Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án mới nhất


Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án là một trong những cách để giải quyết dứt điểm vụ việc. Tuy nhiên, nhiều người chưa biết phải làm những gì để thực hiện thủ tục này một cách chính xác, đúng quy định pháp luật. Vậy hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai gồm những giấy tờ gì? Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu? Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai diễn ra như thế nào? Án phí giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án hết bao nhiêu tiền?… Các vướng mắc trên sẽ được Luật Hùng Bách giải đáp trong bài viết sau. Nếu còn thắc mắc liên quan đến nội dung này, bạn đọc có thể liên hệ trực tiếp theo Hotline 097.111.5989 để được hỗ trợ giải đáp.

Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai.

Hiện nay, để khởi kiện bất kỳ tranh chấp nào tại Tòa án người có yêu cầu phải làm đơn khởi kiện gửi kèm với các tài liệu, chứng cứ khác đến Tòa án có thẩm quyền. Tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp đất đai nói riêng sẽ được áp dụng mẫu đơn khởi kiện số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP.

Mẫu đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai này được ban hành dựa trên quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 và bao gồm một số nội dung chủ yếu như:

  • Ngày, tháng, năm làm đơn khởi kiện;
  • Tên Tòa án nhận đơn khởi kiện;
  • Tên, nơi cư trú, làm việc hoặc trụ sở của người khởi kiện, người có quyền và lợi ích được bảo vệ, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
  • Nội dung sự việc xảy ra dẫn đến tranh chấp đất đai tại tòa án và những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết;
  • Họ, tên, địa chỉ của người làm chứng;
  • Các tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Trong quá trình soạn thảo đơn theo mẫu đơn khởi kiện yêu cầu tòa án giải quyết tranh chấp đất đai các bạn đọc cần chú ý điền đúng và đầy đủ thông tin nêu trên. Nếu không Tòa án sẽ yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện gây kéo dài thời gian giải quyết tranh chấp đất đai.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án
Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án nhân dân: 097.111.5989

Hồ sơ khi thực hiện thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai tại tòa án?

Khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án là một thủ tục tố tụng dân sự, người có yêu cầu phải chứng minh cho yêu cầu của mình. Chính vì vậy, kèm theo đơn khởi kiện người làm đơn phải giao nộp các chứng cứ liên quan đến tranh chấp. Thế nhưng các giấy tờ nộp kèm theo ở đây bao gồm những gì? Có loại giấy tờ nào là bắt buộc, không thể thiếu hay không?… Vấn đề tài liệu kèm theo hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định tại khoản 5 Điều 189 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:

“Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Người khởi kiện bổ sung hoặc giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ khác theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án”.

Quy định trên chỉ ghi nhận người khởi kiện phải nộp các tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, đây là một khó khăn đối với người làm đơn vì rất khó để xác định được chính xác Tòa án cần những gì. Để các bạn đọc nắm rõ hơn về vấn đề này Luật Hùng Bách xin đưa ra một số tài liệu nộp kèm theo hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Các giấy tờ cơ bản trong hồ sơ, thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai:

  • Giấy tờ của người khởi kiện: Chứng minh nhân dân, căn cước công dân; sổ hộ khẩu;
  • Giấy tờ của bên bị kiện: Chứng minh nhân dân; căn cước công dân; sổ hộ khẩu. Các loại giấy tờ này người khởi kiện thường không có và khó để thu thập nên không mang tính bắt buộc, người làm đơn nếu có sẵn thì nên nộp cho Tòa án để hồ sơ thêm đầy đủ.
  • Giấy tờ chứng minh tranh chấp, chứng minh quyền lợi bị xâm phạm: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc các giấy tờ trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai năm 2013 (bản sao chứng thực); Hợp đồng, giấy tờ thể hiện nội dung chuyển quyền sử dụng đất…; Biên lai, hóa đơn, biên bản giao nhận…;
  • Biên bản hòa giải tại UBND cấp xã nơi có đất: Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết số 04/2017/NQ-HĐTP quy định:

“Đối với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai năm 2013 thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện…”. 

Khi thực hiện thủ tục giải quyết tranh chấp đai tại Tòa án các bạn có thể chuẩn bị hồ sơ khởi kiện theo hướng dẫn trên của chúng tôi. Trường hợp chưa biết phải chuẩn bị hồ sơ thế nào? Thu thập các tài liệu, chứng cứ ra sao để giao nộp cho Tòa án các bạn có thể liên hệ trực tiếp Luật sư theo số 097.111.5989 để được hướng dẫn.

Khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu?

Sau bước chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai, các bạn cần gửi hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền để được thụ lý, giải quyết vụ việc. Tuy nhiên, thế nào là Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai? Hay khởi kiện tranh chấp đất đai ở đâu? thì không phải ai cũng nắm rõ. Đối với vấn đề này Luật Hùng Bách xin đưa ra nội dung giải đáp như sau:

Để làm rõ thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai chúng tôi sẽ chia vấn đề theo hai hướng gồm:

Thứ nhất, thẩm quyền giải quyết với tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất.

Hiểu một cách đơn giản tranh chấp ai là người có quyền sử dụng đất là tranh chấp trực tiếp đối với quyền sử dụng đất như: Tranh chấp về ranh giới, mốc giới…Thẩm quyền giải quyết loại tranh chấp này cần tuân theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 39: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.

Ví dụ: Tháng 10/2020, bà Vĩnh phá bỏ căn nhà cũ tại đường X, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội để xây lại nhà. Khi đang đóng cọc phần móng căn nhà, Ông Hòa là hàng xóm đã yêu cầu dừng thi công với lý do công trình của bà Vĩnh đã lấn sang đất của ông khoảng 10cm chiều rộng. Do hai bên không nhất trí và hòa giải được với nhau nên ông Hòa quyết định khởi kiện để Tòa án giải quyết sự việc theo đúng quy định pháp luật. Khi đó, Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai là Tòa án nhân dân quận Cầu Giấy (Tòa án nơi có đất).

Thứ hai, thẩm quyền giải quyết với những tranh chấp đất đai khác.

Ngoài tranh chấp ai là người quyền sử dụng đất như trên còn có một số loại tranh chấp khác như: Tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất (mua bán, cho mượn…), tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… Các loại tranh chấp này thông thường sẽ thuộc Tòa án nơi bị đơn cư trú theo quy định tại khoản 1 Điều 39 Luật đất đai năm 2013:

1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:

a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.

Ngoài việc xác định thẩm quyền theo hai hướng cơ bản như trên, việc giải quyết tranh chấp đất đai cũng cần căn cứ vào một số yếu tố khác như: Vụ việc có yếu tố nước ngoài (thẩm quyền có thể sẽ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh), các bên thỏa thuận lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp phù hợp với quy định pháp luật … hoặc theo sự lựa chọn của nguyên đơn trong một số trường hợp.

Thời hiệu khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất.

Thời hiệu khởi kiện nói chung được hiểu là một khoảng thời gian mà trong đó người bị xâm phạm về quyền lợi hợp pháp có thể yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp với bên còn lại, kết thúc thời hạn này người có quyền bị xâm hại không thực hiện thủ tục thì coi như mất quyền yêu cầu.

Theo quy định tại khoản 3 Điều 155 Bộ luật dân sự năm 2015, thời hiệu khởi kiện không được áp dụng cho tranh chấp về quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Vì vậy, các bạn có thể khởi kiện tranh chấp đất đai theo quy định của Luật đất đai vào mọi thời điểm mà không phải lo lắng về việc mất quyền yêu cầu.

Đối với các tranh chấp khác có liên quan đến đất đai thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:

  • Tranh chấp hợp đồng liên quan đến đất đai là 03 năm kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm;
  • Thời hiệu yêu cầu chia di sản đối với quyền sử dụng đất là 30 năm kể từ thời điểm mở thừa kế;

Theo quy định trên, một số loại tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất cần tuân thủ thời hiệu khởi kiện và người có quyền khởi kiện nên chú ý vấn đề này để đảm bảo quyền lợi của mình.

Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Do đặc thù của loại tranh chấp này mà quy trình khởi kiện được thực hiện thông qua khá nhiều bước, gồm nhiều hoạt động của người khởi kiện, bị kiện, Tòa án các bên liên quan. Tuy nhiên, để các bên hiểu rõ hơn thủ tục khởi kiện tranh chấp đất đai, Luật Hùng Bách xin đưa ra các bước khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất như sau:

Bước 1: Hòa giải tại UBND cấp xã có thẩm quyền.

Như chúng tôi đã phân tích trong phần trên của bài viết, tùy thuộc từng loại vụ việc tranh chấp đất đai mà thủ tục hòa giải có thể bắt buộc hoặc không bắt buộc phải có. Tuy nhiên, hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã là một cách để các bên có thể ngồi lại đàm phàn với nhau và có sự tham gia của bên thứ ba, vì thế nếu được các bên nên thực hiện. Để hiểu rõ hơn về thủ tục này bạn đọc có thể tham khảo nội dung bài viết Quy trình, thủ tục hòa giải tranh chấp đât đai.

Video: Cách viết đơn đề nghị hòa giải trước khi khởi kiện tranh chấp đất đai. 

Bước 2: Nộp hồ sơ, thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khởi kiện, người làm đơn có thể nộp trực tiếp tại Tòa án hoặc nộp thông qua đường bưu điện. Sau khi nhận hồ sơ giải quyết tranh chấp đất đai, Tòa án sẽ kiểm tra hồ sơ của bạn trong thời hạn 08 ngày làm việc và ra một trong các quyết định theo khoản 3 Điều 191 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015.

Sau khi tiếp nhận hồ sở khởi kiện, trong thời hạn 02 ngày Tòa án thông báo bằng văn bản cho người khởi kiện về việc lựa chọn hòa giải, đối thoại và lựa chọn Hòa giải viên. Thủ tục hòa giải này không phải là thủ tục bắt buộc nên khi nhận được văn bản của Tòa án, dựa trên hoàn cảnh thực tế các bạn có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục này. Nếu lựa chọn hòa giải, đối thoại và kết quả hòa giải thành thì hồ sơ sẽ được chuyển cho Tòa án để công nhận thỏa thuận giữa các bên. Ngược lại, trường hợp không lựa chọn hòa giải hoặc hòa giải không thành thì vụ việc sẽ được giải quyết bằng thủ tục tố tụng bình thường theo các bước dưới đây.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí để vụ án được thụ lý.

Sau khi hồ sơ đã được nộp đúng và đầy đủ, bạn sẽ nhận được thông báo của Tòa để nộp tạm ứng án phí tại cơ quan thi hành án dân sự trong 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về việc nộp tạm ứng án phí.

Sau khi hoàn thành nghĩ vụ tài chính, bạn phải nộp lại cho Tòa án biên lai của cơ quan Thi hành án để Tòa án ra thông báo về việc thụ lý giải quyết tranh chấp đất đai.

Bước 4: Hòa giải và chuẩn bị xét xử

Các hoạt động tố tụng sẽ chủ yếu tập trung trong giai đoạn này, Thẩm phán sẽ tiến hành một số công việc điển hình như:

Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;

Xác minh, thu thập chứng cứ cần cần thiết phục vụ cho việc giải quyết vụ án và theo yêu cầu của đương sự;

Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định pháp luật;

Bước 5: Mở phiên Tòa xét xử vụ án tranh chấp đất đai.

Nếu các bên không thể hòa giải được trong quá trình giải quyết tranh chấp đất đai cũng như tại phiên họp hòa giải Tòa án sẽ mở phiên tòa xét xử. Đây chính là bước cuối để Tòa án có thể ban hành bản án giải quyết yêu cầu các bên theo đúng quy định pháp luật. Diễn biến của phiên tòa sẽ được thực hiện theo trình tự sau: Bắt đầu phiên toàn (Chủ toàn phiên tòa sẽ đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt của mọi người…). Tiếp đến, các đương sự sẽ trả lời những câu hỏi của Hội đồng xét xử cũng như trình bày quan điểm của mình. Cuối cùng, các bên sẽ được tranh luận với nhau để làm sáng tỏ hơn nội dung vụ việc và Hội đồng xét xử sẽ nghị án, tuyên án.

Trên đây là sơ lược về quy trình giải quyết tranh chấp đất đại tại Tòa án, nếu có như cầu tư vấn cụ thể về thủ tục, đánh giá hồ sơ và vụ việc tranh chấp, các bạn liên hệ trực tiếp Luật sư theo số 097.111.5989 để được hỗ trợ.

Án phí giải quyết tranh chấp đất đai tại tòa án.

Án phí là khoản tiền mà đương sự phải nộp để Tòa án xét xử một vụ án theo mức được pháp luật quy định. Đối với tranh chấp chất đai, mức nộp án phí sẽ được xác định như sau:

Án phí đối với vụ án không có giá ngạch:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14:

“Vụ án dân sự không có giá ngạch là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể”. Đối với tranh chấp này mức án phí là 300.000 đồng.

Án phí đối với vụ án có giá ngạch.

Được xác định theo giá trị tài sản cụ thể như sau:

Giá trị tài sảnÁn phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Để hồ sơ khởi kiện giải quyết tranh chấp đất đai được thụ lý, người làm đơn cần nộp một khoản phí cho cơ quan thi hành án và nộp biên lai cho Tòa án. Tuy nhiên, phần này chỉ là khoản tạm ứng bạn đầu, đối với vụ án tranh chấp đất đai sơ thẩm không có giá ngạch người làm đơn cần nộp 300.000 đồng; Đối với vụ án tranh chấp đất đai sơ thẩm có giá ngạch người làm đơn cần nộp số tiền bằng 50% mức theo bảng nêu trên.

Dịch vụ Luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai.

Hiện nay, nhiều người dân chưa nắm bắt rõ được quy định pháp luật về đất đai, quy định về tố tụng hoặc không có thời gian đi lại nhiều lần đến Tòa án có thể ảnh hưởng tới quá trình giải quyết tranh chấp đất đai. Nếu đang gặp phải các vướng mắc này quý bạn đọc có thể tham khảo dịch vụ Luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai. Luật sư nhận ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án sẽ thực hiện các công việc cần thiết để bảo vệ tối đa quyền lợi của khách hàng.

Luật sư đất đai hỗ trợ về hồ sơ:

Luật sư đất đai soạn thảo khởi kiện tranh chấp đất đai đúng quy định pháp luật và hướng dẫn các bạn chuẩn bị hồ sơ khởi kiện đất đai chính xác nhất.

Tiếp nhận hồ sơ về đất đai được khách hàng cung cấp và đánh giá giá trị pháp lý của các tài liệu, chứng cứ. Trong trường hợp khách hàng chưa có các tài liệu liên quan đến vụ việc dịch vụ Luật sư đất đai của Luật Hùng Bách có thể hướng dẫn khách hàng thu thập hoặc trực tiếp thay mặt khách hàng thu thập tài liệu và xác minh các nội dung liên quan;

Hỗ trợ nghiên cứu, phân tích hồ sơ và đưa ra các căn cứ pháp lý, phương án bảo đảm tối đa quyền lợi của khách hàng.

Luật sư trực tiếp tham gia giải quyết vụ án:

Nhận ủy quyền khởi kiện tranh chấp đất đai. Tham gia trực tiếp cùng với khách hàng tại các buổi làm việc tại cơ quan có thẩm quyền như; Lấy lời khai, hòa giải…;

Luật sư khởi kiện tranh chấp đất đai thực hiện việc kháng cáo bản án. Hỗ trợ đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.

Ngoài ra, Luật sư đất đai của Luật Hùng Bách còn thực hiện tư vấn, đánh giá các rủi do có thể xảy ra và các phương án giải quyết vụ việc để khách hàng cân nhắc và có lựa chọn phù hợp, yêu cầu thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là chia sẻ của Luật Hùng Bách về các vấn đề liên quan đế thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án: Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai, thẩm quyền và thủ tục giải quyết, án phí giải quyết tranh chấp đất đai… Mọi vướng mắc, nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư đất đai được Luật Hùng Bách tiếp nhận qua số 097.111.5989 (Zalo) hoặc địa chỉ email Luathungbach@gmail.com.

TA

5/5 - (3 bình chọn)

2 thoughts on “Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án mới nhất

  1. Trung Tân says:

    Tôi ở Diễn Châu, Nghệ An. Luật sư đất đai cho tôi hỏi ông bà đã họp gia đình cắt đất cho các con. Nhà tôi đã sử dụng đất, xây dựng nhà cửa và xin cấp sổ đỏ luôn rồi giờ anh em về kiện đòi chia có được không?
    Tôi cảm ơn

    • Luật Hùng Bách says:

      Chào anh.
      Đối với trường hợp ông bà đã tặng cho đất/phân chia đất thì quyền sử dụng đã được chuyển sang cho các con. Tuy nhiên, cần kiếm tra thủ tục trước đây đã thực hiện là gì? Đã lập văn bản gì? Khi thủ tục được thực hiện hợp pháp, đủ điều kiện để pháp luật công nhận thì sẽ không lo ngại về vấn đề tranh chấp. Anh vui lòng chuyển hồ sơ vụ việc, cung cấp thêm thông tin qua theo số 097.111.5989 (có zalo) để Luật sư đánh giá và tư vấn chi tiết.
      Trân trọng!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *