Quy định của pháp luật về hôn nhân cận huyết


Hiện nay tình trạng Hôn nhân cận huyết mặc dù không còn phổ biến như trước đây nhưng vẫn là vấn đề rất quan trọng mà pháp luật cần có quy định và điều chỉnh.Vậy Hôn nhân cận huyết là gì? Thực trạng và quy định xử lý vi phạm Hôn nhân cận huyết của pháp luật Việt Nam như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu cần tư vấn thêm bạn có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo).

Hôn nhân cận huyết là gì?

Hôn nhân cận huyết thống là một thuật ngữ pháp lý. Đến hiện tại, trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 và các văn bản luật có liên quan vẫn chưa đưa ra khái niệm thế nào là hôn nhân cận huyết thống. Có thể hiểu một cách đơn giản, hôn nhân cận huyết thống là hôn nhân giữa nam và nữ trong cùng họ hàng thân thuộc chưa quá ba thế hệ. Đó là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng huyết thống trực hệ với nhau; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Theo quy định tại khoản 17 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì:

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau”.  Tại khoản 18 điều 3 cũng quy định “Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

Theo đó, những người trong phạm vi ba đời được xác định như sau: đời thứ nhất là cha mẹ; đời thứ hai là anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha; đời thứ ba là anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì.

Thực trạng hôn nhân cận huyết thống ở Việt Nam.

Cũng giống như Tảo hôn, hiện nay tình trạng Hôn nhân cận huyết thống hiện nay đang có xu hướng giảm. Những nơi còn xảy ra tình trạng hôn nhân cận huyết thống chủ yếu là vùng dân tộc thiểu số, vùng có kinh tế xã hội khó khăn.

hôn nhân cận huyết
Luật sư chuyên về hôn nhân gia đình: 0983.499.828 (Zalo)

Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống của 53 DTTS là 0,65%, trong đó các DTTS có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống cao gồm: Mạ 4,41%, Mảng 4.36%. Mnông 4,02%, Xtiêng 3,67%,… và các trường hợp hôn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây Nguyên.

Một số dân tộc như Lô Lô, Hà Nhì, Phù Lá, Chứt, Ê Đê, Chu Ru, Si La, Pu Péo, Mông, Rơ Măm, Brâu … có tỷ lệ hôn nhân cận huyết thống khá cao, lên đến 10%, tức là cứ 100 trường hợp kết hôn thì có 10 trường hợp hôn nhân cận huyết thống. Trong đó, phổ biến là kết hôn giữa con cô với con cậu, con dì với con chú bác.
Xem thêm: Chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có bị xử phạt

Nguyên nhân và hậu quả của hôn nhân cận huyết.

Tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của mỗi vùng, mỗi dân tộc thì vấn đề hôn nhân cận huyết có thể có nhiều nguyên nhân. Trong đó có thể liệt kê một số nguyên nhân chung nhất như sau:

Thứ nhất, về điều kiện tự nhiên.

ở vùng núi phía Bắc và Tây nguyên là những vùng “đất rộng người thưa”, việc đi lại không hề thuận tiện. Đôi khi cách vài quả núi mới có bản làng. Ngoài ra, cùng với tập quán canh tác nên các gia đình họ hàng thường sống gần nhau. Đó là những yếu tố trực tiếp dẫn đến việc kết hôn cận huyết thống.

Thứ hai, về điều kiện kinh tế.

Vùng núi cao có địa hình địa lợi phức tạp, rất khó khăn cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó đã kìm hãm việc phát triển kinh tế của những vùng này. Có thể nhận thấy điều đó qua biểu hiện của việc các phiên chợ vùng cao diễn ra rất thưa thớt. Ngoài ra, kinh tế ở đây chủ yếu là canh tác nông nghiệp. Những tập quán canh tác cũng có tác động không nhỏ tới vấn đề kết hôn cận huyết thống.

Có thể lấy ví dụ đơn giản như sau: đặc thù của canh tác nông nghiệp ở vùng núi là phụ thuộc vào thời tiết và sức người, do chưa áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất nên sản lượng rất thấp. Do đó những người ở đây cần một lượng lao động lớn đề lấy số lượng bù chất lượng. Những đứa trẻ (thường là từ 12 tuổi trở lên) nếu là con trai thì có nghĩa vụ lấy vợ để phụ giúp gia đình lao động.

Nếu là con gái thì được gả đi,  một là để nhận tiền thách cưới, hai là để bớt miệng ăn. Do sự giao lưu với bên ngoài hạn chế cùng với sự chung sống theo khu vực của những người họ hàng thân thích, việc kết hôn cận huyết thống diễn ra là rất dễ dàng.

Thứ ba, về chính sách của nhà nước.

Việc tiếp cận, tuyên truyền về vấn đề kết hôn cận huyết thống là rất khó khăn và hiệu quả rất thấp. Bởi lẽ người dân ở đó không nhìn thấy được lợi ích trực tiếp khi thực hiện những chính sách mà nhà nước đưa ra.

Ngoài ra, việc áp dụng chế tài đối với những trường hợp này không mang tính khả thi cao.
Xem thêm: Phân biệt ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật

Tác hại của hôn nhân cận huyết.

Thứ nhất, đối với sức khỏe.

Hôn nhân cận huyết thống thường đi liền với nạn tảo hôn. Điều đó làm ảnh hưởng tới sức khỏe của những người thực hiện hành vi trên. Đặc biệt là bà mẹ và em bé. Những đứa trẻ được sinh ra từ bố mẹ có hành vi hôn nhân cận huyết thống có khả năng cao mắc các bệnh như:

  • Bệnh hồng cầu liềm, rối loạn đông máu, thiếu máu, bệnh tan máu bẩm sinh;
  • Các bệnh dị dạng về xương, bụng phình to, nguy cơ tử vong rất ca;
  • Thiểu năng trí tuệ, lùn, ốm yếu và nhiều dị dạng khác và những bệnh lý này làm cho thai chết non, trẻ chết sớm hoặc  không thể chữa dứt được;
  • Sinh ra con dị dạng hoặc bệnh di truyền như mù màu, bạch tạng, da vảy cá mở đầu cho cuộc sống tàn phế suốt đời Bệnh lại di truyền tiếp cho thế hệ sau làm cho suy thoái  giống nòi dần.

Đây cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho dân số của đồng bào thiểu số chậm phát triển.

Thứ hai, đối với văn hóa – xã hội.

Hôn nhân cận huyết thống cũng đồng nghĩa với việc hai bên nam nữ ít có cơ hội tìm hiểu nhau trước khi kết hôn. Hầu hết những cuộc hôn nhân này hình thành không phải do tự nguyện. Điều đó có thể là nguyên nhân của vấn đề bạo lực gia đình sau này. Ngoài ra, nếu hôn nhân cận huyết và tảo hôn diễn ra liên tục qua các thế hệ sẽ khiến việc tiếp cận với văn hóa tiến bộ và nền giáo dục trở nên ít đi. Người dân ở đây sẽ sống lâu dài với những hủ tục lạc hậu.

Thứ ba, đối với kinh tế.

Việc canh tác theo tập quán và thói quen không đem lại giá trị kinh tế cao. Đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu chỉ trồng lúa, trồng ngô và một số loại cây ngắn ngày khác. Việc không thay đổi ngành nghề sản xuất khiến nền kinh tế thuần nông lạc hậu được duy trì.
Xem thêm: Ly hôn có được ủy quyền không?

Quy định xử lý vi phạm hôn nhân cận huyết thống.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có vấn đề thắc mắc mong được luật sư tư vấn. Gia đình tôi là người dân tộc thiểu số ở HG. Tôi có đứa con gái hiện đã đến tuổi lấy chồng. Theo như đã định hướng trước đó. Vợ chồng tôi sẽ gả con gái cho cháu họ, là con trai của anh ruột tôi. Sau khi đến nói chuyện với trưởng thôn để nhờ đứng ra chủ trì buổi lễ ra mắt. Trưởng thôn đã gay gắt nói rằng vợ chồng tôi không được gả con gái như thế.

Tôi cảm thấy rất bất bình. Việc cưới gả này đã được quyết định từ lâu. Rất nhiều gia đình khác cũng gả con như thế. Nếu tôi gả con gái ra ngoài dòng họ, ruộng đất hồi môn có thể vào tay dòng họ khác. Trưởng thôn nói nếu cố tình gả đi, tôi còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Họ nói rằng nếu làm đám cưới, đây là hôn nhân cận huyết thống.

Tôi chỉ là nông dân, không am hiểu pháp luật. Mong Luật sư tư vấn và giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn xử phạt hôn nhân cận huyết.

Do sự tác động tiêu cực đến xã hội của hôn nhân cận huyết thống nên pháp luật đã quy định đây là hành vi bị cấm và đã đưa ra những chế tài xử phạt đối với người thực hiện hành vi này.

Tại điểm d, khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định  về việc cấm thực hiện hành vi kết hôn cận huyết thống:

Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;”.

Theo đó, nhằm bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình và giữ vững ổn định xã hội. Pháp luật cấm hành vi vi phạm chế độ hôn nhân gia đình. Trong đó có hành vi hôn nhân cận huyết thống.

Để đảm bảo việc thi hành các quy định trên. Nhà nước đã đưa ra các chế tài đối với các trường hợp vi phạm, cụ thể:

Xử phạt hành chính hành vi Hôn nhân cận huyết.

Tại điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ và khoản 35 Điều 1 Nghị định số 67/2015/NĐ-CP ngày 14/8/2015:

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa cha mẹ nuôi với con nuôi; kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người có cùng dòng máu về trực hệ.”

Xử lý hình sự đối với vi phạm hôn nhân cận huyết.

Theo quy định tại điều 181 Bộ luật hình sự 2015. Các hành vi: cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ; cản trở người khác kết hôn; duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn (bằng cách hành hạ; ngược đãi; uy hiếp tinh thần; yêu sách của cải;…) đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

Người có hành vi bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.

Đối với hôn nhân cận huyết thống. Điều 185 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định về tội loại luân. Theo đó, người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ: là anh chị em cùng cha mẹ; anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha;… thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Không công nhận hôn nhân cận huyết.

Trong trường hợp có vi phạm Hôn nhân cận huyết thì sẽ được xem là không đủ điều kiện kết hôn theo như quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Các cơ quan, cá nhân sau sẽ có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác;
  • Cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do hành vi Kết hôn giữa những người cùng huyết thống. Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.

Xem thêm: Tảo hôn là gì? Xử lý vi phạm tảo hôn

Dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình.

Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị tư vấn pháp luật hàng đầu trong lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Với các Luật sư giàu chuyên môn, uy tín. Chúng tôi tự tin có thể giải quyết cho bạn tất cả các vấn đề pháp lý liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân như:

  • Luật sư tư vấn kết hôn trong nước và kết hôn với người nước ngoài;
  • Luật sư ly hôn giải quyết thủ tục ly hôn đơn phương và thuận tình.
  • Luật sư giải quyết ly hôn tranh chấp về con cái, tài sản.
  • Tư vấn thủ tục Công nhận, thi hành bản án, quyết định ly hôn.
  • Tư vấn thủ tục nhận con nuôi, nhận cha con.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của chúng tôi liên quan đến chủ đề Hôn nhân cận huyết là gì? Nếu gặp phải những vướng mắc liên quan đến chủ đề này hoặc cần Luật sư hỗ trợ. Bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo thông tin trên để được Luật sư trực tiếp tư vấn và hỗ trợ.

KT

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *