Trên thực tế nhiều vụ ly hôn diễn ra suôn sẻ, hai bên tự thỏa thuận được về tài sản. Tuy nhiên sau khi đã có bản án, quyết định giải quyết ly hôn tại Tòa, các bên lại phát sinh tranh chấp về tài sản không thể thỏa thuận được. Vậy trong trường hợp này Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào? Qua bài viết sau đây Luật sư thuộc của Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp mọi thắc mắc liên quan đến nội dung trên. Nếu cần tư vấn cụ thể, bạn đọc có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để gặp luật sư tư vấn ly hôn giỏi.
Đã ly hôn rồi có được yêu cầu phân chia tài sản chung không?
Các trường hợp chia tài sản sau ly hôn.
Trên thực tế hiện nay, không hiếm gặp các trường hợp cần chia tài sản sau khi ly hôn. Các lý do thường gặp như:
- Vợ, chồng trong quá trình giải quyết ly hôn vẫn chưa thỏa thuận được vấn đề tài sản chung. Nhưng muốn việc ly hôn diễn ra nhanh chóng. Nên trong quá trình giải quyết ly hôn không không yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Hoặc trong quá trình giải quyết ly hôn, các bên thỏa thuận được phần tài sản chung không yêu cầu Tòa giải quyết. Tuy nhiên sau khi đã có bản án, quyết định của Tòa mới phát sinh tranh chấp.
Phân chia tài sản sau hôn nhân có được không?
Hiện nay pháp luật không có quy định bắt buộc về việc phải đồng thời giải quyết việc chia tài sản chung của vợ, chồng cùng lúc với việc giải quyết ly hôn. Vì vậy, các bên có thể lựa chọn tách ra giải quyết việc phân chia tài sản sau ly hôn. Điều này là phù hợp với thực tế. Bởi có nhiều trường trên thực tế xảy ra làm cho quá trình phân chia tài sản chung không thể cùng lúc với việc ly hôn. Vì vậy, phân chia tài sản sau ly hôn là hoàn toàn có thể thực hiện.
Theo đó, sau thời điểm có bản án, quyết định giải quyết ly hôn của Tòa. Mà hai vợ, chồng có phát sinh về tài sản chung, hai bên có thể giải quyết bằng cách tự thỏa thuận. Hoặc nếu không giải quyết được thì có thể khởi kiện ra Tòa. Để yêu cầu chia tài sản chung của vợ, chồng. Việc khởi kiện này được quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể: Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng Tòa án sẽ giải quyết theo quy định.
Như vậy, với câu hỏi “Phân chia tài sản sản sau ly hôn có được không?
Thì câu trả lời là hoàn toàn có thể. Khi đó, các bên có thể lựa chọn thỏa thuận hoặc khởi kiện ra Tòa yêu cầu phân chia tài sản sau ly hôn.
Phân chia tài sản sau ly hôn cần chuẩn bị những gì?
Chia tài sản sau ly hôn là trường hợp vợ, chồng đã có quyết định của Tòa án về việc giải quyết ly hôn. Nhưng sau đó vấn đề về tài sản chung của vợ, chồng phát sinh chưa được giải quyết. Nên có thể thấy phân chia tài sản sau ly hôn không hề dễ dàng. Vì vậy, để phân chia tài sản sau ly hôn, các đương sự cần chuẩn bị những nội dung sau:
Xác định được tài sản chung của vợ chồng.
Việc xác định tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân là điều cần chuẩn bị trước tiên. Từ đó mới có thể trả lời được câu hỏi “Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào?”
Tài sản là gì?
Theo quy định Điều 105 Bộ luật dân sự 2015:
1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.
2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.
Việc nắm rõ tài sản gồm những gì là cần thiết. Để từ đó giúp cho hai bên vợ, chồng xác định rõ những loại tài sản để phân chia được đầy đủ.
Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào?
Việc xác định tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định tại Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Theo quy định trên thì tài sản chung của vợ, chồng có thể được tạo thành từ những nguồn sau:
Tài sản do vợ, chồng trực tiếp tạo lập trong thời kỳ hôn nhân.
Tài sản do vợ, chồng tạo ra thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời kỳ hôn nhân. Nguồn tài sản này cũng bao gồm cả những tài sản tạo thành từ các giao dịch dân sự như giao kết hợp đồng mua bán, tặng cho, đầu tư ….
Tài sản chung của vợ, chồng phát sinh từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng.
Tài sản chung của phát sinh từ hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của vợ, chồng. Như vậy, hoa lợi, lợi tức là những sản phẩm tự nhiên hoặc lợi nhuận thu được phát sinh từ tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều thuộc tài sản chung. Tuy nhiên, đối với loại tài sản chung này cần lưu ý đến trường hợp được quy định tại Khoản 1 Điều 40 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Theo đó, sau khi vợ chồng chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, những hoa lợi lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Sau khi đã chia tài sản chung đó sẽ thuộc vào tài sản riêng của vợ, chồng.
Tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung. Hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Các tài sản do ông bà, cha mẹ để lại, tặng cho trong thời kỳ hôn nhân, không xác định rõ là tài sản tặng cho riêng. Thì cũng được xác định là tài sản chung của vợ, chồng. Và nhiều trường hợp, trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng đã có thỏa thuận đưa một khối tài sản riêng vào tài sản chung. Sau loại tài sản này sau khi ly hôn cũng được xác định là tài sản chung.
Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn.
Chuẩn bị đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn chỉ thực hiện khi hai bên vợ, chồng không thỏa thuận được việc phân chia. Việc khởi kiện yêu cầu chia tài sản chung sau ly hôn có thể thực hiện bởi nhiều chủ thể. Có thể được thực hiện một bên vợ hoặc chồng, hoặc cả hai vợ,chồng cùng làm đơn.
Đơn khởi kiện phân chia tài sản sau ly hôn cần đáp ứng những điều kiện cụ thể theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Theo đó, về hình thức đơn khởi kiện phải thể hiện thông tin theo quy định pháp luật. Bao gồm của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền và nghĩa vụ liên quan, danh mục tài liệu,… Còn về nội dung cần nêu rõ nội dung, phạm vi yêu cầu Tòa giải quyết.
Các giấy tờ có liên quan khác.
Trường hợp phải phân chia tài sản sau ly hôn bằng phương án khởi kiện ra Tòa ngoài đơn khởi kiện. Hai bên vợ, chồng cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ:
- Chứng minh nhân dân, căn cước công dân, hoặc các giấy tờ tùy thân khác;
- Sổ hộ khẩu hoặc xác nhận cư trú của địa phương ;
- Các tài liệu chứng cứ kèm theo;
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án có thẩm quyền về việc giải quyết ly hôn;
- Giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, quyền sở hữu tài sản chung của vợ, chồng.
Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào?
Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào? Dưới đây Công ty Luật Hùng Bách sẽ làm rõ câu hỏi này.
Phương thức phân chia tài sản sau ly hôn.Thỏa thuận phân chia tài sản sau ly hôn.
Cũng giống như phân chia tài sản khi ly hôn, việc phân chia tài sản sau ly hôn được giải quyết theo phương án hai bên vợ, chồng tự thỏa thuận. Đây là một quan hệ dân sự, pháp luật luôn khuyến khích hai bên có thể tự thỏa thuận. Nếu tự thỏa thuận, việc phân chia tài sản chung theo tỷ lệ nào do hai bên quyết định. Việc phân chia như thế nào để đảm bảo quyền lợi của hai bên trên thực tế. Pháp luật không quy định về hình thức thỏa thuận cũng như tỷ lệ phân chia.
Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi, cũng như tránh được các tranh chấp về sau cho các bên. Các bên nên lập thành văn bản thỏa thuận và có công chứng , chứng thực. Nhằm đảm bảo tính pháp lý cho sự thỏa thuận này.
Bạn có thể liên hệ Công ty Luật Hùng Bách theo số điện thoại/zalo: 0983.499.828 để được tư vấn cụ thể về phương thức này.
Khởi kiện ra Tòa yêu cầu phân chia tài sản sau ly hôn.
Trường hợp hai bên không thỏa thuận được về việc phân chia tài sản. Thì một bên hoặc cả hai bên vợ, chồng có thể khởi kiện yêu cầu Tòa có thẩm quyền giải quyết. Đối với trường hợp này, các bên cần xác định rõ thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Để đảm bảo việc viết và nộp đơn khởi kiện, để được Tòa án thụ lý, giải quyết.
Cách phân chia tài sản sau ly hôn.
Trường hợp áp dụng chế độ tài sản theo luật định, việc chia tài sản chung của vợ, chồng sau khi ly hôn được phân chia theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể:
1. Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định thì việc giải quyết tài sản do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc của hai vợ chồng, Tòa án giải quyết theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này.
Trong trường hợp chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận thì việc giải quyết tài sản khi ly hôn được áp dụng theo thỏa thuận đó; nếu thỏa thuận không đầy đủ, rõ ràng thì áp dụng quy định tương ứng tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này và tại các điều 60, 61, 62, 63 và 64 của Luật này để giải quyết.
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
4. Tài sản riêng của vợ, chồng thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung theo quy định của Luật này.
Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
…
Theo đó, cách chia đôi khối tài sản chung cho mỗi bên vợ, chồng sẽ được ưu tiên áp dụng. Tuy nhiên, để việc phân chia đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên, Tòa có tính đến một số yếu tố sau đây:
- Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng.
- Công sức đóng góp của vợ, chồng trong quá trình tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ hoặc của chồng trong gia đình cũng được xác định là một nguồn thu nhập. Thu nhập này được xác định để tạo nên khối tài sản chung.
- Phân chia trên cơ sở bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp. Để đảm bảo các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập.
- Lỗi của mỗi bên nếu có hành vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
Ngoài ra, việc chia tài sản chung của vợ, chồng sau khi ly hôn cũng cần đảm bảo tốt quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình. Vấn đề này sẽ được xem xét dựa trên Bản án, Quyết định giải quyết ly hôn của Tòa trước đó. Về nội dung xác định quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con thuộc về người vợ hay người chồng.
Mẫu đơn phân chia tài sản sau khi ly hôn.
Đối với việc chia tài sản sau ly hôn nếu yêu cầu giải quyết tại Tòa. Hiện nay, mẫu đơn khởi kiện được soạn theo mẫu số 23/DS do Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân Tối cao ban hành. Bạn có thể dựa theo mẫu đơn khởi kiện dân sự số 23/DS dưới đây để soạn đơn khởi kiện phân chia tài sản sau ly hôn.
Mẫu đơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
……(1), ngày….. tháng …… năm…….
ĐƠN KHỞI KIỆN
Kính gửi: Toà án nhân dân (2)…………………………………
Người khởi kiện: (3)……………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: (4) ……………………………………………………………………………………………………………………………………..
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………………(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………… (nếu có)
Người bị kiện: (5)…………………………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ (6) ……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: …………………………………………………………… (nếu có)
Người có quyền, lợi ích được bảo vệ (nếu có)(7)……………………………………………………………………………..
Địa chỉ: (8)……………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: ……………….……(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử : ………………………………………………………(nếu có)
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan (nếu có) (9)…………………………………………………………………………
Địa chỉ: (10) …………………………………………………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ..………………………..…………………………… (nếu có)
Yêu cầu Tòa án giải quyết những vấn đề sau đây:(11)………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Người làm chứng (nếu có) (12)………………………………………………………………………………………………………….
Địa chỉ: (13) ……………………………………………………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: …………………(nếu có); số fax: …………………….(nếu có)
Địa chỉ thư điện tử: ……………………………….……………………. (nếu có)
Danh mục tài liệu, chứng kèm theo đơn khởi kiện gồm có: (14)……….
1……………………………………………………………………………………………………
2……………………………………………………………………………………………………
Người khởi kiện (15)
Để được cung cấp mẫu đơn khởi kiện phân chia tài sản sau ly hôn của từng Tòa án. Và được hướng dẫn soạn đơn, tài liệu gửi kèm đơn. Hãy liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại/Zalo: 0983.499.828
Tham khảo bài viết trường hợp vợ chồng có thể thỏa thuận việc phân chia tài sản sau khi ly hôn tại: Cách viết văn bản thỏa thuận tài sản sau ly hôn
Hướng dẫn điền mẫu đơn phân chia tài sản sau ly hôn.
Về hình thức.
Đơn phân chia tài sản sau khi ly hôn có thể được đánh máy, viết tay theo mẫu quy định. Hoặc đương sự có thể điền tay theo mẫu có sẵn. Nội dung đơn khởi kiện phân chia tài sản sau ly hôn cần đầy đủ theo quy định và đảm bảo tính chính xác của thông tin.
Đối với mẫu đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn, người khởi kiện cần lưu ý các nội dung đã được Công ty Luật Hùng Bách, đánh số thứ trên mẫu đơn trên, như sau:
(1) Ghi địa điểm làm đơn khởi kiện (ví dụ: Hà Nội, ngày….. tháng….. năm……).
(2) Ghi tên Toà án có thẩm quyền giải quyết vụ án.
Nếu là Toà án nhân dân cấp huyện, thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện A thuộc tỉnh B), nếu là Toà án nhân dân cấp tỉnh, thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Toà án nhân dân tỉnh Hưng Yên) và địa chỉ của Toà án đó.
Về nội dung.
Về nội dung cần lưu ý các mục sau:
(3) Ghi rõ họ và tên của người khởi kiện
(4) Ghi nơi cư trú tại thời điểm nộp đơn khởi kiện (ví dụ: Nguyễn Văn A, cư trú tại thôn B, xã C, huyện M, tỉnh H)
(5), (7), (9) và (12) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (3).
(6), (8), (10) và (13) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (4).
(11) Nêu cụ thể từng vấn đề yêu cầu Toà án giải quyết.
Trong đó, ghi rõ quá trình ly hôn, phần tài sản các bên không thỏa thuận được yêu cầu tòa giải quyết,…
(14) Ghi rõ tên các tài liệu kèm theo đơn khởi kiện gồm có những tài liệu nào và phải đánh số thứ tự.
Như Bản sao Quyết định hoặc bản án ly hôn; Bản sao chứng minh nhân dân của hai bên; Bản sao sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy tạm trú; Đơn xác nhận nơi cư trú; Các loại giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản, nhà đất chung (nếu có),…
(15) Người khởi kiện phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khởi kiện đó.
Trường hợp người khởi kiện, người đại diện hợp pháp không biết chữ, không nhìn được, không tự mình làm đơn khởi kiện, không tự mình ký tên hoặc điểm chỉ. Thì người có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
Để được hỗ trợ soạn đơn khởi kiện yêu cầu phân chia tài sản sau ly hôn chuẩn theo mẫu mới nhất, bạn có thể liên hệ Luật sư ly hôn theo số Điện thoại/Zalo: 0983.499.828.
Chi phí phân chia tài sản chung sau ly hôn.
Theo quy định tại Danh mục án phí, lệ phí Tòa án ban hành kèm theo Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016, án phí dân sự sơ thẩm đối việc phân chia tài sản chung sau ly hôn như sau:
Về án phí sơ thẩm.
- Từ 6.000.000 đồng trở xuống: Mức án phí là 300.000 đồng;
- Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng: Mức án phí là 5% giá trị tài sản có tranh chấp;
- Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng: Mức án phí là 20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng;
- Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng: Mức án phí là 36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng;
- Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng;
- Từ trên 4.000.000.000 đồng: Mức án phí là 112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.
Về án phí phúc thẩm.
Đối với tranh chấp được giải quyết tại phiên Tòa Sơ thẩm. Tuy nhiên một trong các bên đương sự hoặc cả hai bên không đồng ý với Quyết định giải quyết của Tòa, các bên có thể kháng cáo phúc thẩm. Án phí phúc thẩm phân chia tài sản sau ly hôn là 300.000 VNĐ.
Dịch vụ phân chia tài sản sau ly hôn.
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn; tranh tụng hàng đầu trong lĩnh vực như Dân sự; Hình sự; Hành chính; Đất đai; Ly hôn;… đặc biệt là Phân chia tài sản sau ly hôn. Với đội ngũ Luật sư giàu uy tín, kinh nghiệm. Luật Hùng Bách có thể hỗ trợ bạn tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đưa ra tư vấn cụ thể để quá trình giải quyết việc phân chia tài sản sau ly hôn. Sử dụng dịch vụ Luật sư của Luật Hùng Bách. Bạn sẽ được hỗ trợ tất cả các vấn đề pháp lý có liên quan trong quá trình giải quyết như:
- Luật sư tư vấn phương án giải quyết trên cơ sở thông tin, tài liệu do khách hàng cung cấp và quy định của pháp luật.
- Hướng dẫn khách hàng soạn thảo Văn bản thỏa thuận hoặc đơn khởi kiện; đơn yêu cầu và các văn bản tố tụng cần thiết khác để chia tài sản sau ly hôn.
- Hướng dẫn, hỗ trợ khách hàng thu thập tài liệu, chứng cứ để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình.
- Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu. Luật Hùng Bách sẽ cử Luật sư tham gia vào các giai đoạn tố tụng để bảo vệ quyền lợi ích cho nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ việc phân chia tài sản sau ly hôn.
Cách liên hệ Luật sư phân chia tài sản sau khi ly hôn.
Là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hùng Bách sẵn sàng hỗ trợ bạn thực hiện thủ tục phân chia tài sản sau ly hôn.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com/
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo)
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://luathungbach.vn/
Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề “Phân chia tài sản sau ly hôn thực hiện như thế nào?”. Nếu còn những vướng mắc liên quan đến vấn đề trong việc phân chia tài sản sau ly hôn hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư tư vấn bạn có thể liên hệ trực tiếp đến số điện thoại: 0983.499.828 (Zalo) hoặc gửi thư về địa chỉ email luathungbach@gmail.com để nhận được giải đáp, tư vấn hiệu quả nhất.
Trân trọng!