Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài chuẩn nhất


Khi hôn nhân không đạt được mục đích, đời sống chung không thể kéo dài thêm, người ta thường tìm đến ly hôn như một cách để giải thoát cho đôi bên có cuộc sống mới. Thủ tục ly hôn đã không còn quá xa lạ, vậy ly hôn nước ngoài cần lưu ý những vấn đề gì? mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài được quy định như thế nào? đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể viết tay hay đánh máy? thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài như thế nào?… Bài viết sau của Công ty Luật Hùng Bách sẽ giúp các bạn giải đáp những vấn đề trên.

Thế nào là ly hôn có yếu tố nước ngoài?

Theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, Bộ luật dân sự Việt Nam, ly hôn thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được xem là ly hôn có yếu tố nước ngoài:

  • Vợ chồng là người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam;
  • Một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài;
  • Vợ chồng đều là người Việt Nam nhưng một hoặc cả hai bên đang định cư, làm việc tại nước ngoài;
  • Vợ, chồng đều là người Việt Nam nhưng việc xác lập quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài;
  • Các vấn đề liên quan đến việc ly hôn khi một bên đang ở nước ngoài.

Luật sư tư vấn soạn đơn ly hôn với người nước ngoài- 0983.499.828 (ZALO)

Mẫu đơn ly hôn với người nước ngoài.

Có hai loại ly hôn có yếu tố nước ngoài là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Ly hôn thuận tình là trường hợp hai bên vợ chồng đã thống nhất các vấn đề về việc ly hôn, con cái, tài sản chung sau khi ly hôn. Ly hôn đơn phương là trường hợp ly hôn có tranh chấp ít nhất một trong các quan điểm về ly hôn, về con cái và tài sản chung. Mẫu đơn ly hôn khi đang ở nước ngoài trong trường hợp đơn phương và thuận tình tại Việt Nam được luật quy định khác nhau.

Mẫu đơn ly hôn thuận tình với người nước ngoài.

Về hình thức.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài thuộc nhóm việc dân sự, mẫu đơn ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài sẽ được soạn theo Mẫu số 01-VDS do Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành.

đơn ly hôn với người nước ngoài chuẩn nhất
 Mua đơn, soạn thảo đơn ly hôn với người nước ngoài: 0983.499.828 (Zalo)

Luật sư soạn đơn ly hôn với người nước ngoài – 0983.499.828 (ZALO)

Về nội dung.

Cần đảm bảo được các nội dung sau:

Về thẩm quyền:

Ghi rõ Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.

Về thông tin đương sự:

Cần ghi rõ các thông tin sau:

  • Họ và tên vợ, họ và tên chồng (ghi bằng chữ in hoa có dấu)
  • Năm sinh của hai vợ chồng
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu (ghi rõ nơi cấp, ngày cấp) của hai vợ chồng
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • Nơi ở hiện tại của hai vợ chồng
  • Về quan hệ tình cảm
  • Trình bày rõ thời gian, địa điểm kết hôn và chung sống (như trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) của hai vợ chồng.
  • Thời gian bắt đầu xảy ra mâu thuẫn. Nguyên nhân của mâu thuẫn; các phương pháp hòa giải mà cả hai đã áp dụng nhưng không thành.

Mặc dù không phải cặp vợ chồng nào cũng có nguyên nhân ly hôn giống nhau nhưng trên thực tế, thường vì những lý do sau đây dẫn đến việc vợ chồng mâu thuẫn không thể tiếp tục chung sống:

  • Do bất đồng quan điểm về nhiều vấn đề trong phong cách sinh hoạt và trong phương pháp nuôi dạy con cái. Cuộc sống gia đình rơi vào tình trạng căng thẳng trầm trọng. Vợ chồng đã nhiều lần ngồi lại nói chuyện, hai bên gia đình cũng đã khuyên giải nhưng đều không có kết quả.
  • Vợ chồng mâu thuẫn và mâu thuẫn kéo dài khiến mục đích của hôn nhân không đạt được. Sau nhiều lần cố gắng nhưng quan điểm trong cuộc sống khác nhau, tình cảm vợ chồng không còn, đời sống chung không thể kéo dài thêm.
  • Vợ chồng chúng tôi đã ly thân trong thời gian dài, nhận thấy tình trạng hôn nhân rơi vào trầm trọng không thể cứu vãn. Đây là nội dung mang tính chất quyết định nhất trong đơn ly hôn. Nhiều trường hợp, Tòa án trả lại hồ sơ ly hôn vì nội dung chưa hợp lệ.

Về con chung: 

Nếu chưa có con chung thì ghi vào mục này là chưa có; Nếu có con chung, ghi rõ thông tin của con bao gồm: có mấy con chung, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, hiện đang ở với ai;

  • Trình bày rõ thỏa thuận của hai vợ chồng về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu về cấp dưỡng (không yêu cầu hay mức thỏa thuận là bao nhiêu?) đối với từng con;

Về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: 

Nếu không có tài sản chung thì ghi là Vợ chồng không có tài sản chung; Nếu có tài sản chung, nhưng vợ chồng đã tự thỏa thuận giải quyết được toàn bộ vấn đề tài sản với nhau, không yêu cầu Tòa án giải quyết thì không cần thống kê mà ghi rõ: Vợ chồng tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về nợ chung:

Nếu vợ chồng không có nợ chung thì ghi: “Vợ chồng không vay nợ ai và cũng không ai vạy nợ nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”; Nếu vợ chồng có khoản nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung, thời gian vay, thời gian trả, người cho vay, người làm chứng, tài sản nợ, thỏa thuận đã xác lập, các giấy tờ liên quan; Nếu không thỏa thuận được với bên cho vay nợ thì Tòa án sẽ xem xét và xử lý.

Luật sư soạn đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài – 0983.499.828 (ZALO)

Mẫu đơn ly hôn đơn phương với người nước ngoài.

Về hình thức.

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài thuộc nhóm vụ án dân sự, mẫu đơn sẽ được soạn theo Mẫu số 23-DS.

Về nội dung.

  • Về thẩm quyền: ghi rõ Tòa án nhân dân cấp có thẩm quyền giải quyết. Nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân huyện nào, thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh thì ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào.
  • Về thông tin đương sự: cần ghi rõ các thông tin sau:
  • Họ và tên vợ, họ và tên chồng (ghi bằng chữ in hoa có dấu)
  • Năm sinh của hai vợ chồng
  • CMND/CCCD/Hộ chiếu (ghi rõ nơi cấp, ngày cấp) của hai vợ chồng
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú;
  • Nơi ở hiện tại của hai vợ chồng
  • Về quan hệ tình cảm:
  • Trình bày rõ thời gian, địa điểm kết hôn và chung sống (như trong Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn) của hai vợ chồng.
  • Thời gian bắt đầu xảy ra mâu thuẫn, nguyên nhân của mâu thuẫn, các phương pháp hòa giải mà cả hai đã áp dụng nhưng không thành.

Trong phần này, cần trình bày rõ các căn cứ để đơn phương ly hôn. Có thể là:

  • Vợ/chồng có hành vi bạo lực như: ngược đãi, hành hạ, thường xuyên đánh đập hoặc có hành vi khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau. Đã được gia đình, cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhiều lần.
  • Vợ hoặc chồng vi phạm nghiêm trọng quyền và nghĩa vụ vợ chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng; đời sống chung không thể kéo dài; mục đích hôn nhân không đạt được. Vợ chồng không yêu thương và không còn quan tâm đến nhau nữa.
  • Vợ/chồng không chung thủy với nhau, có quan hệ bất chính đã được vợ/chồng, người thân, cơ quan, tổ chức nhắc nhở nhưng vẫn tái phạm.

Về con chung: 

Nếu chưa có con chung thì ghi vào mục này là chưa có; Nếu có con chung, ghi rõ thông tin của con bao gồm: có mấy con chung, họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, hiện đang ở với ai; Trình bày rõ thỏa thuận của hai vợ chồng về người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, yêu cầu về cấp dưỡng (không yêu cầu hay mức thỏa thuận là bao nhiêu?) đối với từng con.

Về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân: 

Nếu không có tài sản chung thì ghi là Vợ chồng không có tài sản chung; Nếu có tài sản chung, nhưng vợ chồng đã tự thỏa thuận giải quyết được toàn bộ vấn đề tài sản với nhau, không yêu cầu Tòa án giải quyết thì không cần thống kê mà ghi rõ: Vợ chồng tự thỏa thuận, không yêu cầu Tòa án giải quyết.

Về nợ chung: 

Nếu vợ chồng không có nợ chung thì ghi: “Vợ chồng không vay nợ ai và cũng không ai vạy nợ nên không yêu cầu Tòa án giải quyết”; Nếu vợ chồng có khoản nợ chung thì cần thống kê đầy đủ, chi tiết các khoản nợ chung, thời gian vay, thời gian trả, người cho vay, người làm chứng, tài sản nợ, thỏa thuận đã xác lập, các giấy tờ liên quan. Nếu không thỏa thuận được với bên cho vay nợ thì Tòa án sẽ xem xét và xử lý.
Xem thêm: Kết hôn tại nước ngoài ly hôn tại Việt Nam có được không?

Đơn xin ly hôn có yếu tố nước ngoài viết tay hay đánh máy?

Hiện nay, luật Hôn nhân và gia đình chỉ quy định việc phải có đơn xin ly hôn trong bộ hồ sơ nộp lên Toà nhờ giải quyết vụ việc ly hôn theo đúng mẫu đã quy định thôi chứ không có quy định là đơn xin ly hôn phải viết tay hay đánh máy. Do vậy, việc đơn xin ly hôn viết tay hay đánh máy là không bắt buộc tùy thuộc vào nhu cầu và sự lựa chọn của các bên đương sự mà việc viết đơn ly hôn theo hình thức nào cũng sẽ được Tòa án chấp nhận.

Tuy nhiên, thực tiễn khi tiếp nhận hồ sơ ly hôn mỗi Tòa án ở từng địa phương với những quy chế làm việc khác nhau lại có những cách xử lý vấn đề này khác nhau. Có Tòa án chấp nhận đơn ly hôn viết tay, lại có Tòa án không tiếp nhận đơn viết tay mà phải điền thông tin theo mẫu, thậm chí có Tòa án soạn sẵn mẫu đơn ly hôn và yêu cầu đương sự phải sử dụng mẫu riêng đó thì hồ sơ mới được chấp thuận. Và thực tế, có những Tòa án không linh động để đương sự được sử dụng mẫu đơn ly hôn viết tay.

Luật sư ly hôn với người nước ngoài – 0983.499.828 (ZALO)

Làm đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài cần những giấy tờ gì?

Xin chào Luật sư. Vợ chồng tôi kết hôn năm 2015 tại UBND phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội. Chúng tôi cùng hộ khẩu thường trú tại 24 Trần Quốc Toản, Hàng Bài, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đến năm 2019 thì tôi sang Đài Loan làm việc. Do khoảng cách địa lý xa dẫn đến tình cảm vợ chồng phai nhạt; ngày càng có nhiều mâu thuẫn đến nay không thể giải quyết. Hiện tôi đang ở nước ngoài làm việc, do dịch bệnh nên không thể về Việt Nam. Nay chúng tôi thỏa thuận ly hôn thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì? Mong luật sư giải đáp.

Luật sư tư vấn đơn ly hôn với người nước ngoài.

Chào chị. Trường hợp của chị vợ chồng thỏa thận ly hôn là ly hôn thuận tình, đơn ly hôn sẽ sử dụng Mẫu 01-VDS do Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao ban hành. Người yêu cầu ly hôn cần chuẩn bị hồ sơ ly hôn gửi đến Tòa án. Hồ sơ ly hôn có yếu tố nước ngoài bao gồm:

  • Đơn xin ly hôn;
  • Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (Bản chính);
  • Giấy tờ cá nhân của vợ chồng: CMND/CCCD/Hộ chiếu (Bản sao chứng thực);
  • Sổ hộ khẩu của vợ chồng/Sổ tạm trú/Thẻ tạm trú của người nước ngoài tại Việt Nam (Bản sao chứng thực);
  • Giấy khai sinh của con chung (Bản sao chứng thực);
  • Các giấy tờ, tài liệu chứng minh tài sản chung, nợ chung (nếu có yêu cầu);

Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp pháp hóa lãnh sự Giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn tại Tòa.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn chia tài sản có yếu tố nước ngoài

Đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài nộp ở đâu?

Theo quy định tại điểm d, khoản 1 Điều 469 Bộ luật tố tụng dân sự (sau đây gọi tắt là BLTTDS) năm 2015, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài làm ăn, cư trú, sinh sống lâu dài tại Việt Nam.

Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 35 và Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.

Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam thì theo quy định tại khoản 4  Điều 35 Luật Hôn nhân và gia đình, thẩm quyền giải quyết ly hôn thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam.

Với từng trường hợp ly hôn thì thẩm quyền của Tòa án được quy định cụ thể như sau:

Ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại điểm h khoản 2 Điều 39 BLTTDS 2015 quy định về thẩm quyền giải quyết việc ly hôn của Tòa án theo lãnh thổ được xác định là Tòa án nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc.

Vì vậy, trường hợp thuận tình ly hôn yếu tố nước ngoài, vợ hoặc chồng có thể nộp hồ sơ thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi vợ hoặc chồng cư trú, làm việc để yêu cầu giải quyết ly hôn.

Ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài.

Theo quy định tại Điều 35, 37, 39 và điểm c khoản 1 Điều 40 BLTTDS 2015 thì thẩm quyền của Tòa án được xác định như sau:

  • Trường hợp bị đơn có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam. Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bị đơn cư trú; làm việc là cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
  • Trường hợp bị đơn không có nơi cư trú, làm việc tại Việt Nam. Nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi mình cư trú; làm việc để giải quyết tranh chấp.

Như vậy, trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài, bạn có thể nộp hồ sơ ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh/thành phố nơi bạn cư trú, làm việc để yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Luật sư ly hôn khi đang ở nước ngoài – 0983.499.828 (ZALO)

Tình huống Luật sư tư vấn.

Chào Luật sư. Chúng tôi kết hôn vào năm 2016 tại UBND xã Tiến Thắng, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang. Năm 2018, vợ tôi sang Đài Loan xuất khẩu lao động. Cũng vì thế mà vợ chồng dần có khoảng cách; không còn quan tâm yêu thương nhau nữa. Nay nhận thấy mục đích hôn nhân không đạt được; tình cảm vợ chồng không còn; vợ chồng tôi đã thống nhất ly hôn. Vì vậy, nhờ Luật sư giải đáp tôi có thể nộp hồ sơ ở đâu để được công nhận ly hôn?

Luật sư tư vấn soạn đơn ly hôn.

Về cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Vợ của bạn đang ở nước ngoài, nên theo luật quy định, Tòa án cấp tỉnh nơi một trong các bên thuận tình ly hôn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Vì vậy, bạn sẽ nộp hồ sơ ly hôn thuận tình tại Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang để yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn.

Dịch vụ luật sư soạn đơn ly hôn yếu tố nước ngoài.

Khi muốn ly hôn, hầu hết người dân thường không biết phải chuẩn bị những văn bản nào để gửi lên Tòa; hay những văn bản ấy có đúng theo quy định của pháp luật không. Đây có lẽ là thắc mắc của rất nhiều khách hàng khi tìm đến Công ty Luật Hùng Bách để nhờ tư vấn, hỗ trợ. Luật sư tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách tư vấn và giúp bạn thực hiện soạn thảo đơn ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:

  • Soạn thảo đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn có yếu tố nước ngoài; đơn khởi kiện về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài;
  • Soạn thảo bản tự khai của vợ, chồng, của con chung trên 07 tuổi (nếu có);
  • Soạn thảo các đơn kèm theo khi có yêu cầu: Đơn đề nghị xét xử vắng mặt; đơn đề nghị lựa chọn Tòa án giải quyết; đơn từ chối hòa giải tiền tố tụng,…
  • Soạn thảo bản hướng dẫn điền đơn theo mẫu, hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ ly hôn;
  • Soạn thảo bản ý kiến pháp lý bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *