Ly hôn là một sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kèm theo đó kéo theo nhiều hệ quả. Một trong những ảnh hưởng quan trọng nhất khi ly hôn là tranh chấp con chung. Là bậc cha mẹ ai cũng muốn trực tiếp nuôi dưỡng con cái. Vì thế việc tranh chấp giành quyền nuôi con sau ly hôn là vấn đề thường xuyên xảy ra. Vậy làm thế nào để giành quyền nuôi con? Bằng chứng để giành quyền nuôi con là gì? Cần cung cấp bằng chứng gì để giành quyền nuôi con. Qua bài viết này, Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp những vấn đề liên quan đến bằng chứng giành quyền nuôi con.
Giành quyền nuôi con là gì?
Sau khi ly hôn, vợ/chồng đều có nhu cầu mong muốn được trực tiếp nuôi dưỡng con. Vì thế việc tranh chấp quyền nuôi con thường xuyên xảy ra.
Khi ly hôn vợ chồng không thỏa thuận được người trực tiếp nuôi con. Tòa án sẽ quyết định giao con cho một bên nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt cho con.
Giành quyền nuôi con khi ly hôn là việc hai bên yêu cầu Tòa án ra quyết định công nhận quyền được nuôi con. Bên nào có yêu cầu giành quyền nuôi con thì phải đưa ra được những bằng chứng cho rằng việc nuôi con sẽ đảm bảo tốt nhất quyền lợi của đứa trẻ.
Bằng chứng giành quyền nuôi con là gì?
Khi ly hôn nếu hai bên không thỏa thuận được về việc nuôi con thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Khi Tòa án đưa ra quyết định sẽ căn cứ vào quy định pháp luật và nguyên tắc đảm bảo quyền lợi tốt nhất cho đứa trẻ.
Pháp luật quy định về việc nuôi con sau khi ly hôn như sau:
“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Theo quy định nêu trên thì khi quyết định người trực tiếp nuôi con Tòa án sẽ ưu tiên các trường hợp:
- Con dưới 36 tháng tuổi ưu tiên cho mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng.
- Con trên 07 tuổi sẽ xem xét nguyện vọng của con.
Thông thường, khi giải quyết về vấn đề con chung Tòa án sẽ ưu tiên các trường hợp nêu trên hoặc giao đều các con cho bố và mẹ. Tuy nhiên nếu muốn giành quyền nuôi con thì có thể nêu rõ yêu cầu trong đơn ly hôn. Khi có yêu cầu giành quyền nuôi con cần đưa ra các bằng chứng chứng minh về điều kiện nuôi con.
Khái niệm về bằng chứng nói chung có thể được hiểu là những chứng cứ, những sự kiện, tài liệu có thật được thu thập theo trình tự, quy định của pháp luật và chứng minh các tình tiết cần thiết cho việc giải quyết vụ việc. Bằng chứng được xác định là vật chứng, lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người bị tam giữ và các tài liệu khác.
Như vậy bằng chứng để dành quyền nuôi con được hiểu là bằng chứng chứng minh những căn cứ mình có đủ điều kiện để nuôi con cũng như chứng minh bên còn lại không đáp ứng điều kiện nuôi con. Để từ đó làm căn cứ để Tòa án quyết định giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng.
Nếu bạn đọc còn thắc mắc liên quan đến thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.
Tham khảo nội dung: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con.
Điều kiện để giành quyền nuôi con.
Thứ nhất, đối phương là người có lỗi dẫn đến ly hôn.
Nếu đối phương là người có lỗi làm cho cuộc sống hôn nhân không thể tiếp tục thì sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.
Cần đưa ra các bằng chứng chứng minh được rằng người vợ/người chồng của mình đã có những hành động hoặc những vi phạm về đạo đức dẫn đến phải chấm dứt hôn nhân như:
- Ngoại tình;
- Bạo lực gia đình;
- Có những hành vi vi phạm nghĩa vụ của vợ/chồng…
Trên thực tế, việc chứng minh được đối phương có lỗi trong khi ly hôn cũng góp phần giúp giành những lợi thế đáng kể khi Tòa án phán xét quyền nuôi con.
Yếu tố phẩm chất đạo đức là một trong những yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định việc giao con cho ai trực tiếp nuôi dưỡng. Những người vợ/người chồng khiến đối phương ly hôn vì không chung thủy, vì có hành vi bạo lực cũng thể hiện đạo đức và phẩm chất của người đó không tốt.
Thứ hai, chứng minh về điều kiện vật chất.
Chứng minh được thu nhập đảm bảo nuôi con. Điều kiện vật chất là một trong các yếu tố quan trọng để Tòa án quyết định người trực tiếp nuôi con.
Người không có thu nhập ổn định sẽ khó có thể đảm bảo cuộc sống được cho con. Do đó, người trực tiếp nuôi con phải có điều kiện về vật chất để đảm bảo nuôi con.
Thứ ba, về điều kiện tinh thần.
Căn cứ vào thời gian dành cho con. Một trong những yếu tố quan trọng để đảm bảo cho con được phát triển tốt nhất. Ngoài vấn đề điều kiện còn phải đảm bảo thời gian ở bên con.
Để trẻ được phát triển tốt nhất, ngoài yếu tố vật chất đủ để cho con có một cuộc sống đầy đủ. Người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là người có sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc con. Sự quan tâm và thời gian dành cho con ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý và sự phát triển của trẻ nhỏ. Do vậy dù có điều kiện kinh tế tốt nhưng không đảm bảo chăm lo cho cuộc sống thường ngày của con thì cũng không đảm bảo điều kiện là người trực tiếp nuôi con.
Để được trực tiếp nuôi dưỡng con, người vợ/người chồng phải là người có sự yêu thương và dành nhiều tình cảm cho con.
Tham khảo nội dung: Làm thế nào để giành quyền nuôi con khi ly hôn?
Thứ tư, chứng minh trong thời gian chung sống đối phương không quan tâm, có hành vi bạo hành con.
Nếu chứng minh được đối phương trong thời gian chung sống thường xuyên có những hành vi bạo hành về thể xác và tinh thần. Không dành nhiều thời gian cũng như không quan tâm yêu thương con.
Trẻ nhỏ cần được yêu thương và quan tâm để có thể phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn về nhân cách. Nếu có những hành vi nêu trên là vi phạm đến quyền và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của trẻ. Người có hành vi như vậy đối với con sẽ không được quyền nuôi dưỡng con.
Nếu bạn đọc có thắc mắc kiên quan tới vấn đề bạo hành gia đình, ly hôn với người có hành vi bào hạnh gia đình có thể liên hệ tới luật sư Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.
Thứ năm, Có điều kiện nuôi con tốt hơn đối phương.
Yếu tố vật chất là một trong những yếu tố quan trọng khi Tòa án phán quyết quyền nuôi con. Tuy nhiên, đó không phải là yếu tố quyết định.
Tức là dù đối phương có nền tảng tài chính tốt hơn, bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con. Điều kiện tài chính đảm bảo mà pháp luật nhắc tới không phải là yêu cầu cho con có cuộc sống chất lượng cao, đầy đủ mọi thứ.
Vì vậy, ngoài điều kiện về tiền bạc hoặc thời gian, bạn cần chứng minh được mình có nhiều yếu tố khác đảm bảo nuôi dưỡng con tốt hơn như tình cảm dành cho con, con muốn ở với bạn hơn, bạn chăm sóc con tốt hơn,…
Cần chuẩn bị bằng chứng gì để giành được quyền nuôi con?
Trong trường hợp muốn giành quyền nuôi con thì cần cung cấp đầy đủ chứng cứ hợp pháp và hợp lý cho Tòa về việc người còn lại không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục con. Để giành quyền nuôi con có thể đưa ra các bằng chứng như sau:
Thứ nhất, chứng minh bên còn lại có lỗi dẫn đến ly hôn.
Những lý do dẫn đến ly hôn có thể là do bên còn lại có hành vi ngoại tình, bạo hành gia đình, vi phạm nghĩa vụ của vợ, chồng, vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục,…
Những chứng cứ chứng minh yếu tố lỗi này có thể là:
- Cung cấp hình ảnh, video, đoạn tin nhắn hoặc các tài liệu khác liên quan đến việc đối phương ngoại tình.
- Các tài liệu, hình ảnh liên quan đến việc đối phương có hành vi bạo hành,…
- Xác nhận của địa phương nơi cư trú về nội dung bên đối phương có hành vi bạo hành.
- Lời khai của người làm chứng,…
Thứ hai, chứng minh điều kiện kinh tế.
Như đã nói, vấn đề kinh tế là vấn đề quan trọng để đảm bảo cuộc sống cho con. Người muốn trực tiếp nuôi con phải đưa ra bằng chứng chứng minh mình có nguồn thu nhập ổn định. Các chứng cứ đưa ra có thể là:
- Bảng lương;
- sổ đóng bảo hiểm;
- Giấy tờ về nhà đất;
- Các giấy tờ về tài sản khác,…
Ngoài ra, trong trường hợp bên còn lại không đủ điều kiện kinh tế hay điều kiện kinh tế kém hơn, thì cũng có thể đưa vào để làm căn cứ xác định có điều kiện tốt hơn để nuôi dưỡng con. Về các bằng chứng chứng minh cũng tương tự những tài liệu chứng minh khả năng tài chính của bên mình.
Tham khảo nội dung: Cách để mẹ giành được quyền nuôi con khi ly hôn?
Thứ ba, về điều kiện tinh thần.
Yếu tố thời gian có thể được chứng minh qua thời gian làm việc hàng tuần, hàng tháng, tính chất công việc có thường xuyên phải đi xa nhà hay không…
Có thể chứng minh bằng việc từ trước đến nay là người luôn gần gũi, chăm sóc con. Hiểu rõ những thói quen sinh hoạt, sở thích hàng ngày của con,…
Ngoài ra có thể cung cấp các bằng chứng chứng minh đối phương là người thường xuyên đi công tác xa, không dành nhiều thời gian chăm sóc con có thể được thể hiện qua tính chất công việc,..
Thứ tư, chứng minh trong thời gian chung sống bên còn lại có hành vi bạo hành con về thể xác hay tinh thần.
Để chứng minh nội dung này bạn cần cung cấp các bằng chứng như:
- Hình ảnh, video, clip về hành vi bạo hành con về thể xác hay tinh thần (mắng, chửi,…);
- Những kết quả giám định về việc bạo hành;
- Các tài liệu khác liên quan đến việc có bạo hành…
Thứ năm, chứng minh điều kiện nuôi con tốt hơn.
Để chứng minh điều kiện nuôi con tốt hơn bạn cần đưa ra các chứng cứ như:
- Việc chăm sóc con từ trước đến nay đều do mình chăm lo;
- Gần gũi và hiểu tính nết, sinh hoạt của con hơn;
- Dành nhiều thời gian cho con hơn;
- Con mong muốn ở với mình…
Tình huống giành quyền nuôi con.
Chào luật sư, em cần tư vấn về vấn đề giành quyền nuôi con khi ly hôn. Em và chồng kết hôn năm 2016. Tuy nhiên đến đầu năm 2021 xảy ra mâu thuẫn. Giờ em muốn ly hôn, chồng em cũng đồng ý. Trong quá trình chung sống, bọn em có 2 con chung, 1 cháu 5 tuổi, 1 cháu 3 tuổi. Chồng em muốn mỗi người nuôi 1 con. Nhưng em không đồng ý, muốn nuôi cả 2 con.
Vì chồng em có nhân tình ở bên ngoài. Trong quá trình chung sống anh ta cũng thường xuyên đi công tác, không quan tâm đến con. Nhưng về điều kiện kinh tế anh ta làm kinh doanh có khả năng kinh tế tốt hơn em. Em chỉ làm công việc văn phòng. Luật sư cho em hỏi em có khả năng giành nuôi cả hai con được không?
Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con.
Trường hợp của bạn tuy hai vợ chồng đồng thuận muốn ly hôn nhưng có tranh chấp về con chung thì sẽ phải giải quyết ly hôn theo thủ tục ly hôn đơn phương. Để giành quyền nuôi cả hai con, bạn cần đưa ra các bằng chứng sau:
Thứ nhất: chứng minh chồng bạn ngoại tình.
Là nguyên nhân dẫn đến ly hôn. Việc ngoại tình cũng là yếu tố đánh giá nhân phẩm, đạo đức. Hơn nữa việc chứng minh đối phương có lỗi trong ly hôn, vi phạm nghĩa vụ vợ chồng cũng là căn cứ để Tòa án không giao con cho người đó nuôi dưỡng.
Bằng chứng có thể cung cấp cho Tòa án về việc chồng ngoại tình có thể là. Hình ảnh, video chứa nội dung chồng thân mật với người khác. Nội dung tin nhắn, các loại giấy tờ, hình ảnh căn cứ chứng minh chồng ngoại tình.
Thứ hai: chứng minh điều kiện kinh tế của bản thân.
Như thông tin bạn cung cấp, bạn làm công việc văn phòng. Công việc và thu nhập ổn định. Các chứng cứ có thể cung cấp như: hợp đồng lao động, bảng lương, giấy tờ về nhà ở,…
Thứ ba: thời gian dành cho con.
Sự quan tâm, chăm sóc con từ trước đến nay. Công việc văn phòng có thể sẽ giúp bạn có nhiều thời gian để chăm sóc các con. Như vậy đây cũng là một lợi thế khi bạn giành quyền nuôi cả hai con. Ngoài ra có thể đưa ra thêm căn cứ từ khi sinh con bạn là người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng hai con.
Ngoài ra, một trong các bên có thể cung cấp thêm chứng cứ chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất, tinh thần để nuôi dạy con hoặc thường xuyên có hành vi bạo lực gây ảnh hưởng đến việc sinh trưởng, phát triển của con cái.
Tham khảo nội dung: Hướng dẫn cách giành quyền nuôi cả 2 con khi ly hôn.
Cách thu thập bằng chứng giành quyền nuôi con.
Thu thập chứng cứ là việc phát hiện tìm ra các chứng cứ. Tập hợp đưa vào hồ sơ vụ việc dân sự để nghiên cứu, đánh giá và sử dụng giải quyết vụ việc dân sự. Việc thu thập chứng cứ có ý nghĩa quan trọng đối với cả việc chứng minh của đương sự. Và việc giải quyết vụ việc dân sự của Toà án.
Trong tố tụng dân sự, đương sự có nghĩa vụ chứng minh chủ yếu nên đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải tiến hành thu thập các chứng cứ để cung cấp cho toà án.
Khoản 1 điều 97 luật Bộ luật tố tụng dân sự quy định về thu thập chứng cứ. Theo đó đối với các đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong giải quyết ly hôn có tranh chấp quyền nuôi con được áp dụng một hoặc một số biện pháp để thu thập chứng cứ.
Các biện pháp thu thập tài liệu chứng cứ:
- Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, thông điệp dữ liệu điện tử;
- Thu thập vật chứng;
- Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tộ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lí;
- Yêu cầu uỷ ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ kí của người làm chứng;
- Yêu cầu toà án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
- Yêu cầu toà án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản và yêu cầu cơ quan, tộ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.
Nếu bạn đọc đang gặp khó khăn liên quan đến việc thu thập tài liệu chứng cứ để giành quyền nuôi con. Chưa biết cách thu thập bằng chứng giành quyền nuôi con ra sao có thể liên hệ tới Luật sư hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.
Xem thêm: Ly hôn giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền?
Dịch vụ Luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn ly hôn hàng đầu tại Hà Nội hiện nay. Với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giàu kinh nghiệm, chuyên về hôn nhân gia đình, chúng tôi có thể hỗ trợ bạn thực hiện các công việc như:
- Tư vấn, hỗ trợ soạn thảo Đơn ly hôn có tranh chấp con chung đúng chuẩn quy định.
- Tư vấn Hồ sơ ly hôn giành quyền nuôi con. Hỗ trợ thu thập tài liệu, chứng cứ để bạn có thể hoàn thiện hồ sơ ly hôn. Xử lý các trường hợp hồ sơ thiếu giấy tờ.
- Tư vấn, giải quyết Thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con một cách nhanh gọn.
- Giải quyết tranh chấp Giành quyền nuôi con, yêu cầu cấp dưỡng khi ly hôn.
- Tư vấn, giải quyết Tranh chấp tài sản chung, nợ chung của vợ chồng.
Liên hệ Văn phòng luật sư chuyên về giành quyền nuôi con khi ly hôn.
Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hùng Bách về vấn đề Bằng chứng giành quyền nuôi con. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn theo các địa chỉ sau để được tư vấn và hỗ trợ.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
- Email: Luathungbach@gmail.com
- Điện thoại: 0983.499.828 (Zalo)
- Fanpage: https://www.facebook.com/LuatHungBach
- Website: https://luathungbach.vn/
Trân trọng!
MA