Phí ly hôn giành quyền nuôi con bao nhiêu tiền?


Hiện nay khi thực hiện thủ tục ly hôn ngoài các vấn đề về tài sản, nợ chung thì việc tranh chấp giành quyền nuôi con là vấn đề rất được quan tâm. Nhiều người thắc mắc không biết ly hôn giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền? Để giải đáp cũng như phân tích một cách chi tiết hơn về chi phí ly hôn giành quyền nuôi con, bạn đọc có thể tham khảo nội dung dưới đây của Công ty Luật Hùng Bách hoặc liên hệ trực tiếp với Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con qua Hotline 0983.499.828 (Zalo).

Quy định về quyền nuôi con khi ly hôn. 

Chào Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con! Tôi và chồng kết hôn năm 2017, chúng tôi có với nhau 02 con chung. Từ đầu năm 2020 đến nay, vợ chồng tôi xuất hiện nhiều mâu thuẫn. Chúng tôi đều thống nhất sẽ ly hôn vì cả hai không còn tình cảm với nhau. Nhưng về phần con chung thì chúng tôi vẫn còn nhiều tranh cãi.

Vì cả hai cháu đều là con gái, lại còn quá nhỏ. Do đó tôi nghĩ ở với mẹ sẽ tốt hơn cho các cháu. Nhưng nhà chồng tôi vẫn kiên quyết muốn đón cháu về ở. Trong khi bản thân chồng tôi lại không hề có trách nhiệm. Thường xuyên đi làm xa nhà nên không thể chăm sóc 02 cháu chu đáo như tôi được.

Vậy Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết quy định của pháp luật hiện nay về quyền nuôi con khi ly hôn được không? Xin cảm ơn Luật sư!

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục ly hôn giành quyền nuôi con

Về quyền nuôi dưỡng, chăm sóc con.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 71 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”

Quy định này có nghĩa là quyền và nghĩa vụ đối với con luôn được đặt ra với người làm cha, mẹ mà không phụ thuộc vào quan hệ hôn nhân của cha mẹ còn tồn tại hay đã chấm dứt, không phụ thuộc vào việc sống chung của cha mẹ. Điều này được thể hiện ở một số quy định như: Khoản 1 Điều 14 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc giải quyết hậu quả nam, nữ sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Khoản 1 Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con sau khi ly hôn.

phí ly hôn giành quyền nuôi con
Cách tính phí ly hôn giành quyền nuôi con

Như vậy khi hai người không chung sống với nhau nữa. Cha, mẹ vẫn phải thực hiện quyền, nghĩa vụ, trông nom, chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục con. Thông thường, nghĩa vụ trên được chấm dứt cho đến khi con chung đủ 18 tuổi. Nhưng có một vài trường hợp đặc biệt có thể kéo dài hơn như: Con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự. Hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.

Về việc giao con cho người trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng.

Căn cứ theo khoản 2 và 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ về quyền lợi và mọi mặt của con, nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”

Theo quy định trên. Cha, mẹ có thể thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con. Thỏa thuận về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với con vào thời điểm trước, trong hoặc sau khi yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ vợ chồng hay quan hệ chung sống như vợ chồng.

Trường hợp cha, mẹ mà không thỏa thuận thống nhất được với nhau ai sẽ là người nuôi con. Tòa án sẽ dựa vào quyền lợi của con để quyết định việc sẽ giao con cho một bên trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng. Việc quyết định ai có quyền nuôi con khi ly hôn dựa trên các yếu tố về vật chất; tinh thần;… nhằm đảm bảo quyền lợi về mọi mặt của con.

Điều kiện về vật chất:

  • Chỗ ở;
  • Thu nhập;
  • Môi trường sống;
  • tài sản;
  • …..

Điều kiện về tinh thần:

  • Thời gian chăm sóc con;
  • Mức độ gần gũi con;

Điều kiện về độ tuổi của con:

  • Xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi: thẩm phán lấy ý kiến phải tuân thủ quy định tại Khoản 2 Điều 208 BLTTDS 2015. Theo đó, phải bảo đảm: sự thân thiện; phù hợp với tâm lý lứa tuổi; mức độ trưởng thành; khả năng nhận thức của trẻ; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của trẻ. Đặc biệt, việc lấy ý kiến phải đảm bảo giữ bí mật cá nhân của trẻ. Đây là một phần để Tòa án xem xét đi đến quyết định, không có ý nghĩa hoàn toàn quyết định.
  • Trường hợp con dưới 03 tuổi: mặc định quyền nuôi con sẽ ưu tiên cho mẹ nuôi. Trừ khi người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con. Hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác. Việc pháp luật quy định như vậy xuất phát từ yêu cầu đảm bảo quyền được hưởng đầy đủ các quyền của trẻ, nên khi xem xét việc giao con cho ai nuôi dưỡng thì Tòa án phải đánh giá thực tế điều kiện nuôi dưỡng con của cha mẹ. Trong trường hợp người cha chứng minh được điều kiện của người mẹ là không đủ để trực tiếp nuôi con thì Tòa án vẫn có thể giao con cho người cha trực tiếp nuôi.

Ngoài ra, một trong hai người có thể cung cấp thêm các chứng cứ, chứng minh người còn lại không đủ điều kiện về vật chất và tinh thần, để nuôi dạy con cái; thường xuyên có hành vi bạo lực gia đình; thu nhập không ổn định;…

Về quyền và nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con để chia sẻ một phần gánh nặng về tiền bạc đối với người nuôi con. Vấn đề này được quy định cụ thể tại Điều 110 Luật hôn nhân và gia đình 2014:

“Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không chung sống với con hoặc chung sống với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Theo đó, khi ly hôn người nào không trực tiếp nuôi dưỡng con sẽ phải có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con cho đến khi con thành niên và có khả năng lao động hoặc có tài sản để tự nuôi mình.”

Mức cấp dưỡng sẽ do hai vợ chồng thỏa thuận dựa trên mức thu nhập thực tế, khả năng tài chính. Đặc biệt, khi có lý do chính đáng mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do hai bên tự thỏa thuận. Chỉ khi không thỏa thuận được thì Tòa án mới quyết định về mức cấp dưỡng đối với các bên. Đối với phương thức cấp dưỡng có thể là: cấp dưỡng hàng tháng; hàng quý; nửa năm; hàng năm hoặc một lần.

Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể mức cấp dưỡng nuôi con là bao nhiêu. Pháp luật sẽ tạo điều kiện cho các bên tự thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa sẽ dựa trên thu nhập thực tế mà đưa ra mức cấp dưỡng hợp lý.

Về thay đổi quyền nuôi con.

Quyền trực tiếp nuôi con không phải lúc nào cũng cố định. Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình quy định có thể thay đổi người nuôi con sau khi ly hôn trong các trường hợp sau:

  • Khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con;
  • Nếu con trên 07 tuổi thì khi đổi người nuôi con phải hỏi ý kiến của con;
  • Cha hoặc mẹ có quyền yêu cầu nếu thấy người còn lại không đủ khả năng và điều kiện để chăm sóc vào môi trường thuận lợi cho sự phát triển của con;
  • Nếu cả cha và mẹ không đủ điều kiện đáp ứng cho sự phát triển của con thì Tòa án sẽ quyết định giao con cho người giám hộ chăm sóc và nuôi dưỡng.

Như vậy, khi có ít nhất một trong các điều kiện trên các bạn có thể thực hiện thủ tục yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn hay giành quyền nuôi con sau ly hôn. Liên hệ tư vấn giành quyền nuôi con sau ly hôn: 0983.499.828 (Zalo).

Điều kiện giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp về trường hợp của mình như sau:

Tôi và vợ tôi đang thực hiện thủ tục ly hôn tại Tòa án nhân dân quận Hoàng Mai. Hiện nay chúng tôi có 01 con chung được 5 tuổi, cả hai đều muốn giành nuôi cháu. Tôi là chủ một doanh nghiệp nên điều kiện kinh tế để chăm lo cho con sẽ tốt. Tuy nhiên do tính chất công việc nên tôi thường xuyên phải đi công tác xa nhà. Do vậy tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp về trường hợp của tôi. Nếu như giành được quyền nuôi con thì khả năng giành nuôi con của tôi có cao không? Tôi cần phải chuẩn bị những gì, làm thế nào để giành được quyền nuôi con?

Xem thêm: Chồng có được giành quyền nuôi con dưới 3 tuổi?

Luật sư tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con.

Chào bạn! Trường hợp của bạn Luật sư ly hôn tư vấn các điều kiện giành quyền nuôi con như sau:

Điều kiện về kinh tế.

Đây là yếu tố quan trọng mà Tòa án sẽ xét đến khi giải quyết quyền nuôi con. Việc bố hoặc mẹ không có thu nhập ổn định khó có thể đáp ứng nhu cầu tối thiểu cho con phát triển. Do đó, người trực tiếp nuôi dưỡng con phải là điều kiện vật chất đảm bảo nuôi con. Để cho con phát triển ổn định cần có những nhu cầu tối thiểu như: chế độ ăn uống đầy đủ và đảm bảo chất dinh dưỡng; được đi học đầy đủ; có nơi ở ổn định; môi trường sinh sống phù hợp với sự phát triển của trẻ;…

Cha hoặc mẹ phải chứng minh được thu nhập cũng như tình trạng tài chính ổn định thông qua: bảng lương; sổ đóng bảo hiểm xã hội; doanh thu bán hàng; sao kê tài khoản ngân hàng;… Việc chứng minh được thu nhập sẽ là yếu tố có lợi cho việc giành quyền nuôi con.

Điều kiện về thời gian.

Để con có sự phát triển một cách toàn diện thì người trực tiếp nuôi con phải có thời gian dành cho con. Nếu như có điều kiện về kinh tế mà không có thời gian chăm sóc, gần gũi con thì Tòa án cũng khó giao con cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng.

Do vậy, nếu bạn thường xuyên phải đi xa nhà, không có thời gian gần con thì đây sẽ là điểm bất lợi hơn so với đối phương. Cho dù bạn có nền tảng kinh tế tốt hơn nhưng nếu như đối phương chứng minh được việc bạn không có thời gian để chăm sóc con hoặc trực tiếp nuôi dưỡng con thì đây sẽ là bất lợi lớn. Yếu tố thời gian được chứng minh thông qua thời gian làm việc của bạn.

Chứng minh được việc đối phương trong thời gian chung sống không quan tâm con, có hành vi bạo lực.

Nếu bạn chứng minh được trong quá trình chung sống, vợ bạn thường xuyên có những hành vi bạo lực đối với con cả về thể xác lẫn tinh thần; không quan tâm lo lắng, chăm sóc cho con; không làm tốt vai trò trách nhiệm của mình thì bạn sẽ giành lợi thế.

Trẻ nhỏ phải được yêu thương và chăm sóc. Đây là điều kiện để có thể phát triển toàn diện không chỉ về thể chất mà còn là về nhân cách. Nếu không quan tâm, yêu thương chăm sóc con thì khó mà nuôi dưỡng con tốt được.

Đưa ra các bằng chứng việc đối phương có lỗi trong việc ly hôn.

Khi ra Tòa, nếu như bạn chứng minh được đối phương là người có lỗi làm cho cuộc sống hôn nhân trầm trọng và không thể kéo dài thì bạn sẽ có lợi thế trong việc giành quyền nuôi con.

Việc chứng minh đối phương đã có những hành vi vi phạm về đạo đức dẫn tới cuộc sống vợ chồng không thể tiếp tục: Bạo lực gia đình; ngoại tình; không thực hiện tốt vai trò, nghĩ vụ vợ/chồng;… Trên thực tế việc chứng minh được đối phương có lỗi khi ly hôn giúp bạn giành lợi thế đáng kể trong việc giành quyền nuôi con. Bạn có thể cung cấp cho Tòa án những bằng chứng giành quyền nuôi con khi ly hôn như: video; hình ảnh về việc ngoại tình của đối phương; giấy tờ hình ảnh chứng minh thương tích do hành vi bạo hành gây ra;…

Như vậy, bạn không chỉ chứng minh về điều kiện kinh tế, thời gian, bạn phải chứng minh được mình có nhiều yếu tố khác bảo đảm cho việc chăm sóc và nuôi dưỡng con tốt hơn như tình cảm dành cho con, con muốn ở với bạn hơn,…

Ly hôn là việc không hề dễ dàng và nhất là với những người chưa có kinh nghiệm cũng như hiểu biết hết được các vấn đề mà pháp luật quy định. Do đó để chiếm ưu thế khi giành quyền nuôi con, các bạn cần phải có sự tư vấn và hỗ trợ từ phía Luật sư. Hãy liên hệ với Luật sư Luật Hùng Bách theo số 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ.

Xem thêm: Mẹ không được nuôi con trong trường hợp nào?

Ly hôn giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền?

Chào luật sư ly hôn, tôi đang có vấn đề thắc mắc, mong Luật sư tư vấn. Tôi và vợ kết hôn năm 2018, chúng tôi có với nhau 02 cháu sinh đôi. Bắt đầu từ năm 2020 chúng tôi phát sinh nhiều mâu thuẫn. Nguyên nhân là do vợ tôi không biết cách đối nhân xử thế với nhà chồng. Cô ấy chưa một lần gọi điện hỏi thăm bố mẹ chồng kể từ ngày cưới nhau. Mỗi lần nhà tôi có giỗ, lễ,… cô ấy đều lấy lý do để vắng mặt.

Tôi đã góp ý nhiều lần để cô ấy thay đổi nhưng vẫn không có kết quả. Trong khi đó, tôi chưa hề làm mất lòng nhà vợ trong bất kỳ việc gì. Từ đó, các mâu thuẫn khác trong hôn nhân dần xuất hiện. Trầm trọng hơn là khác biệt của hai vợ chồng trong cách nuôi dạy con. Mâu thuẫn trong gia đình căng thẳng đến mức chúng tôi đã phải sống ly thân.

Hiện tôi muốn ly hôn và giành quyền nuôi 01 cháu. Tuy nhiên không biết chi phí ly hôn giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền? Luật sư có thể tư vấn cho tôi biết để tôi có sự chuẩn bị trước khi ra Tòa. Xin cảm ơn Luật sư!

Về án phí, lệ phí.

Chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn là câu hỏi được nhiều người đặt ra khi có nhu cầu thực hiện thủ tục này. Từ kinh nghiệm hỗ trợ khách hàng giải quyết thủ tục giành quyền nuôi con khi ly hôn, Luật Hùng Bách xin phân tích các loại chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể như sau:

Án phí ly hôn là khoản phí mà đương sự phải nộp cho Tòa án khi giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương. Theo quy định của pháp luật thì án phí ly hôn giành quyền nuôi con hiện nay được chia thành các loại với mức án phí cụ thể như sau:

  • Án phí ly hôn giành quyền nuôi con không tranh chấp tài sản: 300.000 đồng.
  • Án phí ly hôn giành quyền nuôi con có tranh chấp tài sản: Loại án phí này được tính dựa trên giá trị tài sản tranh chấp và được quy định cụ thể trong Nghị quyết 326/2016/NQ – UBTVQH.

Án phí ly hôn phúc thẩm: Sau khi có bản án sơ thẩm nếu một trong các đương sự hoặc Viện kiểm sát không đồng ý với phán quyết của Tòa cấp sơ thẩm thì có thể kháng cáo, kháng nghị tòa cấp phúc thẩm giải quyết lại vụ án. Trong trường hợp nếu yêu cầu kháng cáo không được chấp nhận thì người yêu cầu phải chịu tiền án phí phúc thẩm là 300.000 đồng.

Lệ phí ly hôn là khoản tiền mà vợ, chồng phải nộp khi thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn. Hai vợ chồng sẽ phải chịu mỗi người 150.000 đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về chi phí thu thập hồ sơ, tài liệu chứng cứ.

Về nguyên tắc chứng cứ trong vụ án ly hôn sẽ do các đương sự giao nộp. Tuy nhiên, nếu những chứng cứ mà bản thân bạn không thể tự mình thu thập được thì có thể làm đơn đề nghị Tòa án hỗ trợ thu thập tài liệu chứng cứ và bạn có thể phải nộp phí cho trường hợp này.

Về chi phí thuê Luật sư giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Khi ly hôn mà hai vợ chồng có tranh chấp giành quyền nuôi con thì Tòa án sẽ xem xét trên nhiều khía cạnh về kinh tế, đạo đức, thời gian chăm sóc con, nguyện vọng của con (nếu con trên 07 tuổi)… sau đó giao con cho bên vợ hoặc bên chồng trực tiếp chăm sóc và nuôi dưỡng sao cho quyền lợi và sự phát triển của con là tốt nhất. Chứng minh các điều kiện rất khó để giành quyền nuôi con rất khó khăn nên thuê luật sư ly hôn giành quyền nuôi con là cần thiết.

Luật sư ly hôn sẽ tư vấn, hỗ trợ bạn trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ trong việc chứng minh cho việc bạn sẽ bảo đảm sự phát triển cho con tốt hơn đối phương để giành quyền nuôi con, đồng thời để xác định quyền và nghĩa vụ của người còn lại đối với con chung (cấp dưỡng nuôi con, quyền thăm nom con, hoặc hạn chế đối với con,…) Chi phí thuê luật sư giành quyền nuôi con luôn ở mức hợp lý phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của khách hàng.

Nếu có nhu cầu giành quyền nuôi con khi ly hôn và muốn biết mức chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn cụ thể nhất các bạn có thể liên hệ trực tiếp số điện thoại Luật sư để được hỗ trợ: 0983.499.828 (Zalo).

Xem thêm: Thu nhập bao nhiêu thì được giành quyền nuôi con?

Dịch vụ Luật sư tư vấn giành quyền nuôi con khi ly hôn  

Thấu hiểu tâm lý của khách hàng, Luật sư ly hôn tư vấn quyền nuôi con Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp tận tình, sẽ đưa ra giải pháp tốt nhất để đảm bảo giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Với kiến thức và chuyên môn kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, Luật Hùng Bách đảm bảo sẽ đưa ra phương án giải quyết tối ưu nhất cho bạn. Cùng với đó là mức chi phí giành quyền nuôi con khi ly hôn hợp lý, tùy thuộc theo nhu cầu của từng khách hàng.

Liên hệ Luật sư ly hôn giành quyền nuôi con.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Phí ly hôn giành quyền nuôi con hết bao nhiêu tiền?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *