Quy định về tảo hôn hiện nay


Tỏa hôn là gì? Thực trạng và quy định xử lý vi phạm tảo hôn của pháp luật Việt Nam hiện nay như thế nào? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết của Luật Hùng Bách để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này. Nếu bạn đọc cần tư vấn thêm về vấn đề này có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Tảo hôn là gì?

Chào Luật sư Luật Hùng Bách. Tôi hiện đang có vấn đề chưa rõ, mong được Luật sư tư vấn. Tôi có đứa con trai đã 18 tuổi. Cháu nó hiện đang muốn lấy vợ, cô bé ấy đã 14 tuổi. Hai bên gia đình cũng đã gặp nhau để đặt lễ. Chúng tôi đã quyết định xong, 16 tới này được ngày sẽ tổ chức hôn lễ.

Tuy nhiên cán bộ xã nói với chúng tôi là không được làm như thế. Trong khi đó các nhà khác họ vẫn cho con cái lấy nhau như vậy. Cán bộ xã nói hành vi của gia đình tôi là tảo hôn, là vi phạm pháp luật. Tôi chỉ là nông dân, chưa bao giờ nghe thấy từ tảo hôn. Tôi không rõ là nói về cái gì. Mong Luật sư tư vấn và giải đáp cho tôi. Xin cảm ơn Luật sư!

Quy định về tảo hôn
Quy định về tảo hôn hiện nay

Luật sư tư vấn tảo hôn.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, cụ thể tại khoản 8 điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

“Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 8 của Luật này”

Tại điểm a, khoản 1, điều 8 có quy định điều kiện về độ tuổi kết hôn của nam, nữ. Theo đó:

“Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên”.

Có thể hiểu một cách đơn giản, tảo hôn là khi một bên nam, nữ hoặc cả hai bên lấy vợ, chồng mà nam chưa đủ 20 tuổi, nữ chưa đủ 18 tuổi. Theo đó, tảo hôn là hành vi vi phạm điều kiện kết hôn được pháp luật quy định.

Thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay.

Như chúng ta đã biết, Tảo hôn đã không phải là vấn đề xa lạ. Đặc biệt là ở vùng núi và vùng có dân tộc thiểu số sinh sống. Theo kết quả điều tra thực trạng kinh tế-xã hội (KT-XH) 53 dân tộc thiểu số năm 2015. Xét theo dân tộc thì các dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn cao gấp 6 lần so với dân tộc Kinh và gấp gần 3,5 lần so với tỷ lệ chung của cả nước; trong đó 25/53 dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn trên 10%. Các dân tộc có tỷ lệ tảo hôn cao tập trung chủ yếu ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc và Tây Nguyên. Ngoài ra, tại các huyện vùng cao của khu vực miền trung, cư dân ven biển theo nghề chài lưới cũng diễn ra tình trạng trên.

Xem thêm: Phân biệt ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật

Nguyên nhân tảo hôn.

Như đã trình bày ở trên, tảo hôn thường diễn ra tại các khu vực có dân tộc thiểu số sinh sống. Đây là những vùng có điều kiện kinh tế khó khăn, văn hóa giáo dục chưa bắt kịp với tốc độ phát triển của cả nước. Từ những đặc thù trên có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn tới thực trạng tảo hôn hiện nay:

  • Thứ nhất: do văn hóa giáo dục chưa phát triển. Dẫn tới nhận thức của người dân chưa cao, việc tiếp cận với các quy định của pháp luật cũng gặp nhiều trở ngại;
  • Thứ hai: do kinh tế còn khó khăn, người dân lo kiếm sống mà không quan tâm nhiều tới đời sống pháp luật;
  • Thứ ba: hệ thống cơ sở hạ tầng như đường, điện, viễn thông chưa phát triển nhiều. Việc tiếp cận và du nhập văn hóa cũng gặp khó khăn;
  • Thứ tư: công tác phổ biến pháp luật của cơ quan có thẩm quyền chưa đủ mạnh và hiệu quả để người dân hiểu và tuân thủ pháp luật.

Xem thêm: Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay

Tác hại của tảo hôn.

Hành vi tảo hôn có thể được dẫn tới từ sự tự nguyện của hai bên. Tuy nhiên, qua thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay cho thấy dù là tự nguyện hay vì lý do nào khác thì tác hại của tảo hôn đối với bản thân những người thực hiện hành vi và cho xã hội là không hề nhỏ.

Về sức khỏe:

Tảo hôn sẽ làm cho sức khỏe của trẻ em bị ảnh hưởng. Đặc biệt là trẻ em gái mang thai sẽ có nguy cơ chết do mang thai và sinh đẻ cao so với phụ nữ kết hôn đúng độ tuổi quy định. Những đứa trẻ có mẹ dưới 18 tuổi có nhiều khả năng nhẹ cân hoặc chết non hơn những đứa trẻ khác.

Về tinh thần: 

Khi kết hôn sớm trẻ em sẽ không được nghỉ ngơi và thư giãn, gián đoạn việc học tập. Người kết hôn không được tham gia những hoạt động giải trí và tự do tham gia các sinh hoạt văn hóa và nghệ thuật phù hợp với lứa tuổi.

Về môi trường giáo dục:

Phần lớn các cặp vợ chồng tảo hôn thường gặp các vấn đề về giáo dục như: kết hôn khi tuổi đời còn ít; phải nghỉ học; mất cơ hội học tập; thiếu kiến thức xã hội; cản trở việc tiếp thu những nền giáo dục tiên tiến;…

Về kinh tế:

Tảo hôn khiến khả năng tìm kiếm việc làm, đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp. Dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao. Hầu hết sau khi lấy vợ, lấy chồng trước tuổi các cặp vợ chồng chỉ canh tác nông nghiệp đơn thuần, thu nhập không ổn định và không cao.

Về mặt xã hội:

Tảo hôn có nguy cơ gây hậu quả nghiêm trọng cho sự phát triển xã hội do ảnh hưởng của chất lượng dân số, tỉ lệ người khiếm khuyết về thể chất và trí tuệ cao là gánh nặng lớn cho xã hội.

Quan trọng hơn, hành vi tảo hôn là hành vi vi phạm quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình. Do đó, hành vi này có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Xem thêm: Kết hôn trái pháp luật là gì? Thủ tục yêu cầu hủy kết hôn trái pháp luật

Quy định xử lý vi phạm tảo hôn của pháp luật Việt Nam.

Để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về vấn đề thực trạng tảo hôn ở Việt Nam hiện nay. Chúng tôi cung cấp thêm thông tin về chế tài xử phạt đối với hành vi tảo hôn và các hành vi liên quan theo quy định của Pháp luật Việt Nam hiện hành.

Trước tiên phải khẳng định rằng, hành vi tảo hôn là vi phạm pháp luật. Tại điểm b, khoản 2, điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về “bảo vệ chế độ hôn nhân gia đình” có quy định:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;…”

Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi tảo hôn.

Tại Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 47. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn

1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có quyết định của Tòa án nhân dân buộc chấm dứt quan hệ đó.”

Như vậy, điều luật trên quy định 2 trường hợp bị xử phạt.

  • Xử phạt đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn;
  • Xử phạt đối với hành vi cố ý duy trì quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn khi đã có quyết định của tòa án nhân dân về việc buộc chấm dứt quan hệ đó.

Có thể thấy. Hành vi tảo hôn có thể bị xử phạt khi Toà án có thẩm quyền đã ra quyết định buộc bên tảo hôn phải chấm dứt quan hệ vợ chồng với người chưa đủ tuổi kết hôn nhưng vẫn cố ý tiếp tục duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật.

Xử lý hình sự đối với hành vi tảo hôn.

Theo quy định tại  điều 83 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm”

Theo quy định này, trường hợp tảo hôn bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi người thực hiện hành vi tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đủ điều kiện về độ tuổi để kết hôn. Trước đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn tiếp tục vi phạm. Theo đó, mức xử phạt được quy định là:

  • Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng;
  • Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Hủy việc kết hôn trái pháp luật.

Trong trường hợp đăng ký kết hôn khi chưa đủ điều kiện kết hôn theo như quy định tại Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình 2014. Các cơ quan, cá nhân sau có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật:

  • Vợ, chồng của người đang có vợ, có chồng mà kết hôn với người khác; cha, mẹ, con, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật khác của người kết hôn trái pháp luật;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;
  • Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;
  • Hội liên hiệp phụ nữ.

Sau khi nhận được hồ sơ yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do hành vi tảo hôn. Tòa án có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét, xử lý theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu tại thời điểm yêu cầu vợ, chồng vẫn chưa đủ điều kiện về tuổi kết hôn hoặc không cùng yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân khi đã đủ điểu kiện kết hôn. Tòa án sẽ ban hành quyết định tuyên hủy việc kết hôn trái pháp luật.
Xem thêm: Thủ tục ly hôn đơn phương và thuận tình 2021

Dịch vụ Luật sư tư vấn hôn nhân gia đình.

Hiện nay để góp phần phổ biến pháp luật Hôn nhân gia đình tới mọi người dân. Công ty Luật Hùng Bách cung cấp dịch vụ Luật sư tư vấn thông qua tổng đài hỗ trợ trực tuyến 0983.499.828 (Zalo).

Đối với những trường hợp tảo hôn và các trường hợp vi phạm pháp luật về Hôn nhân gia đình khác. Các Luật sư, chuyên viên pháp lý của chúng tôi sẽ tư vấn, giúp bạn tìm ra phương án giải quyết vụ việc. Giúp bạn bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình một cách tốt nhất.

Với các Luật sư giỏi, giàu kinh nghiệm. Luật Hùng Bách có thể cung cấp dịch vụ Luật sư giải quyết thủ tục yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân hoặc thủ tục ly hôn, yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật do hành vi tảo hôn trọn gói, chi phí thấp và trong thời gian nhanh chóng nhất có thể cho khách hàng.

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề “Tảo hôn là gì? Quy định xử lý vi phạm tảo hôn của pháp luật Việt Nam”. Nếu bạn có nhu cầu sử dụng dịch vụ Luật sư của chúng tôi hoặc gặp phải những vướng mắc liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân gia đình thì có thể liên hệ theo thông tin trên để được hỗ trợ.

Trân trọng!

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *