Tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn?


Ly hôn là lựa chọn cuối cùng của các cặp đôi khi cuộc sống hôn nhân trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Tuy nhiên, không dừng lại ở việc kết thúc hôn nhân theo quyết định, bản án có hiệu lực. Mà còn liên quan đến tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Vậy tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn hay không? Công ty Luật Hùng Bách sẽ giải đáp thắc mắc của bạn đọc. Quý khách hàng có thể liên hệ hotline 0983.499.828 (Zalo) để được hỗ trợ trực tiếp.

Tài sản cho tặng trong thời kỳ hôn nhân là gì?

Quan hệ hôn nhân được xác lập trên cơ sở có giấy đăng ký kết hôn. Thời kỳ hôn nhân được tính là từ khi đăng ký kết hôn đến khi chấm dứt hôn nhân. Hôn nhân chấm dứt khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Vậy tài sản được coi là tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tài sản được tặng cho kể từ khi kết hôn đến khi chấm dứt quan hệ hôn nhân.

Ví dụ: Anh A và chị B kết hôn vào tháng 7 năm 2019. Anh A và chị B được bạn bè tặng cho tài sản mừng cưới. Vậy tài sản được tặng cho ở đây được tính là tặng cho trong thời kì hôn nhân. Còn tài sản được tặng cho nhưng trước tháng 7 năm 2019 không được coi là tài sản tặng cho trong thời kỳ hôn nhân.

Tài sản cho tặng là tài sản chung hay tài sản riêng?

Tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn? Để trả lời cho câu hỏi này hãy cùng Luật Hùng Bách phân tích các yếu tố sau.

Tài sản chung là gì?

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng. Và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân. Trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này, tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.””

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Trừ trường hợp tài sản là:

  • Tài sản vợ/chồng được thừa kế riêng;
  • Tài sản vợ/chồng được tặng cho riêng;
  • Tài sản vợ/chồng có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Trong quan hệ hôn nhân và gia đình, pháp luật đề cao sự thỏa thuận của các bên. Việc xác lập quan hệ gia đình thông qua kết hôn đồng nghĩa với việc giữa hai người có sự gắn kết. Sự gắn kết không chỉ về mặt tình cảm mà còn là tài sản, nghĩa vụ và cuộc sống.

Tài sản vợ chồng được tặng cho, thừa kế trong thời kỳ hôn nhân không được coi là cùng khởi tạo trong thời kỳ hôn nhân. Do đó, tài sản được tặng cho, thừa kế phụ thuộc vào ý chí của người tặng cho.

Điều 457 Bộ Luật Dân sự 2015 có quy định:

“Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù. Bên được tặng cho đồng ý nhận.”

Do đó nếu tài sản được tặng cho chung là tài sản chung. Ngoài ra, như đã nói ở trên. Pháp luật dân sự tôn trọng những thỏa thuận không trái quy định pháp luật. Trong trường hợp tài sản được tặng cho riêng hoặc tài sản riêng trước hôn nhân mà các bên có thỏa thuận là tài sản chung thì là tài sản chung.

Ví dụ: Anh A được bố mẹ tặng cho riêng 1 miếng đất, thực hiện công chứng và các thủ tục khác. Anh A có 1 miếng đất khác trước khi kết hôn đứng tên anh A. Anh A có thỏa thuận với chị B miếng đất có trước khi kết hôn sẽ là của chung nếu anh chị kết hôn và đã sang tên chung cho hai vợ chồng. Trong trường hợp này, miếng đất trước khi kết hôn sẽ là tài sản chung. Miếng đất anh A được tặng cho không có thỏa thuận sẽ là tài sản riêng.

Căn cứ chứng minh tài sản chung.

Khoản 3 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định:

“Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên, thì tài sản đó được coi là tài sản chung.”

Trường hợp xảy ra tranh chấp các bên không thể thống nhất về tài sản chung hay riêng. Đồng thời không có căn cứ chứng minh nguồn gốc tài sản thì được coi là tài sản chung. Trên thực tế, nếu đã không chứng minh được nguồn gốc tài sản thì coi như tài sản được cùng khởi tạo. Việc khởi tạo có thể bằng cách này hay cách khác, tuy nhiên rất khó để chứng minh công sức chênh lệch.

Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu.

Việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích của gia đình;
  • Ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;
  • Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ: nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại; nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản; nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức; nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước; nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định.

Nội dung trên cho thấy mặc dù các bên có thể chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhưng cần đảm bảo việc phân chia này đáp ứng đầy đủ các điều kiện có hiệu lực theo quy định pháp luật.

Chia tài sản được tặng cho – Liên hệ Luật sư tư vấn: 0983.499.828 (Zalo)

Tài sản riêng là gì?

Tài sản riêng là tài sản vợ/chồng có được trước thời kì hôn nhân, tài sản tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân. Hoặc tài sản được vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân. Thực tế hiện nay các gia đình nhất là các gia đình trẻ lại có suy nghĩ và lối sống khác. Các bên vẫn đảm bảo nghĩa vụ chung tuy nhiên độc lập về tài sản. Vì vậy pháp luật có quy định trong trường hợp này.

Khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:

 “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì phần tài sản được chia; hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng. Trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. Phần tài sản còn lại không chia vẫn là tài sản chung của vợ chồng.”

Ví dụ:

Anh A và chị B chia tài sản trong thời kỳ hôn nhân để tách biệt quản lý công ty. Anh A, chị B thỏa thuận tất cả tài sản từ công ty anh A, công ty chị B là tài sản riêng. Hai bên tự quản lý và sở hữu công ty riêng, tiền lãi kiếm được từ công ty riêng. Căn nhà đang ở là tài sản chung, các khoản khác là tài sản chung.

Căn cứ chứng minh tài sản riêng vợ chồng.

Khoản 1 Điều 14 Nghị định 126/2014/NĐ-CP:

“Việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân không làm chấm dứt chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định.”

Tài sản riêng trước hôn nhân, tặng cho thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân, hoặc tài sản hai vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng sẽ là tài sản riêng. Căn cứ chứng minh tài sản riêng có rất nhiều cách. Thông qua việc chứng minh:

  • Nguồn gốc hình thành tài sản;
  • Thời gian hình thành tài sản;
  • Thực tế sử dụng tài sản;
  • Thỏa thuận của các bên trong thời kỳ hôn nhân;…

Trên thực tế, trong trường hợp đã tách riêng tài sản trong thời kỳ hôn nhân, hoa lợi lợi tức phát sinh rất khó để chứng minh là tài sản riêng. Vì nó liên tục biến đổi và khó có căn cứ rõ ràng.

Tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân có phải chia khi ly hôn không?

Dựa vào những phân tích trên, việc chia tài sản riêng hay không chia tài sản phụ thuộc và các yếu tố:

  • Tài sản hình thành vào thời điểm nào?
  • Nguồn gốc phát sinh tài sản?
  • Tài sản đã thỏa thuận giữa các bên hay chưa?

Trường hợp tài sản là tài sản tặng cho trong thời kỳ hôn nhân cần xét đến:

  • Tặng cho chung hay tặng cho riêng?
  • Vợ chồng có thỏa thuận không?

 Ví dụ:

  • Trường hợp 1: Anh C được tặng cho tài sản riêng. Trong thời kỳ hôn nhân vợ chồng không có thỏa thuận gì khác. Khi vợ/chồng ly hôn thì không cần phân chia vì đây là tài sản riêng. Nhưng nếu anh C thỏa thuận với vợ là tài sản tặng cho riêng là tài sản chung của vợ chồng và thực hiện thủ tục đứng tên chung của hai vợ chồng. Trường hợp này khi vợ/chồng ly hôn sẽ phải phân chia tài sản chung.
  • Trường hợp 2: Bố mẹ anh C cho anh C và chị D một chiếc xe ô tô. Khi ly thân anh C và chị D có thỏa thuận chiếc xe ô tô này sẽ là tài sản riêng của anh C. Sau đó, vợ chồng đã lập văn bản thỏa thuận ghi nhận lại rõ ràng nội dung này. Vậy nê khi anh C chị D ly hôn tài sản này không cần phải phân chia.

Chia tài sản được cho tặng trong thời kỳ hôn nhân như thế nào?

Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định:

Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:

“a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;

b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.”

Trong trường hợp tài sản được tặng cho trong thời kỳ hôn nhân là tặng cho chung hoặc vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung thì sẽ chia đôi nhưng có tính trên các yếu tố nhân như trên.

Trường hợp vợ chồng không thể thỏa thuận được với nhau thì có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Với những trường hợp này, vụ án ly hôn có yếu tố tranh chấp. Do đó, thủ tục giải quyết sẽ phức tạp hơn. Thời gian giải quyết ly hôn sẽ kéo dài hơn. Đa số, người dân khi gặp phải tranh chấp này sẽ tìm đến Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp tài sản khi ly hôn để được hỗ trợ.

Chia tài sản của hồi môn – Liên hệ Luật sư tư vấn: 0983.499.828 (Zalo)

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản cho tặng.

Tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn
Mẫu đơn khởi kiện chia tài sản khi ly hôn

Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn là đơn mà vợ hoặc chồng phải nộp trong trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản sau khi ly hôn. Mẫu đơn yêu cầu chia tài sản sau khi ly hôn được viết dựa trên Mẫu số 23 ban hành kèm theo theo Nghị quyết số 01/2017/NQ-HĐTP bao gồm; Họ tên, thông tin người có yêu cầu chia tài sản, người được yêu cầu chia tài sản; nội dung đơn khởi kiện; yêu cầu của người khởi kiện.

Chia tài sản được cho tặng trong thời kỳ hôn nhân mất bao nhiêu tiền?

Tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn? Để chia tài sản cho tặng chung trong thời kỳ hôn nhân, hoặc tài sản cho tặng riêng nhưng thỏa thuận là tài sản chung. Các bên có thể nộp đơn khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền.

Căn cứ vào điểm a khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015. Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Mức án phí trong trường hợp tranh chấp này căn cứ theo nghị quyết 326/2016/UBTVQH14 quy định về mức thu, miễn, giảm, thu, nộp, quản lý và sử dụng án phí và lệ phí Tòa án.

Án phí trong tranh chấp tài sản hôn nhân gia đình là án phí có có giá ngạch. Tùy thuộc vào giá trị tài sản, mức án phí như sau:

Giá trị tài sản tranh chấp Mức án phí
Từ 6.000.000 đồng trở xuống300.000 đồng
Từ trên 6.000.000 đồng đến 400.000.000 đồng5% giá trị tài sản có tranh chấp
Từ trên 400.000.000 đồng đến 800.000.000 đồng20.000. 000 đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400.000.000 đồng
Từ trên 800.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng36.000.000 đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800.000.000 đồng
Từ trên 2.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng72.000.000 đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 2.000.000.000 đồng
Từ trên 4.000.000.000 đồng112.000.000 đồng + 0,1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 4.000.000.000 đồng.

Các loại chi phí khác khi chia tài sản ly hôn.

Ngoài án phí là khoản tiền bắt buộc đương sự phải nộp. Chia tài sản khi ly hôn còn có thể phát sinh thêm một số loại chi phí như sau:

  • Chi phí thu thập hồ sơ để chứng minh cho yêu cầu chia tài sản của mình;
  • Chi phí thuê Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp về tài sản khi ly hôn;
  • Chi phí đi lại trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án;…

Yêu cầu chia tài sản được cho tặng khi ly hôn cần chuẩn bị những gì?

Để yêu cầu chia tài sản được tặng cho khi ly hôn. Nguyên đơn cần chuyển bị:

  • Đơn khởi kiện yêu cầu chia tài sản được tặng cho khi ly hôn;
  • Đăng ký kết hôn;
  • Giấy khai sinh con chung;
  • Bản sao căn cước công dân;
  • Giấy xác nhận cư trú theo mẫu CT 07;
  • Tài liệu chứng minh nguồn gốc tài sản;
  • Tài liệu chứng minh giá trị tài sản đang tranh chấp;…

Quan trọn trong các giấy tờ trên là tài liệu chứng cư chứng minh về tài sản riêng được cho là tài sản chung như: giấy đăng ký sở hữu, sử dụng tài sản; thỏa thuận về tài sản của hai vợ chồng; ý kiến, xác nhận từ những người biết việc;…

Chia tài sản riêng vợ chồng – Liên hệ Luật sư tư vấn: 0983.499.828 (Zalo)

Luật sư bảo vệ quyền lợi ly hôn tranh chấp tài sản.

Tại sao nên thuê luật sư giải quyết ly hôn?

Khi tranh chấp tài sản ly hôn, việc có luật sư am hiểu quy định pháp luật là rất cần thiết. Đặc biệt khi các bên đã không đi đến được sự thỏa thuận. Luật sư sẽ đóng vai trò bảo vệ lợi ích chính đáng cho thân chủ một cách tốt nhất. Luật sư có thể hỗ trợ về việc xác minh, chứng minh tài sản chung và riêng. Đảm bảo tài sản được chia đúng, có lợi nhất cho thân chủ. Ngoài ra tố tụng là một thủ tục phức tạp nhiều bước.

Các tranh chấp càng phức tạp càng cần có đội ngũ chuyên nghiệp tư vấn để đảm bảo sau khi ly hôn, việc cấp dưỡng, nuôi con, tài sản, nghĩa vụ được phân chia công bằng phù hợp và chính xác.

Ngoài ra, thủ tục tố tụng khá phức tạp, việc có luật sư hỗ trợ các thủ tục sẽ giúp khách hàng thực hiện thủ tục nhanh chóng, chính xác tránh bị chậm trễ dẫn đến đình chỉ hoặc chậm trễ do lỗi của cơ quan nhà nước làm việc chậm so với thời hạn quy định của pháp luật.

Tìm luật sư ly hôn giỏi ở đâu?

Với kinh nhiều năm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Luật Hùng Bách tự tin là đơn vị cung cấp các dịch vụ tư vấn và thực hiện thủ tục nhanh chóng và hiệu quả

  • Đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình trực tiếp hỗ trợ và tư vấn trong suốt quá trình thực hiện công việc.
  • Tư vấn theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo lợi ích tốt nhất đến với khách hàng.
  • Chúng tôi luôn lắng nghe, thấu hiểu mong muốn của quý khách hàng, đưa ra những kế hoạch, phương án tối ưu và hài lòng nhất đến cho quý khách hàng.
  • Thực hiện các thủ tục nhanh chóng, liên tục cập nhật cho khách hàng về các công việc, tiến độ.
  • Phí dịch vụ hợp lý nhất, khách hàng sẽ được trải nghiệm và sử dụng dịch vụ tốt nhất, không phát sinh chi phí ngoài gói dịch vụ.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về phân chia tài sản được tặng cho khi ly hôn. Quý khách hàng có thắc mắc, nhu cầu tư vấn cụ thể có thể liên hệ với chúng tôi để được giải đáp và tư vấn. Công ty luật TNHH Luật Hùng Bách tự tin sẽ là một địa chỉ đáng tin cậy khi quý khách hàng lựa chọn dịch vụ Luật sư ly hôn giải quyết tranh chấp tài sản.

Liên hệ Văn phòng luật sư chuyên về ly hôn.

Nếu bạn đang gặp phải các vướng mắc liên quan đến nội dung Tài sản cho tặng có phải chia khi ly hôn? Hoặc cần Luật sư giải quyết thủ tục ly hôn nhanh thì có thể liên hệ Luật Hùng Bách theo một trong các cách sau:

Quý độc giả có thể tham khảo mẫu đơn yêu cầu chia tài sản cho tặng tại Luật Hùng Bách. Hoặc liên hệ Luật sư ly hôn chia tài sản để được tư vấn và hỗ trợ ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *