Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới


Hôn nhân đồng giới là một trong những vấn đề xã hội được quan tâm không chỉ ở Việt Nam nói riêng và còn trên thế giới nói chung. Vậy vấn đề “Hôn nhân đồng giới theo quy định của pháp luật Việt Nam” hiện nay như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Hùng Bách để hiểu rõ hơn về chủ đề này. Bạn đọc nếu có vấn đề nào chưa rõ, có thể liên hệ tới Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Hôn nhân đồng giới là gì?

Hôn nhân đồng giới “là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa hai người đều là nam hoặc đều là nữ” (Bình luận hoa học luật hôn nhân và gia đình năm 2000).

Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới
Quy định của pháp luật về hôn nhân đồng giới

Hôn nhân đồng giới theo quy định của pháp luật việt nam qua các thời kỳ.

Luật hôn nhân và gia đình năm 1986.

Trong Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 không quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Đây được coi là một kẽ hở lớn trong luật hôn nhân và gia đình, gây khó khăn cho cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc đăng kí kết hôn bởi không có một điều luật hay một văn bản pháp luật nào quy định về vấn đề này. Hơn nữa, nếu nhìn nhận vấn đề trên thực tế, đây là một vấn đề nhạy cảm, khó giải quyết. Hai người cùng giới tính đi đăng kí kết hôn có đầy đủ điều kiện luật định để kết hôn nhưng lại không phù hợp với lẽ thường, trái với quy luật tự nhiên.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Tại khoản 5 – điều 10 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định cấm kết hôn “Giữa những người cùng giới tính”. Như vây, so với luật hôn nhân và gia đình năm 1986, luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã có sự bổ sung cho vấn đề này, là căn cứ để không thừa nhận hôn nhân đồng giới và để hủy việc kết hôn trái pháp luật. Theo quy định tại Điều 8, nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau sẽ bị:

“Phạt tiền từ 100.000 – 500.000 với hành vi kết hôn giữa những người cùng giới tính”.

Việc quy định thêm vấn đề này là bởi lẽ các nhà làm luật đã nhìn ra được bất cập nêu trên. Hơn nữa, xét về bản chất hôn nhân là sự liên kết giữa một người nam và một người nữ nhằm xây dựng gia đình. Gia đình phải thực hiện chức năng xã hội của nó, mà một trong những chức năng đó là chức năng sinh đẻ nhằm duy trì và phát triển nòi giống.

Do đó, chỉ khi nào những người khác giới tính kết hôn với nhau mới có thể cùng nhau thực hiện được chức năng cơ bản của gia đình là sinh đẻ, tái sản xuất ra con người. Nếu hai người cùng giới tính kết hôn với nhau thì trái với quy luật tự nhiên và quy luật xã hội. Do vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã quy định cấm những người cùng giới tính kết hôn với nhau.

Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Tuy nhiên, đến Luật hôn nhân và gia đình năm 2014, quy định này đã không được giữ nguyên. Cụ thể, từ việc cấm kết hôn “Giữa những người cùng giới tính” đã chuyển thành “Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính”. Đây được coi là một trong những điểm tiến bộ so với Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.

Nhà nước vẫn quy định kết hôn là việc xác lập quan hệ vợ chồng giữa nam và nữ (hai người khác giới), việc kết hôn giữa hai người cùng giới tính vẫn không được thừa nhận. Tuy nhiên, quy định mới này cũng đã có phần nới lỏng hơn, ít hà khắc hơn so với quy định trước đó. Nhà nước không cấm việc kết hôn đồng giới nhưng cũng không thừa nhận hôn nhân đồng giới việc này.

Điều đó có nghĩa là người đồng giới có thể:

  • Được tổ chức hôn lễ;
  • Được chung sống như vợ chồng.

Nhưng:

  • không được pháp luật thừa nhận;
  • không được phép đăng kí kết hôn;
  • Không được pháp luật bảo vệ theo quan hệ vợ chồng khi có tranh chấp xảy ra.

Như vậy, hôn nhân đồng tính không còn bị cấm. Người đồng tính có thể tổ chức hôn lễ, chung sống với nhau nhưng dưới con mắt pháp luật thì không được coi như vợ chồng và không thể đăng kí kết hôn với cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, Nghị định 87/2001/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình đã được hủy bỏ, bị thay thế bởi Nghị định 110/2013/NĐ-CP và điều khoản phạt tiền việc kết hôn đồng tính cũng đã bị loại bỏ. Không cấm nhưng không công nhận hôn nhân đồng giới – đó là sự nhìn nhận bước đầu về hôn nhân giữa những người cùng giới tính của nhà nước ta.
Xem thêm: Hôn nhân là gì

Nguyên nhân dẫn đến việc thay đổi quan điểm về hôn nhân đồng giới.

Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới.

Trước hết, nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới. Việc kết hôn phải là việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới tính. Điều này có nghĩa là hôn nhân phải là sự kết hợp giữa nam và nữ. Quy định này trước hết tôn trọng quy luật tự nhiên, lịch sử luật pháp về hôn nhân và gia đình của Việt Nam từ xưa đến nay: kết hôn là liên kết giữa hai người khác giới.

Mặt khác, quan điểm của xã hội Việt Nam bị chi phối bởi tư tưởng nho giáo. Người Việt Nam luôn trọng việc xây dựng gia đình nhằm sinh đẻ và nuôi dạy con cái, duy trì nòi giống. Đúng với truyền thống “trai khôn tìm vợ, gái ngoan tìm chồng”. Hơn nữa, quan niệm này đã ăn sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Do đó không thể một sớm một chiều là có thể thay đổi được. Đặc điểm này đã chi phối đáng kể đến các quan điểm của người dân Việt Nam đối với người đồng tính.

Nhiều người cho rằng không nên cho các cặp đồng tính được phép kết hôn. Hôn nhân đồng giới không phù hợp với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống gia đình Việt Nam và quy luật sinh học cũng như không đảm bảo chức năng của gia đình về duy trì nòi giống. Việc quan hệ tình dục, sống chung với nhau là quyền của người đồng tính. Pháp luật không cấm, nhưng cho phép kết hôn đồng tính thì còn phải cân nhắc.
Xem thêm: Phân biệt ly hôn và hủy kết hôn trái pháp luật

Mục đích hôn nhân.

Tuy nhiên, theo TS. Phạm Quỳnh Phương:

“Gia đình hiện nay là loại gia đình đang ở trong thời kì quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp hiện đại”.

Gia đình mang ý nghĩa một đơn vị tiêu dùng hơn là đơn vị sản xuất. Gia đình không còn là đơn vị tự thỏa mãn các nhu cầu mà đã được sự trợ giúp của rất nhiều thiết chế xã hội khác (y tế; bảo hiểm;…).

Ngay cả với một số những gia đình dị tính, sinh sản không còn là mục đích của hôn nhân. Gia đình vẫn hạnh phúc dù không có con hoặc nhận nuôi con nuôi. Việc thay thế từ “cấm” sang “không thừa nhận” kết hôn giữa những người cùng giới tính nhìn chung đã thể hiện sự cởi mở hơn của các nhà làm luật Việt Nam về vấn đề này. Đây là kết quả của quá trình vận động và thảo luận xã hội trong suốt những vừa năm qua.

Với xã hội, hôn nhân cùng giới không còn bị coi là hành vi gây nguy hại cho xã hội. Tiến tới sẽ cần được thừa nhận trong tương lai. Điều này thể hiện sự thay đổi trong quan niệm của những nhà làm luật. Chắc chắn nó có tác động đến quan điểm của cả xã hội nói chung. Sự tích này mở ra cơ hội cho những người đồng giới trong tương lai.
Xem thêm: Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay

Hôn nhân dưới góc độ quyền con người.

Ở góc độ quyền con người được quy định trong Hiến pháp “không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội”. Việc bỏ quy định “cấm” kết hôn giữa những người cùng giới tính thể hiện tính nhân văn, góp phần giảm bớt sự kỳ thị đối với nhóm người này.

Đồng thời sẽ phù hợp với mục tiêu được quy định trong luật Bình đẳng giới:

“Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế – xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữa nam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình”.

Con người không có khả năng lựa chọn giới tính của mình khi sinh ra, mà do bẩm sinh. Người đồng tính cũng có quyền sống, quyền ăn, ở, mặc, quyền được yêu thương và mưu cầu hạnh phúc. Đứng ở góc độ quyền công dân: họ được lao động; học tập; khám bệnh; chữa bệnh; khai sinh; khai tử; kết hôn;… có quyền và thực hiện các nghĩa vụ với Nhà nước và xã hội.

Đây có thể được coi là một dấu hiệu cho việc thừa nhận giới tính thứ 3. Khi người đồng tính vẫn chưa được xã hội và pháp luật Việt Nam thừa nhận. Điều này khiến họ không dám công khai giới tính thực của mình. Do sợ sự kỳ thị, xa lánh từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp. Nhiều người đồng tính sống dưới một vỏ bọc khác, không sống thật với giới tính của mình. Sự lừa dối này gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Họ đăng ký kết hôn với người khác giới và sinh con, sống cuộc sống không hạnh phúc.

Nhà nước không cấm hai người cùng giới sống chung

Một lí do khác là trên thực tiễn, ở nước ta trong những năm gần đây xuất hiện tình trạng những người cùng giới tính xác lập việc sống chung với nhau. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Tuy nhiên nhà nước cũng không cấm hai người cùng giới sống chung.

Vì vây, việc sống chung giữa hai người cùng giới tính về nguyên tắc không bị coi là trái pháp luật. Việc này sẽ giúp khắc phục được những bất cập trong thời gian qua khi chính quyền địa phương tiến hành xử phạt, lập biên bản đối với những cặp đôi đồng giới tổ chức đám cưới.

Kết lại:

Do đó, các đôi cùng giới có thể tổ chức đám cưới hay chung sống với nhau. Nhà nước sẽ không can thiệp, không xử phạt hành chính việc này. Thực tiễn việc xử phạt vi phạm hành chính giữa những người cùng giới không có khả thi, bởi:

“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”.

Việc hai người có cùng giới tính muốn đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền chắc chắn sẽ không được chấp nhận. Do đó, hành vi “kết hôn giữa những người cùng giới tính” không xảy ra trong thực tế và không thể xử lý hành vi này nên pháp luật Việt Nam đã bãi bỏ đi những quy định không còn phù hợp với thực tiễn và xã hội.

Các quốc gia công nhận hôn nhân đồng giới.

Tới thời điểm hiện tại. Khoảng 25 quốc gia trên thế giới đã hoặc đang trong quá trình thông qua luật cho phép người đồng tính đăng kí kết hôn bao gồm: Pháp; Anh; New Zealand; Đan Mạch; Brazil; một số bang tại Mỹ;… Mới đây nhất, Ireland đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới công nhận hôn nhân đồng giới bằng cách tổ chức trưng cầu dân ý.

Đánh giá quy định của pháp luật Việt Nam về hôn nhân đồng giới.

Có thế nói quy định mới là một tiến bộ đáng kể trong tư duy là luật của Việt Nam thời gian qua. Từ chỗ “cấm” mang tính chất kì thị, phân biệt đối xử. Giờ được sửa thành “ không thừa nhận”. Tuy nhiên, với quy định mang tính hai chiều này còn gây ra nhiều băn khoăn:

Thứ nhất, việc quy định như vậy dẫn đến cách hiểu không đầy đủ, nửa vời. 

Quy định hiện tại vẫn gây ra nhiều hiểu lầm, khó hiểu khi có một số điểm chưa thực sự rõ ràng. Nhất là với cộng đồng người đồng tính muốn kết hôn đồng tính. Theo nguyên tắc thì những gì nhà nước không cấm thì công dân được phép làm. Tuy nhiên, với quy định như hiện tại thì quyền kết hôn đồng giới đang ở tình trạng “vô thừa nhận”.

Thứ hai, quy định hiện tại vẫn không thực sự đáp ứng được yêu cầu đang đặt ra của xã hội về nhu cầu sống chung có điều kiện của người đồng tính. 

Việc chung sống giữa những người cùng giới tính là một hiện tượng xã hội có thật. Từ đó phát sinh các mối quan hệ nhân thân, tài sản hoặc về con cái. Pháp luật không thừa nhận hôn nhân của họ nhưng cũng phải có cơ chế pháp lý rõ ràng để điều chỉnh các hậu quả về thân nhân, tài sản và con từ việc chung sống giữa những người cùng giới tính.

Chính vì không công nhận hôn nhân đồng giới và chưa có hành lang pháp lý cho người chuyển giới. Nên các thủ tục hành chính và sử dụng dịch vụ y tế dành cho họ còn nhiều bất cập. Không có các cơ chế pháp lý. Quyền lợi của các bên trong cặp đôi đồng tính sẽ không được đảm bảo.

Thứ ba, có chăng nên đặt ra vấn đề hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính? 

Nếu không hợp pháp hóa quan hệ sống chung của người đồng tính bằng pháp luật. Điều này sẽ gây bất ổn trong xã hội và thực thi pháp luật. Mặt khác, việc không công nhận quan hệ sống chung của cặp đôi đồng tính cũng dễ dẫn đến sự kỳ thị trong xã hội. Chưa đảm bảo được sự công bằng, bình đẳng đối với những người đồng tính. Điều đó sẽ tạo nên cơ chế phân biệt đối xử ngay trong chính hệ thống pháp luật nước ta.

Tuy nhiên, nói đi cũng phải nói lại. Việc công nhận hay không công nhận hôn nhân đồng tính cần phải dựa trên những nghiên cứu hết sức cơ bản, những đánh giá tác động nghiêm túc trên rất nhiều khía cạnh xã hội và pháp lý như: quyền tự do cá nhân; sự tương thích với văn hóa; tập quán của xã hội và gia đình Việt Nam; tính nhạy cảm; hậu quả xã hội của quy định pháp luật;…

Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay. Việc cho phép hôn nhân đồng giới còn “mới lạ”, khó phù hợp với phong tục tập quán truyền thống. Điều này dễ gây ra dư luận tiêu cực. Giải pháp hiệu quả nhất hiện nay là việc đưa ra các quy định về “kết hợp dân sự” để giải quyết việc chung sống giữa những người đồng giới và các hậu quả pháp lý phát sinh từ việc chung sống giữa họ.

Kết lại:

Mặc dù trên thế giới có nhiều quốc gia đã thừa nhận hôn nhân đồng giới. Việc chúng ta chưa thừa nhận hôn nhân đồng giới xuất phát từ chỗ chúng ta là nước phương đông. Thuần phong mỹ tục của người Việt Nam chưa cho phép chúng ta chính thức công nhận hình thức hôn nhân đồng tính này.

Tuy vậy, quy định “không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính” đến thời điểm hiện tại đã thể hiện được tính nhân văn. Thể hiện sự tôn trọng quyền con người đối với những người đồng tính. Thể hiện được cái nhìn mở hơn đối với vấn đề nhạy cảm này. Bên cạnh đó không thể không nói đến những vấn đề bất cập khi thay thế quy định này. Điều đó đòi hỏi các nhà làm luật cần phải cố gắng hơn nữa nhằm hoàn thiện những quy định sao cho phù hợp, đầy đủ nhất trong tương lai.
Xem thêm: Luật sư ly hôn

Liên hệ Luật sư tư vấn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là những chia sẻ của chuyên gia pháp lý Luật Hùng Bách xoay quanh chủ đề “Hôn nhân đồng giới theo quy định pháp luật Việt Nam”. Nếu bạn có bất cứ vướng mắc gì liên quan đến lĩnh vực Hôn nhân và gia đình. Bạn có thể liên hệ tới chúng tôi theo thông tin trên để được Luật sư tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

BP

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *