Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn nhất


Hiện nay có nhiều người muốn góp vốn đầu tư mua đất nhưng không biết phải lập văn bản như thế nào để vừa đảm bảo an toàn pháp lý vừa để các bên có thể yên tâm, tin tưởng giao tiền để làm thủ tục? Nếu bạn cũng đang gặp phải vướng mắc như trên thì có thể tham khảo bài viết về “Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất” và quy định pháp lý liên quan đến việc góp tiền mua chung đất của Luật Hùng Bách. Hoặc cũng có thể liên hệ Luật sư chuyên về Hợp đồng của chúng tôi theo số 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn, hỗ trợ soạn thảo văn bản, hợp đồng đúng chuẩn quy định của pháp luật.

Hợp đồng góp vốn mua đất là gì?

Khái niệm hợp đồng góp vốn.

Bộ luật dân sự 2015 và các văn bản pháp lý hiện không có quy định cụ thể về Hợp đồng góp vốn mua đất. Tuy nhiên có thể thấy loại văn bản này chính là một dạng của Hợp đồng hợp tác được quy định tại Điều 504 BLDS:

“1. Hợp đồng hợp tác là sự thỏa thuận giữa các cá nhân, pháp nhân về việc cùng đóng góp tài sản, công sức để thực hiện công việc nhất định, cùng hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.”

Bộ luật dân sự cũng quy định Hợp đồng này cần được lập thành văn bản. Trường hợp giá trị hợp đồng góp vốn lớn một số người còn có thể yêu cầu công chứng hoặc lập vi bằng. Mục đích của việc này là để tăng giá trị pháp lý cho văn bản góp vốn mua đất. Tuy nhiên quan trọng nhất là hình thức; nội dung các điều khoản của Hợp đồng này phải đúng chuẩn quy định của pháp luật mới đảm bảo được giá trị pháp lý.

LUẬT SƯ CHUYÊN VỀ HỢP ĐỒNG 097.111.5989 (zalo)

Phân loại Hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất.

Do không có quy định trực tiếp nên hiện nay xuất hiện nhiều dạng với nhiều tên gọi khác nhau của loại văn bản này như:

  • Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất;
  • Biên bản góp vốn mua đất;
  • Thỏa thuận góp vốn mua đất;
  • Giấy chung tiền mua chung nhà đất,…

Tuy có nhiều tên gọi khác nhau nhưng bản chất của các Hợp đồng trên là một. Là việc các bên góp tiền mua chung nhà đất để đầu tư vì mục đích lợi nhuận hoặc mục đích khác.

Thực tế có một dạng văn bản có tên gọi là “Hợp đồng góp vốn” của các chủ đầu tư dự án bất động sản ký kết với khách hàng. Bản chất của loại hợp đồng này khác với dạng hợp đồng chúng tôi nêu trong bài viết. Đó là hình thức huy động vốn; tên gọi khác của Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Là dạng Hợp đồng chịu sự điều chỉnh của Luật kinh doanh bất động sản, Luật nhà ở 2014 và chúng tôi sẽ đề cập đến trong một bài viết khác.

Xem thêm: Luật sư tư vấn luật đất đai – Luật Hùng Bách

hợp đồng góp vốn
Mẫu hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất chuẩn do Luật sư soạn thảo

Có nên góp tiền mua chung đất dưới dạng hợp đồng góp vốn?

Xem thêm: Hướng dẫn giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán nhà ở

Đây là câu hỏi mà tất cả các bên góp vốn luôn băn khoăn trước khi ký kết hợp đồng. Theo quan điểm của chúng tôi thì dạng Hợp đồng này sẽ có một số ưu và nhược điểm như sau:

Ưu điểm của Hợp đồng góp vốn mua đất.

Không phải ngẫu nhiên mà mẫu hợp đồng góp vốn mua đất được sử dụng phổ biến. Loại văn bản thỏa thuận góp tiền mua đất này có nhưng ưu điểm không thể phủ nhận như:

  • Giúp những người có ít vốn nhưng có mong muốn đầu tư mua bán nhà đất để kiếm lời. Hoặc để đầu tư những thửa đất có giá trị lớn; có tiềm năng sinh lời lớn.
  • Thủ tục đơn giản, linh động. Không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.
  • Việc thỏa thuận góp vốn là hợp pháp. Tuy nhiên văn bản góp vốn mua đất cần đúng chuẩn quy định của pháp luật.

Nhược điểm của Hợp đồng góp vốn mua đất.

Bên cạnh những ưu điểm thì thỏa thuận hợp tác mua đất này cũng có những nhược điểm như:

  • Rủi ro phát sinh tranh chấp trong quá trình thực hiện thỏa thuận;
  • Nhiều người không nắm vững được quy định. Quy trình thủ tục để đảm bảo an toàn pháp lý.
  • Việc giải quyết tranh chấp Hợp đồng hợp tác góp tiền mua đất phức tạp. Tốn nhiều thời gian, chi phí.

Do vậy, khi đầu tư mua bán đất đai theo dạng Hợp đồng này bạn cần cân nhắc kỹ. Nếu không nắm vững được quy định của pháp luật dân sự, đất đai, kinh doanh bất động sản thì tốt nhất nên tham khảo thêm ý kiến của Luật sư, chuyên gia pháp lý trược khi thực hiện thủ tục.

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn nhất.

Theo quy định tại Điều 505 BLDS 2015 thì Mẫu hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất cần phải có những nội dung cơ bản sau:

  • Mục đích, thời hạn hợp tác;
  • Họ, tên, nơi cư trú của cá nhân; tên, trụ sở của pháp nhân;
  • Tài sản đóng góp, nếu có;
  • Đóng góp bằng sức lao động, nếu có;
  • Phương thức phân chia hoa lợi, lợi tức;
  • Quyền, nghĩa vụ của thành viên hợp tác;
  • Quyền, nghĩa vụ của người đại diện, nếu có;
  • Điều kiện tham gia và rút khỏi hợp đồng hợp tác của thành viên, nếu có;
  • Điều kiện chấm dứt hợp tác.

Trên đây là những nội dung cơ bản mà một Hợp đồng hợp tác phải có. Tuy nhiên đối với việc hợp tác chung tiền mua đất thì các điều khoản cần được xử lý một cách cẩn thận hơn nhiều. Ngoài việc bổ sung các điều khoản cần thiết. Các điều khoản trên cũng cần được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích, ý chí của các bên. Nhưng việc điều chỉnh cũng cần tuân thủ quy định của pháp luật mới đảm bảo được giá trị pháp lý của Hợp đồng.

Bạn có thể liên hệ Luật sư chuyên về đất đai,  Luật sư chuyên về Hợp đồng qua số liên hệ 097.111.5989 (zalo) để tư vấn soạn thảo nội dung hợp đồng góp vốn một cách chặt chẽ, đúng quy định pháp luật và bảo đảm được tối đã quyền lợi của bản thân.

Mua đất bằng hợp đồng góp vốn có làm sổ đỏ được không?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi và bạn đang có dự định chung tiền để mua đất dưới dạng Hợp đồng góp vốn. Luật sư cho hỏi sau này khi làm sổ đỏ thì người hùn vốn mua đất chung có được đứng tên trên sổ đỏ không? Thủ tục để được đứng tên trên sổ đỏ khi góp tiền mua chung đất như thế nào?

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật Hùng Bách xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, về việc góp vốn mua chung đất có được đứng tên trên sổ đỏ không?

Mặc dù Hợp đồng góp vốn là dạng Hợp đồng được quy định trong BLDS. Tuy nhiên đối với hoạt động mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì cần phải xem xét thêm các quy định riêng đối với loại tài sản này. Các quy định đó bao gồm:

  • Quy định về hình thức, nội dung của Hợp đồng về quyền sử dụng đất theo quy định tại Điều 501; Điều 502 BLDS 2015.
  • Quy định về điều kiện, hình thức Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong Luật đất đai 2013;
  • Quy định về Hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu nhà theo Luật nhà ở 2014;

Các luật nêu trên đều quy định việc mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyển sở hữu nhà phải được công chứng, chứng thực. Trừ trường hợp mua nhà đất thuộc dự án dưới dạng “Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai” theo như quy định của Luật kinh doanh bất động sản.

Do đó nếu bạn chỉ ký Hợp đồng góp vốn mua đất giữa các bên chung tiền với nhau thì không thể được đứng tên chung trên sổ đỏ.

Thứ hai, thủ tục để được đứng tên trên sổ đỏ khi góp vốn mua đất.

Như đã phân tích ở trên việc mua bán đất cần đầy đủ các bên chủ thể ký kết vào Hợp đồng chuyển nhượng có công chứng. Do vậy để được đứng tên trên sổ đỏ thì bạn cần thực hiện đúng các bước như sau:

  • Bước 1: Ký kết Hợp đồng góp vốn hợp tác mua chung đất.
  • Bước 2: Trực tiếp hoặc ủy quyền có công chứng cho người khác ký kết hợp đồng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng nhà đất.
  • Bước 3: Làm thủ tục để được đứng tên trên sổ đỏ đứng tên chung những người góp vốn.

Về mặt pháp lý thì có thể thực hiện theo các bước như trên. Tuy nhiên trong thực tế thì hiếm có trường hợp nào làm vậy do thường một trong các bên sẽ không muốn đứng tên chung sổ vì nhiều lý do khác nhau. Do đó vai trò của Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất lại càng quan trọng trong việc đảm bảo quyền lợi cho người góp vốn.

LUẬT SƯ CHUYÊN GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG 097.111.5989 (zalo)

Cách giải quyết tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất.

Tranh chấp hợp đồng góp vốn chung tiền mua đất là một trong những dạng tranh chấp rất phổ biến hiện nay. Lý do dẫn đến tranh chấp thường chủ yếu do:

  • Các bên không có thỏa thuận góp vốn mua đất rõ ràng;
  • Một trong các bên không thực hiện đúng thỏa thuận góp vốn;

Mặc dù hai lý do trên trông có vẻ khác nhau nhưng đều có điểm chung là các bên không thống nhất được về mặt lợi ích. Một trong các bên có thể có những đòi hỏi hoặc hành vi xâm phạm đến quyền lợi của bên còn lại.

Tham khảo thêm video: Cách giải quyết tranh chấp đất đai. 

Cách giải quyết tranh chấp góp vốn mua đất.

Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất

Khi xảy ra tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất thì các bên thông thường sẽ lựa chọn một trong các phương án sau:

Hòa giải, thương lượng, đàm phán để giải quyết tranh chấp góp tiền mua chung đất.

Việc giải quyết tranh chấp bằng phương án này sẽ có một số ưu và nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Thời gian giải quyết tranh chấp nhanh, thủ tục đơn giản.
  • Không mất tiền án phí, chi phí khác khi giải quyết tranh chấp.
  • Góp phần giữ mối quan hệ giữa các bên góp vốn.

Nhược điểm:

  • Phụ thuộc rất nhiều vào thiện chí của chí của các bên;
  • Văn bản thỏa thuận giải quyết tranh chấp góp vốn mua đất nếu các bên không tự nguyện thực hiện thì không thể cưỡng chế thi hành. Các bên buộc phải khởi kiện ra Tòa án mới giải quyết dứt điểm vụ việc.
  • Nếu không nắm được hết quy định của pháp luật thì rất khó để đưa ra mức thỏa thuận hợp lý. Từ đó dẫn đến việc quyền lợi của mình bị ảnh hưởng.

Khởi kiện vụ án tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất ra Tòa án.

Trường hợp không thể thỏa thuận để giải quyết tranh chấp việc góp tiền mua chung nhà đất thì khởi kiện ra tòa án là phương án cuối cùng và triệt để lựa chọn. Phương án này cũng có những ưu nhược điểm như:

Ưu điểm:

  • Giải quyết triệt để tranh chấp việc góp vốn mua chung đất. Bản án có hiệu lực của Tòa án sẽ có giá trị pháp lý cao nhất trong việc thi hành.
  • Quyền lợi của các bên được giải quyết theo quy định của pháp luật. Các bên có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ có lợi cho mình để tòa án xem xét, giải quyết.
  • Án phí giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn tại Tòa án sẽ do bên thua kiện chịu.

Nhược điểm:

  • Mất nhiều thời gian hơn so với việc thỏa thuận, hòa giải;
  • Thủ tục khởi kiện phức tạp, không phải ai cũng có thể nắm được.
  • Tốn kém chi phí khởi kiện

Tùy từng trường hợp mà bạn có thể linh động lựa chọn phương án để giải quyết tranh chấp việc góp vốn mua chung đất. Tuy nhiên nếu không thể đánh giá được hết các vấn đề về pháp lý; Không có kinh nghiệm trong việc đảm phán, thương lượng hoặc khởi kiện để giải quyết tranh chấp thì bạn có thể liên hệ Luật sư nhà đất theo số 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Thủ tục khởi kiện tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất.

Xem thêm: Thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai tại Tòa án mới nhất

Nếu tranh chấp biên bản góp tiền mua đất không thể giải được bằng hòa giải thì các bên có thể lựa chọn phương án đưa vụ việc ra Tòa án. Thủ tục khởi kiện theo quy định của pháp luật hiện nay gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ khởi kiện gồm Đơn khởi kiện và chứng cứ kèm theo;
  • Bước 2: Nộp Hồ sơ khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền;
  • Bước 3: Tham gia hòa giải tại Trung tâm hòa giải đối thoại. Bước này có thể bỏ qua để tránh mất thêm thời gian.
  • Bước 4: Nộp tiền tạm ứng án phí để Tòa án thụ lý vụ án;
  • Bước 5: Tòa án triệu tập đương sự lấy lời khai; thực hiện các hoạt động thu thập tài liệu chứng cứ khác;
  • Bước 6: Tòa án mở phiên họp hòa giải; kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công bố chứng cứ;
  • Bước 7: Mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án tranh chấp Hợp đồng góp vốn mua đất.

Bản án sơ thẩm nếu các đương sự không có kháng cáo; Viện kiểm sát không có kháng nghị thì sau thời hạn 30 ngày sẽ có hiệu lực. Nếu có kháng cáo hoặc kháng nghị thì vụ án sẽ được Tòa cấp trên giải quyết theo trình tự phúc thẩm.

Một số vướng mắc thường gặp về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất.

Tải Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất ở đâu?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Tôi là Huỳnh Ngọc B hiện đang sống tại Đông Anh, Hà Nội. Tôi và bạn muốn cùng chung tiền góp vốn mua đất chung để đầu tư. Luật sư cho tôi hỏi có thể tải mẫu hợp đồng góp vốn mua đất trên mạng về sử dụng có được không?

Cảm ơn Luật sư!

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật Hùng Bách xin được giải đáp như sau:

Hiện nay pháp luật không có quy định cụ thể về Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất mà chỉ có quy định chung về Hợp đồng hợp tác. Trên mạng hiện nay có nhiều mẫu khác nhau như: Thỏa thuận góp vốn mua đất; biên bản góp vốn mua đất; Hợp đồng góp vốn mua đất, Hợp đồng hùn vốn mua đất,…

Những văn bản trên về cơ bản có chứa đựng những nội dung theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên điều bạn cần làm là lựa chọn mẫu thỏa thuận góp vốn chung tiền mua đất phù hợp với trường hợp của mình. Bạn cũng có thể tham khảo nội dung các điều khoản cơ bản trong Hợp đồng góp vốn của Luật Hùng Bách hoặc liên hệ Luật sư theo số 097.111.5989 (zalo) để được hỗ trợ soạn thảo văn bản góp vốn hợp tác một cách chính xác, đảm bảo an toàn về pháp lý nhất.

Biên bản góp vốn mua đất có giá trị không?

Câu hỏi: Chào Luật sư! Năm 2018 tôi có hùn tiền mua đất với bạn thửa đất 5400m2 tại Thạch Thất, Hà Nội. Nay tôi muốn tách ra mỗi người một sổ đỏ nhưng bạn tôi bảo không được. Luật sư cho tôi hỏi “Biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất” giữa tôi với bạn có giá trị pháp lý không? Tôi phải làm sao để được đứng tên trên sổ đỏ ạ?

Trả lời: Chào bạn! Đối với câu hỏi của bạn Luật Hùng Bách xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, về giá trị pháp lý của biên bản thỏa thuận góp vốn mua đất. Văn bản này không có giá trị pháp lý để bạn có thể đứng tên trên sổ đỏ. Để được đứng tên trên Giấy chứng nhận thì bạn cần tuân thủ điều kiện về hình thức, nội dung của Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Bạn phải là một bên chủ thể trong Hợp đồng mua bán nhà đất có công chứng.

Thứ hai, về phương án để được đứng tên trên sổ đỏ. Nếu bạn của bạn hợp tác thì bạn có thể đề nghị ký lại hợp đồng chuyển nhượng một phẩn thửa đất cho bạn để tách sổ. Tuy nhiên việc tách thửa đất cũng cần đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật. Còn nếu bạn của bạn không hợp tác thì bạn chỉ có thể khởi kiện yêu cầu giải quyết tranh chấp thỏa thuận hợp tác mua đất. Đề nghị Tòa án giải quyết hậu quả pháp lý theo đúng quy định của pháp luật.

Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất nền dự án.

Câu hỏiXin chào! hiện nay tôi đang muốn mua đất nền một dự án ở Bắc Ninh. Chủ đầu tư có gửi cho tôi một Mẫu Hợp đồng hợp tác góp vốn mua đất nền dự án. Luật sư cho tôi hỏi Hợp đồng này có đúng quy định không và tôi phải làm thế nào cho an toàn.

Trả lời: Chào bạn! Đối với trường hợp của bạn Luật Hùng Bách xin được giải đáp như sau:

Thứ nhất, về Hợp đồng hợp tác góp vốn mà chủ đầu tư gửi bạn. Theo quy định hiện nay thì có thể đây là một dạng của Hợp đồng huy động vốn theo quy định của Luật kinh doanh bất động sản và các văn bản hướng dẫn thi hành. Tuy nhiên bạn cần chú ý về điều kiện để được huy động vốn đối với dự án. Bởi nếu đúng quy định thì Hợp đồng bạn ký với chủ đầu tư phải là dạng Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Thứ hai, về cách đảm bảo an toàn khi ký Hợp đồng mua đất nền dự án. Hiện nay luật đã có quy định rất rõ điều kiện để chủ đầu tư có thể ký kết Hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Bạn cần kiểm tra xem dự án mình định mua đã đáp ứng được những điều kiện trên hay chưa.

Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp Hợp đồng góp vốn.

Luật Hùng Bách là tổ chức hành nghề Luật sư chuyên về lĩnh vực đất đai, hợp đồng hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Với đội ngũ Luật sư giỏi, uy tín chúng tôi có thể hỗ trợ khách hàng ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Chúng tôi tự tin bảo vệ quyền lợi hợp pháp của cách hàng giải quyết các vấn đề pháp lý trong lĩnh vực đất đai trong đó có cả tranh chấp về Hợp đồng góp vốn. Quý khách hàng có nhu cầu hỗ trợ tư vấn soạn thảo hợp đồng để hạn chế tranh chấp và rủi ro trong các giao dịch đất đai, giao dịch góp vốn; Hỗ trợ giải quyết tranh chấp đất đai, tranh chấp hợp đồng góp vốn,… có thể liên hệ chúng tôi bằng một trong các cách sau:

​​​Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Mẫu hợp đồng góp vốn mua đất chuẩn nhất”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì khi góp vốn mua đất, giải quyết tranh chấp hợp đồng góp vốn mua đất bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi theo số 097.111.5989 (zalo) để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng! 

LN.

5/5 - (3 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *