Hàng xóm lấn chiếm đất đã làm nhà có đòi lại được không?


Hiện nay tình trạng hàng xóm lấn chiếm đất của nhau diễn ra ngày càng phổ biến. Do diện tích đất bị lấn chiếm thường có diện tích rất nhỏ, nên người bị lấn chiếm thường không biết có đòi lại đất được không? Có những cách nào đòi lại đất bị lấn chiếm? Để giúp bạn đọc có cái nhìn rõ hơn về tình trạng tranh chấp chấp Luật sư đất đai uy tín Công ty Luật Hùng Bách sẽ phân tích các nội dung liên quan qua bài viết dưới đây. Trường hợp còn thắc mắc cần tư vấn bạn đọc có thể liên hệ tới Luật sư theo Hotline 097.111.5989 (zalo).

Thế nào là lấn, chiếm đất đai?

Theo quy định tại Điều 12 Luật đất đai 2013: hành vi lấn, chiếm đất đai đều là những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm. Bản chất của những hành vi này được hiểu như sau:

  • Lấn đất là việc người đang sử dụng một diện tích đất nào đó cố ý làm sai lệch; thay đổi mốc giới hoặc ranh giới thửa đất nhằm mục đích cơi nới; tăng thêm diện tích đất mình đang thực tế sử dụng.
  • Chiếm đất là hành vi của người không có quyền sử dụng đất như không được nhà nước có thẩm quyền giao đất; không được nhà nước cho thuê đất nhưng vẫn cố ý sử dụng đất đó.

Về mặt lý thuyết, hai thuật ngữ này không có nhiều sự khác biệt. Người có hành vi vi phạm đều thực hiện hành vi với lỗi cố ý để làm tăng thêm lợi ích của bản thân. Tuy nhiên, so với việc lấn đất thì tính chất của hành vi chiếm đất có mức độ nặng hơn.

Video: Các cách giải quyết tranh chấp đất đai.

Hàng xóm lấn đất đã có sổ đỏ có đòi lại được không?

Chào luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi có được bố mẹ để lại cho một thửa đất diện tích 540m2. Đất này gia đình tôi đã sử dụng từ rất lâu nhưng vẫn chưa được cấp sổ đỏ. Trên đất có một ngôi nhà 4 tầng nằm trên diện tích 300m2. Diện tích đất còn lại gia đình trồng một số loại rau ăn theo mùa.

Cách đây khoảng 4 tháng nhà hàng xóm có xây nhà và phần bếp có lấn sang diện tích đất nhà tôi khoảng 50m2. Tôi đã sang đó nói chuyện và yêu cầu nhà hàng xóm trả lại diện tích đất đã lấn chiếm. Tuy nhiên nhà hàng xóm cho rằng họ xây đúng trên phần diện tích đất của gia đình. Họ cho tôi xem sổ đỏ foto có phần diện tích bếp đó trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của nhà họ.

Do đó, tôi quyết định khởi kiện ra Tòa án yêu cầu nhà hàng xóm trả lại diện tích đất lấn chiếm đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vậy xin hỏi luật sư hàng xóm lấn đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có đòi lại được không?

Luật sư tư vấn đòi lại đất lấn chiếm đã có sổ đỏ.

Chào bạn! Luật sư đất đai giải đáp như sau: Diện tích đất mà bạn cho rằng đã bị hàng xóm lấn chiếm để xây bếp nằm trên diện tích đất nhà mình. Tuy nhiên diện tích đất này đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Phía nhà hàng xóm cho rằng họ xây đúng trên phần đất của nhà mình.

Tình trạng tranh chấp đất đai đã có sổ đỏ diễn ra khá phổ biến trên thực tế. Người bị hàng xóm lấn chiếm đất do nghĩ rằng đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không thể đòi lại được. Còn người lấn chiếm vì nghĩ rằng đất đã được cấp sổ đỏ nên tự tin đất đó đã là của mình; người khác không thể lấy lại. Trong khi quy định của pháp luật lại rất rõ ràng, nếu đất đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng nhưng trình tự, thủ tục cấp không đúng, vi phạm quy định của pháp luật thì vẫn có thể bị hủy sổ đỏ.

Do đó, nếu đất của gia đình bạn bị lấn chiếm có nguồn gốc là của nhà bạn. Việc cấp sổ đỏ của nhà hàng xóm không đúng quy định của pháp luật thì gia đình bạn vẫn có thể đòi lại diện tích đất bị lấn chiếm. Để biết việc này có thể thực hiện được hay không bạn cần có đầy đủ hồ sơ để đưa ra đánh giá ban đầu về vụ việc.

Hàng xóm lấn chiếm đất
Luật sư tư vấn, hỗ trợ giải quyết khi bị hàng xóm lấn chiếm đất: 097.111.5989 (zalo)

Cách đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư giải đáp. Năm 2018 tôi có mua một thửa đất với tổng diện tích 144m2. Mục đích là để sau này làm của hồi môn cho con gái. Sau khi mua xong gia đình tôi không sinh sống tại thửa đất đó mà chỉ thi thoảng qua lại để xem xét. Đến đầu năm 2022, sau một lần đi qua để xem đất, tôi phát hiện thủa đất của tôi đã bị nhà hàng xóm bên cạnh lấn chiếm khoảng 30m2.

Hiện tôi đang cảm thấy rất bối rối, không biết phải bắt đầu giải quyết tranh chấp từ đâu. Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp cần thực hiện những bước nào. Mong luật sư có thể giải đáp cho tôi vấn đề này. Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn cách đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm.

Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn về trình tự thủ tục đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm. Luật sư đất đai Công ty luật Hùng Bách xin tư vấn như sau:

Hiện nay, có rất nhiều cách khác nhau để giải quyết tranh chấp liên quan đến yêu cầu đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm. Tùy vào từng vụ việc cụ thể của bạn, hồ sơ vụ việc, sự hợp tác của các bên liên quan mà bạn có thể lựa chọn cách giải quyết khác nhau.

Đàm phán thương lượng.

Đàm phán thương lượng giải quyết tranh chấp đất bị lấn chiếm là cách giải quyết tranh chấp được lựa chọn nhiều nhất. Ban đầu khi chưa nhận diện được vấn đề tranh chấp phức tạp đến đâu? Quan điểm của các bên thế nào?  Thì thường người có yêu cầu giải quyết tranh chấp sẽ tím đến bên đang có vấn đề tranh chấp với mình để đặt ra yêu cầu, đàm phán, thống nhất cách giải quyết vấn đề.

Bạn có thể liên hệ, đến nhà hàng xóm; nêu rõ tình trạng diện tích đất bị lấn chiếm hiện nay. Kèm theo lời trình bày về sự việc bạn có thể chuẩn bị kèm theo giấy tờ; tài liệu chứng minh cho việc thực tế có việc lấn chiếm đất xảy ra. Bởi không phải trường hợp nào đất bị lấn chiếm cũng là do lỗi cố ý của người lấn chiếm đất. Họ có thể vô tình, hay chủ quan không đo đạc cẩn thận trong quá trình xây nhà mà dẫn đến việc lấn chiếm đất.

Khi đến đàm phán thương lượng, bạn phải có sẵn phương án giải quyết vấn đề. Đồng thời, nên chủ động đưa ra đề xuất giải quyết tình trạng tranh chấp quyền sử dụng đất. Rất nhiều trường hợp người bị lấn chiếm đất chuẩn bị tốt ở bước này. Qua đó giúp việc tranh chấp được hai bên tự thỏa thuận giải quyết mà không mất quá nhiều thời gian. Giúp cho việc tiết kiệm được cả về chi phí lẫn thời gian giải quyết tranh chấp mà vẫn giữ được hòa khí của các bên.

Hòa giải tranh chấp.

Hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất tại cơ sở.

Nếu bạn và gia đình nhà hàng xóm không thể đàm phán; thương lượng được thì có thể yêu cầu hòa giải viên giải quyết tranh chấp về việc lấn chiếm đất. Thủ tục yêu cầu hòa giải viên giải quyết tranh chấp sẽ được thực hiện theo quy định của Luật hòa giải cơ sở. Theo đó, bạn sẽ làm đơn yêu cầu tiến hành hòa giải tranh chấp đất bị hàng xóm lấn chiếm.

Sau khi nhận được đơn hòa giải viên sẽ thực hiện các thủ tục cần thiết để giải quyết tranh chấp. Khi có hòa giải viên tham gia, việc giải quyết tranh chấp sẽ được khách quan hơn. Dựa trên kinh nghiệm và kiến thức về pháp luật sẵn có; hòa giải viên sẽ đóng vai trò  trung gian đứng ra phân tích, giải thích cho các bên hiểu về tình hình thực tế.

Từ đó, đề xuất hướng giải quyết có lợi cho cả hai bên. Tuy có thể đạt được kết quả hòa giải thành nhưng biện pháp này không có cơ chế đảm bảo bên có hành vi lấn chiếm đất thực hiện theo thỏa thuận hòa giải. Do đó, hiệu quả của biện pháp này lại không cao. Nếu lựa chọn phương án này để giải quyết tranh chấp bạn có thể thuê luật sư tham gia vào quá trình hòa giải cùng mình. Luật sư sẽ nghiên cứu hồ sơ và giúp bạn đưa ra phương án đảm bảo tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất tại UBND xã/phường.

Nếu không muốn lựa chọn hòa giải tại cơ sở bạn có thể lữa chọn hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND xã/phường. Trình tự thủ tục hòa giải tại UBND xã/phường cũng cần phải có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp. Sau khi UBND xã/phường nhận được đơn yêu cầu tổ chức việc hòa giải sẽ xem xét đơn. Sau đó, thông báo để các bên liên quan biết về thời gian hòa giải tranh chấp đất đai.

Hòa giải tranh chấp đất đai là một phương pháp giải quyết tranh chấp. Đây còn là một trong những điều kiện để các bên có thể khởi kiện tranh chấp. Đối với tranh chấp lấn chiếm đất của hàng xóm, biên bản ghi nhận sự thỏa thuận, hòa giải của các bên tại UBND xã/phường là một thủ tục không thể bỏ qua nếu các bên muốn khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết tranh chấp.

Video: Hướng dẫn cách viết đơn đề nghị hòa giải tranh chấp lấn chiếm đất đai.

Khởi kiện tranh chấp lấn chiếm đất.

Nếu không thể giải quyết tranh chấp bằng cách hòa giải bạn có thể phải khởi kiện ra Toà án yêu cầu giải quyết. Đây được coi là biện pháp giải quyết tranh chấp triệt để nhất và hiệu quả nhất. Tuy nhiên, việc này sẽ mất nhiều thời gian, đồng thời chi phí để giải quyết dứt điểm thường lớn.

Các bên tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án phải tuân theo trình tự thủ tục tố tụng. Ngoài ra, còn phải nắm rõ các quy định của pháp luật để điều chỉnh, đưa ra ý kiến đảm bảo tối ưu quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Thông thường khi quyết định khởi kiện đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm ra Toà án. Người khởi kiện thường tìm đến các văn phòng, công ty luật để  được sự tư vấn, hỗ trợ pháp lý.

Tùy yêu cầu, khả năng kinh tế; hồ sơ, tính chất vụ việc tranh chấp mà chi phí; thời gian giải quyết tranh chấp đất lấn chiếm có thể khác nhau.

Đơn khởi kiện đòi lại đất bị lấn chiếm.

Đơn khởi kiện đòi lại đất bị hàng xóm lấn chiếm là tài liệu không thể thiếu khi khởi kiện tranh chấp đất đai ra Tòa án. Hiện nay pháp luật chưa quy định cụ thể về mẫu đơn trong trường hợp này. Khi có nhu cầu viết đơn khởi kiện, đương sự sẽ dựa vào mẫu số 23-DS. Nội dung trong đơn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp với nội dung vụ việc của mình.

Mẫu đơn ly hôn đơn phương
Mẫu đơn khởi kiện

Nếu bạn đọc chưa biết cách phải viết đơn khởi kiện thế nào có thể tham khảo nội dung bài viết Mẫu đơn khởi kiện tranh chấp đất đai để hiểu rõ hơn về cách viết đơn khởi kiện tranh chấp đất bị hàng xóm lấn chiếm.

Bị nhà hàng xóm lấn chiếm đất nên đòi bồi thường tiền hay đòi lại đất?

Chào luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Gia đình tôi có một thửa đất diện tích 300m2 tại địa chỉ thôn X, xã Y, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.

Đầu năm 2022, nhà hàng xóm làm móng xây nhà có lấn sang một phần diện tích đất của gia đình tôi với diện tích 44m2. Tôi có sang trao đổi với nhà hàng xóm, giải thích và hàng xóm cũng thừa nhận họ có lỗi trong việc để làm móng lấn sang một phần đất của gia đình tôi.

Tuy nhiên, vì đã đặt móng xây nhà nên gia đình nhà hàng xóm không muốn trả lại đất. Họ muốn thanh toán tiền cho chúng tôi tương ứng với giá trị quyền sử dụng đất gia đình tôi bị lấn chiếm. Tuy nhiên, tôi đang phân vân không biết có nên đồng ý với đề xuất đó hay không.

Luật sư tư vấn thỏa thuận giải quyết tranh chấp đất đai.

Chào bạn! Liên quan đến câu hỏi của bạn Luật sư xin giải đáp như sau:

Pháp luật hiện nay luôn khuyến khích các bên có thể tự giải quyết tranh chấp bằng sự thỏa thuận. Khi hai bên tự thỏa thuận được với nhau tranh chấp sẽ dễ dàng giải quyết hơn. Đồng thời, sẽ giữ được hòa khí hàng xóm láng giềng với nhau. Do đó, nếu có thể tự thỏa thuận giải quyết tranh chấp được với nhau thì các bên nên thỏa thuận.

Trường hợp của bạn cần kiểm tra xem nếu để bên có hành vi lấn chiếm trả tiền đối với diện tích đất lấn chiếm. Còn phần diện tích đất còn lại vẫn đảm bảo điều kiện tách thửa không. Các bên có thể ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất phần diện tích đất lấn chiếm. Do đó, nếu số tiền mà hàng xóm bạn đưa ra phù hợp, đất nhà bạn đủ điều kiện tách thì gia đình bạn nên nhận tiền bồi thường.

Chi phí thuê luật sư đòi lại đất bị lấn chiếm hết bao nhiêu tiền?

Việc thuê luật sư đòi lại đất bị lấn chiếm hết bao nhiêu tiền. Việc này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Yêu cầu của bên thuê luật sư; khả năng kinh tế của người có nhu cầu thuê luật sư đất đai; tính chất vụ việc tranh chấp đòi lại đất bị lấn chiếm; Hồ sơ tranh chấp đất đủ hay thiếu; quy chế hoạt động của từng văn phòng;… Để có được mức chi phí thuê luật sư một cách chính xác, bạn đọc khi gặp tranh chấp đất đai có thể đến trực tiếp văn phòng, công ty luật để được tư vấn một cách cụ thể về vụ việc của mình.

Đối với Công ty Luật Hùng Bách, bạn đọc có thể tham khảo chi phí thuê luật sư đòi lại đất bị lấn chiếm của Luật sư tư vấn, giải quyết tranh chấp đất đai, nhà ở theo những gói dịch vụ pháp lý sau:

  • Soạn đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp, đơn khởi kiện: Từ 3,000,000 đồng.
  • Tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, luật sư tư vấn phương án giải quyết tranh chấp: Từ 5,000,000 đồng.
  • Tham gia vào quá trình thu thập hồ sơ; tài liệu chứng cứ còn thiếu để hồ sơ đủ điều kiện khởi kiện: Từ 10,000,000 đồng.
  • Luật sư tham gia vào quá trình thương lượng, hòa giải: Từ 10,000,000 đồng.
  • Luật sư tham gia tố tụng giải quyết tranh chấp: Từ 30,000,000 đồng.

Dịch vụ luật sư đòi lại đất đã lấn chiếm.

Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật, cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực đất đai hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm. Chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng thực hiện các công việc như:

  • Nghiên cứu hồ sơ, tư vấn phương án tối ưu để giải quyết tranh chấp;
  • Soạn thảo Đơn khởi kiện, văn bản tố tụng.
  • Đại diện theo ủy quyền thay mặt khách hàng giải quyết tranh chấp đất đai; Tranh chấp hợp đồng góp vốn đầu tư mua đất chung, mua đất dự án.
  • Cử Luật sư tham gia tố tụng tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho khách hàng.

Bên cạnh việc tư vấn, giải quyết tranh chấp trong trường hợp nêu trên. Luật sư của chúng tôi còn có thể tư vấn, giải đáp tất cả các vướng mắc liên quan đến lĩnh vực đất đai, dân sự khác. Để nhận được hỗ trợ của luật sư, bạn đọc có thể liên hệ theo các cách sau:

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

BP

3.7/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *