly hôn với người bị tâm thần
Ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự là một thủ tục ly hôn đặc biệt bởi một bên không còn khả năng nhận thức và làm chủ hành vi của mình. Do đó, khi có nhu cầu thực hiện thủ tục này, người yêu cầu gặp phải rất nhiều khó khăn do không biết cần phải chuẩn bị những gì? Bắt đầu thực hiện thủ tục ra sao? Thời gian kéo dài bao lâu?… Nội dung dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp được những vướng mắc trong quá trình thực hiện thủ tục.
Đầu tiên, thực hiện thủ tục tuyên bố người bị tâm thần mất năng lực hành vi dân sự:
Khác với thủ tục ly hôn thông thường khác, vì một bên bị mất năng lực hành vi dân sự nên nếu muốn thực hiện thủ tục ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự thì trước khi thực hiện thủ tục ly hôn, người có nhu cầu phải thực hiện thủ tục yêu cầu tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự. Thủ tục này cũng giống như một vụ kiện dân sự bình thường.
Người có yêu cầu cũng phải làm đơn, chuẩn bị một bộ hồ sơ tài liệu đầy đủ nộp lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án giải quyết yêu cầu của mình. Sau khi Tòa án tiếp nhận đơn thì sẽ tiến hành các thủ tục cần thiết, xem xét yêu cầu, thu thập thêm các chứng cứ cần thiết để có thêm căn cứ ra phán quyết tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự.
Sau khi có quyết định của Tòa án tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì bên còn lại mới có thể chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, thực hiện các thủ tục cần thiết để yêu cầu ly hôn với người bị tâm thần đã được Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.
Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn với người Singapore chuẩn nhất
Thực hiện thủ tục ly hôn với người bị tâm thần theo đúng quy định, trình tự tố tụng:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ kèm theo đơn ly hôn để nộp cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Bước 2: Nộp hồ sơ.
Sau khi chuẩn bị được đầy đủ hồ sơ ly hôn với người bị tâm thần. Người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án. Việc nộp đơn cho Tòa án nhân dân có thẩm quyền có thể được thực hiện bằng phương thức gián tiếp (qua đường bưu điện, chuyển phát nhanh) hoặc nộp trực tiếp tại Tòa án.
Bước 3: Tòa án tiếp nhận và thụ lý hồ sơ.
Sau khi nhận được hồ sơ ly hôn với người bị tâm thần. Trong thời hạn 08 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ. Thẩm phán được phân công ra một trong các thông báo sau:
- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
- Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án;
- Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền. Đồng thời thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
- Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện nếu vụ việc đó không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Bước 4: Tham gia các giai đoạn tố tụng tại Tòa án.
Sau khi vụ án được thụ lý. Tòa án tiến hành các bước tiếp theo để giải quyết vụ án:
- Tổ chức buổi lấy lời khai của đương sự: Tại buổi làm việc này thẩm phán và thư ký Tòa án phụ trách vụ án sẽ lấy lời khai của đương sự, lấy ý kiến, quan điểm của những người liên quan về yêu cầu ly hôn với người bị tâm thần của người khởi kiện.
- Tiến hành các hoạt động thu thập tài liệu, chứng cứ còn thiếu. Hoạt động này nhằm làm rõ yêu cầu của người khởi kiện, có căn cứ để giải quyết vụ án.
- Phiên họp tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải: tại buổi làm việc này Tòa án sẽ triệu tập các bên liên quan lên Tòa làm việc. Tòa án công khai toàn bộ tài liệu, chứng cứ của các bên để tất cả các đương sự cùng nắm được. Hoạt động này để các bên kịp thời đưa ra ý kiến. Đồng thời có thể cung cấp thêm các chứng cứ liên quan để bảo vệ, hoàn thiện thêm quan điểm của mình.
Bước 5: Mở phiên họp hoặc đưa vụ án ra xét xử vụ án.
Trong thời hạn từ 2 đến 6 tháng kể từ thời điểm thụ lý. Tòa án sau khi đã thực hiện gần như đầy đủ các thủ tục tố tụng để đưa vụ án ra xét xử. Sau khi các bên đã đưa ra quan điểm của mình, cung cấp đầy đủ tài liệu chứng cứ cho Tòa án trong quá trình giải quyết vụ việc. Tòa án tiến hành mở phiên họp hoặc mở phiên Tòa đưa vụ án ra xét xử.
Hồ sơ ly hôn với người bị tâm thần gồm những gì?
Việc đầu tiên trong quá trình thực hiện thủ tục ly hôn là chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ, chuẩn chỉnh để Tòa án có thể nhanh chóng thụ lý đơn ly hôn. Vậy Hồ sơ ly hôn với người bị tâm thần gồm những gì?
- Đơn xin ly hôn với người bị tâm thần;
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân của hai vợ chồng, người giám hộ cho người bị tâm thần;
- Sổ hộ khẩu hoặc tài liệu chứng cứ thể hiện nơi cư trú của hai vợ chồng, người giám hộ;
- Đăng ký kết hôn bản chính hoặc trích lục kết hôn;
- Giấy khai sinh con chung trong trường hợp vợ chồng có con chung;
- Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu chia tài sản, nợ chung của vợ chồng;
- Các tài kiệu, chứng cứ liên quan đến yêu cầu nuôi con của các bên;
- Tài liệu, chứng cứ để chứng minh một bên bị bệnh tâm thần, mất năng lực hành vi dân sự như: quyết định của Tòa án về việc một bên bị mất năng lực hành vi dân sự; kết quả của bệnh viện; bản ý kiến của tổ trưởng tổ dân phố;…
Xem thêm: Mẫu đơn ly hôn khi đang ở nước ngoài
Cách viết đơn xin ly hôn với người bị tâm thần
Nội dung đầu tiên cần phải chuẩn bị là đơn xin ly hôn. Người có yêu cầu cần phải chuẩn bị một đơn xin ly hôn với đầy đủ nội dung gồm:
Về phần thông tin người không bị tâm thần:
ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ, số điện thoại liên hệ của người khởi kiện.
Về phần thông tin người bị tâm thần:
Ghi rõ họ tên, địa chỉ liên hệ của người bị tâm thần. Có một điều cần lưu ý là ở phần thông tin người bị tâm thần thì cần phải nêu rõ người đại diện, giám hộ cho người bị tâm thần tham gia tố tụng tại Tòa án. Thông tin gồm có như: họ tên; địa chỉ liên hệ; số điện thoại của người đại diện, giám hộ để Tòa án có thể thuận tiện liên hệ trong quá trình giải quyết vụ án.
Về nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết:
Nội dung trong đơn ly hôn cần nêu rõ 3 vấn đề chính là: quan hệ hôn nhân; về vấn đề con chung và tài sản chung; nợ chung của 2 vợ chồng. Phần này cần trình bày một cách ngắn gọn nhưng vẫn phải đầy đủ thông tin cần thiết. Tòa án sẽ dựa trên những nội dung này để tiếp nhận và giải quyết đơn. Nhiều người khởi kiện không nắm được những nội dung cần thiết. Dẫn đến việc bị yêu cầu sửa chữa, bổ sung đơn khởi kiện. Điều này làm mất rất nhiều thời gian cho người có yêu cầu.
Các tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn ly hôn:
Khi nộp đơn tại Tòa án người làm đơn cần ghi rõ những tài liệu, chứng cứ nộp kèm theo đơn.
Ly hôn với người bị tâm thần hết bao nhiêu tiền?
Lệ phí, án phí ly hôn với người bị tâm thần cũng giống như các trường hợp thực hiện thủ tục ly hôn thông thường khác. Trường hợp các bên ly hôn không có tranh chấp về tài sản thì lệ phí ly hôn là 300.000đ. Trường hợp ly hôn có tranh chấp về tài sản. Án phí ly hôn sẽ được tính dựa trên giá trị tài sản có tranh chấp mà Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 đã quy định.
Ngoài chi phí mà người có yêu cầu phải nộp cho cơ quan nhà nước. Chi phí trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, tham gia tố tụng cũng chiếm một phần lớn trong tổng chi phí mà người có yêu cầu phải bỏ ra để thực hiện xong thủ tục ly hôn với người bị tâm thần. Bởi đa số người dân khi thực hiện thủ tục không nắm rõ được các quy định pháp luật.
Vì không nắm rõ được các quy định của pháp luật. Khi đương sự chuẩn bị hồ sơ và tham gia vào quá trình tố tụng. Người có yêu cầu ly hôn với người bị tâm thần thường không biết phải bắt đầu từ đâu. Từ đó làm mất thời gian và công sức đi lại, phát sinh những chi phí không cần thiết.
Thẩm quyền giải quyết ly hôn với người bị tâm thần
Thẩm quyền giải quyết của Tòa án ly hôn với người bị tâm thần được quy định như sau:
Về thẩm quyền của Tòa án theo cấp.
Trường hợp ly hôn với người bị tâm thần mà đương sự hiện đang cư trú tại Việt Nam. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện.
Trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài. Thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Về thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ.
Trường hợp ly hôn thuận tình. Thẩm quyền giải quyết có thể là nơi cư trú, nơi làm việc của vợ hoặc chồng. Việc Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết có thể do các bên lựa chọn.
Trường hợp ly hôn với người bị tâm thần là ly hôn đơn phương. Thẩm quyền giải quyết là nơi bị đơn hiện đang cư trú, sinh sống hoặc làm việc.
Đại diện của người tâm thần trong vụ án ly hôn.
Thông thường, khi một người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự thì vợ/chồng của người bị tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự sẽ là người giám hộ đương nhiên của nhau, đại diện, thay mặt cho nhau trong quá trình thực hiện các giao dịch dân sự hoặc tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trong trường hợp ly hôn. Quyền và lợi ích của hai bên về mặt nguyên tắc bị xung đột với nhau.
Do đó, vợ chồng không đủ điều kiện giám hộ nhau. Trong trường hợp này Tòa án sẽ chỉ định người khác giám hộ để đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự tham gia tố tụng tại Tòa án. Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Tòa án sẽ chỉ định người khác đại diện cho người bị mất năng lực hành vi dân sự để giải quyết việc ly hôn.
Theo quy định của luật hiện hành:
“Người mất năng lực hành vi dân sự thì không có năng lực hành vi tố tụng dân sự. Việc thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự, việc bảo về quyền và lợi ích hợp pháp cho những người này tại Tòa án do người đại diện hợp pháp của họ thực hiện”
Vì việc chỉ định người đại diện cho người bị mất năng lực hành vi tham gia tố tụng trong trường hợp ly hôn không được Luật quy định cụ thể. Trường hợp này Tòa án sẽ áp dụng các quy định pháp luật tương tự.
Nếu vợ chồng có con chung. Người con đó đã trưởng thành thì cũng không thể đại diện cho người mất năng lực hành vi tham gia tố tụng. Xét về mặt đạo đức và quyền lợi của mỗi bên đều có sự mâu thuẫn với nhau. Thông thường, trong trường hợp này. Tòa án sẽ chỉ định cha hoặc mẹ của người bị tâm thần đại diện cho người bị tâm thần tham gia quá trình tố tụng tại Tòa án.
Trường hợp người bị tâm thần không còn cha/mẹ. Người giám hộ của người bị tâm thần để đại diện cho họ tham gia tố tụng. Việc cử, chỉ định người giám hộ của Tòa án phải được lập thành văn bản. Văn bản này ghi rõ nội dung, đầy đủ theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Ngoại tình có ly hôn đơn phương được không?
Ai có quyền được yêu cầu ly hôn với người bị tâm thần?
Vợ/ chồng của người bị tâm thần.
Đây là trường hợp điển hình nhất trong việc ly hôn với người bị tâm thần. Khi một bên vợ/chồng bị tâm thần. Người còn lại nếu muốn ly hôn thì hoàn toàn có thể yêu cầu Tòa án xem xét, giải quyết việc ly hôn.
Người bị tâm thần.
Trường hợp này không nhiều, khi gặp phải các bên thường không biết phải làm thế nào. Một số Tòa án khi tiếp nhận nội dung vụ việc cũng thường lúng túng, chưa biết cách giải quyết sao cho vừa đảm bảo đúng thủ tục tố tụng, vừa đảm bảo giải quyết triệt để yêu cầu của đương sự. Thông thường trong trường hợp này. Người giám hộ của người bị tâm thần sẽ đứng ra đại diện, thay mặt người bị tâm thần để đưa ra yêu cầu thực hiện thủ tục ly hôn.
Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam.
Thông thường những chủ thể này đứng ra để yêu cầu ly hôn chỉ trong những trường hợp đặc biệt như: người bị tâm thần không có người giám hộ, đại diện; người bị tâm thần hoặc một bên còn lại bị bạo hành gia đình;…
Dịch vụ ly hôn nhanh với người bị tâm thần.
Vì một bên có vấn đề về nhận thức và năng lực hành vi nên thủ tục thực hiện ly hôn với người bị tâm thần không hề đơn giản. Người dân ít có điều kiện để va chạm với các thủ tục hành chính và tố tụng. Khi trực tiếp thực hiện sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn và mất nhiều thời gian do:
- Không nắm được trình tự, thủ tục thực hiện ly hôn;
- Không biết hồ sơ cần phải chuẩn bị những gì?
- Không biết để giải quyết một vụ ly hôn với người bị tâm thần mất bao nhiêu tiền?
Hiện nay để tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc. Nhiều người khi ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự đã tìm đến dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh để được hỗ trợ, giải quyết yêu cầu của mình. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện đang cung cấp dịch vụ ly hôn với người bị mất năng lực hành vi dân sự. Sử dụng dịch vụ của chúng tôi. Khách hàng sẽ được cung cấp trọn gói dịch vụ bao gồm tất cả các giai đoạn để giải quyết một vụ việc ly hôn với người bị tâm thần.
Bao gồm các bước để thực hiện thủ tục ly hôn sau:
- Tiếp nhận vụ việc, đưa ra tư vấn ban đầu về thủ tục ly hôn;
- Soạn thảo hồ sơ, hỗ trợ khách hàng soạn đơn ly hôn;
- Tham gia cùng khách hàng trong quá trình chuẩn bị các tài liệu cần thiết liên quan đến vụ việc;
- Nộp đơn ly hôn tới Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết;
- Theo sát tiến độ thực hiện công việc tới khi có bản án của Tòa án.
Liên hệ Luật sư ly hôn với người bị tâm thần.
Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ ly hôn với người mất năng lực hành vi dân sự, thời gian giải quyết nhanh nhất, khách hàng không cần phải đến Tòa án nhiều lần và thực hiện thủ tục với chi phí dịch vụ hợp lý nhất.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở TP. Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo)
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://luathungbach.vn/
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề Ly hôn với người bị tâm thần. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến Thủ tục, lệ phí, chi phí ly hôn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư ly hôn nhanh bạn có thể liên hệ trực tiếp đến chúng tôi để nhận được giải đáp, tư vấn hiệu quả nhất.
BP.