Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất


Nhiều người đã nộp đơn khởi kiện ly hôn nhưng vì lý do nào đó lại muốn rút lại đơn. Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương thế nào? Khi nào được rút đơn? Công ty Luật Hùng Bách giải đáp và hỗ trợ qua số 0983499828 (Zalo).

Rút đơn ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương là tình huống trong hôn nhân khi một bên muốn chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không có sự đồng ý của bên kia. Cũng nhiều trường hợp cả hai bên đều muốn ly hôn, nhưng không thể đạt được thoả thuận về các vấn đề quan trọng như quyền nuôi con, trợ cấp nuôi con, phân chia tài sản chung và nợ chung.

Như vậy, rút đơn ly hôn đơn phương là quá trình mà người đã nộp đơn ly hôn thay đổi quyết định không muốn ly hôn nữa vì các lý do khác nhau. Điều này có thể xảy ra ở bất cứ giai đoạn nào sau khi đơn ly hôn đơn phương đã được nộp lên Tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Khi nào được rút đơn ly hôn đơn phương?

Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án.

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định rằng trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình, hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, miễn là không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội. Điều này có nghĩa là đương sự có quyền rút đơn hoàn toàn khi Tòa án chưa thụ lý vụ án ly hôn, tức là khi thủ tục tố tụng chưa bắt đầu.

Việc cho phép rút đơn ly hôn trước khi Tòa án thụ lý vụ án là một quyền lợi quan trọng đối với đương sự. Điều này cho phép họ có thời gian để xem xét kỹ lưỡng và suy nghĩ lại quyết định ly hôn của mình trước khi các thủ tục tố tụng chính thức diễn ra. Quyền này cũng cung cấp cơ hội cho hai bên để thảo luận và thỏa thuận với nhau, dẫn đến việc giải quyết vụ việc dân sự một cách tự nguyện hơn.

Xem thêm: Hòa giải ly hôn ở đâu

Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, sau khi Tòa án thụ lý đơn yêu cầu ly hôn đơn phương, đương sự vẫn có quyền rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Trong giai đoạn từ khi Tòa án thụ lý vụ án ly hôn cho đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm, nguyên đơn có quyền rút đơn khởi kiện ly hôn. Khi có quyết định thụ lý vụ án, người yêu cầu ly hôn được phép rút đơn ly hôn. Nếu nguyên đơn quyết định rút hết toàn bộ yêu cầu và không còn yêu cầu từ các đương sự khác. Tòa án sẽ đình chỉ giải quyết vụ án dân sự. Tòa án cũng sẽ xóa tên vụ án này trong sổ thụ lý. Đồng thời, Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, tài liệu và chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.

Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất
Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất

Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại Điều 243, 244 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn, đơn ly hôn có thể được rút khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi, bổ sung hoặc rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn, Hội đồng xét xử sẽ xem xét và quyết định liệu việc rút đơn là tự nguyện hay không. Trong trường hợp đương sự tự nguyện rút đơn khởi kiện ly hôn, Hội đồng xét xử có thể chấp nhận yêu cầu này và đình chỉ xét xử vụ án.

Trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện ly hôn vì cho rằng đương sự không tự nguyện. Hoặc vì các lý do khác, phiên tòa sẽ tiếp tục xét xử vụ án theo quy trình thông thường. Quyết định của Hội đồng xét xử sẽ được công bố và áp dụng để tiếp tục quá trình xét xử vụ án ly hôn.

Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm.

Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định về việc rút đơn khởi kiện như sau:

1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này, các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Như vậy, trước và trong khi phiên tòa phúc thẩm được mở ra, nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn. Việc rút đơn ly hôn này sẽ được Hội đồng xét xử chấp thuận nếu bị đơn đồng ý. Khi được chấp nhận, Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn. Nếu bị đơn không đồng ý, Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ không chấp nhận yêu cầu. Vụ việc ly hôn vẫn được xét xử theo quy trình phúc thẩm.

Xem thêm: Thời gian giải quyết ly hôn đơn phương mất bao lâu?

Ai có quyền rút đơn ly hôn đơn phương?

Căn cứ vào Điều 71 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, nguyên đơn có quyền:

Thay đổi nội dung yêu cầu khởi kiện, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện.

Trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương, nguyên đơn được đảm bảo quyền rút đơn ly hôn nếu việc rút đơn là tự nguyện và không bị ép buộc hoặc lừa dối. Việc rút đơn ly hôn là tự nguyện mang ý nghĩa quan trọng, điều này đảm bảo rằng nguyên đơn không phải tiếp tục vụ án ly hôn nếu họ đã thay đổi quan điểm hoặc tìm thấy cách giải quyết khác cho mối quan hệ hôn nhân.

Đơn xin rút đơn ly hôn đơn phương.

Đơn xin rút lại đơn ly hôn là một văn bản quan trọng, được sử dụng để yêu cầu Tòa án xem xét và cho phép đương sự rút lại đơn yêu cầu ly hôn. Nội dung của đơn xin rút lại đơn ly hôn thể hiện thông tin chi tiết về người làm đơn, tư cách của người làm đơn, lý do đơn xin rút lại và cam kết cuối cùng của người làm đơn.

Hiện nay, pháp luật hiện hành chưa đưa ra quy định cụ thể về mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn. Tuy nhiên, để giúp quý khách có tham khảo, dưới đây là một mẫu đơn xin rút lại đơn ly hôn:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự Do – Hạnh Phúc

…………….., ngày…..tháng…..năm………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ RÚT ĐƠN KHỞI KIỆN

Kính gửi: TÒA ÁN NHÂN DÂN………………………….

Tôi tên là:  ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Chứng minh thư nhân dân số:……………………………………… Cấp ngày……………

Nơi cấp………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Là nguyên đơn trong ………………………………………………………………………………………………………………………………

Về việc ……………………………………………………. do TAND ……………… thụ lý giải quyết.

Nay vì lý do ……………………………………………………………………………………………………………………………………………

Cụ thể như sau: ……………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Do vậy, nay tôi có đơn này xin được rút đơn khởi kiện.

Kính đề nghị Quý tòa xem xét chấp thuận và ra Quyết định đình chỉ vụ án theo quy định của pháp luật.

Xin chân thành cám ơn.

                                                            …………….., ngày….tháng….năm….

Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Thủ tục rút đơn xin ly hôn.

Chuẩn bị đơn để rút đơn ly hôn.

Nguyên đơn viết đơn yêu cầu rút đơn ly hôn. Sau đó, gửi đơn đến Tòa án nhân dân mà mình đã nộp đơn ly hôn để Tòa án trả lại đơn và hồ sơ.

Trong đơn xin rút yêu cầu khởi kiện về việc ly hôn, người làm đơn cần cung cấp đầy đủ thông tin và tư cách của người viết đơn xin rút yêu cầu, đồng thời trình bày rõ lý do xin rút đơn ly hôn một cách rành mạch.

Nhận lại tài liệu và chứng cứ.

Theo điểm c, Khoản 2, Điều 366 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, trường hợp người yêu cầu rút đơn yêu cầu thì Tòa án sẽ tiến hành xem xét, quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu. Đồng thời, trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo.

Thủ tục xin rút lại đơn ly hôn – Liên hệ: 0983499828 (Zalo)

Rút đơn ly hôn đơn phương có mất phí không?

Trường hợp rút đơn ly hôn, có hai câu hỏi được đặt ra. Thứ nhất, việc rút đơn ly hôn có mất phí không? Hiện nay, căn cứ vào các văn bản pháp luật hiện hành, chưa có quy định cụ thể về việc mất phí khi rút đơn ly hôn. Do đó, việc rút đơn ly hôn đơn phương là hoàn toàn miễn phí.

Thứ hai, khi rút đơn ly hôn, nguyên đơn có được trả lại khoản tiền tạm ứng án phí đã thanh toán không? Về vấn đề này, khoản 3 Điều 218 BLTTDS năm 2015 đã quy định:

Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.

Như vậy, trường hợp nguyên đơn rút yêu cầu khởi kiện thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp sẽ được hoàn trả. Như vậy, trường hợp nguyên đơn rút hồ sơ ly hôn đơn phương thì sẽ được trả lại tiền tạm ứng án phí đã nộp và không phải nộp thêm khoản phí nào nữa.

Thủ tục rút đơn thuận tình ly hôn – Liên hệ: 0983499828 (Zalo)

Dịch vụ luật sư ly hôn.

Luật Hùng Bách hiện đang cung cấp dịch vụ tư vấn, giải quyết ly hôn với các công việc sau:

  • Cung cấp mẫu đơn ly hôn đơn phương chuẩn theo mẫu của Tòa án.
  • Dịch vụ viết đơn ly hôn, soạn hồ sơ ly hôn nhanh;
  • Tư vấn hồ sơ, thủ tục ly hôn online, trực tiếp tại văn phòng, hoặc tư vấn bằng văn bản;
  • Nhận ủy quyền thu thập hồ sơ ly hôn và các tài liệu liên quan;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn thuận tình nhanh;
  • Thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương nhanh;
  • Luật sư giải quyết ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con, tranh chấp tài sản;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo bản án ly hôn;
  • Tư vấn, hỗ trợ thủ tục thi hành bản án, quyết định ly hôn.

Liên hệ Luật sư Ly hôn – Luật Hùng Bách.

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách về “Thủ tục rút đơn ly hôn đơn phương mới nhất”. Nếu bạn có thắc mắc hoặc cần tư vấn; vui lòng liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo một trong các phương thức sau:

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *