Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?


Quan hệ vợ chồng được xác lập thể hiện thông qua giấy đăng ký kết hôn. Còn việc chấm dứt mối quan hệ vợ chồng được thể hiện thông qua bản án ly hôn, quyết định ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm có hiệu lực pháp luật. Vậy có được kháng cáo quyết định ly hôn? Công ty Luật Hùng Bách xin phân tích qua bài viết dưới đây, nếu có thắc mắc cần giải đáp, hỗ trợ vui lòng liên hệ Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư tư vấn cụ thể.

Kháng cáo quyết định ly hôn là gì?

Kháng cáo là gì?

Kháng cáo là một hành vi tố tụng, được tiến hành khi đã có bản án, phán quyết của Tòa. Khi đương sự trong vụ án dân sự không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ nội dung trong bản án ly hôn, quyết định thì sẽ làm đơn kháng cáo yêu cầu Tòa án cấp trên tiến hành xem xét, xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm về nội dung mà đương sự đó không đồng ý.

Quyết định Ly hôn là gì?

Ly hôn đồng thuận là trường hợp ly hôn theo yêu cầu của hai vợ chồng khi đã thỏa thuận được tất cả những vấn đề: quan hệ vợ chồng; quyền nuôi con, cấp dưỡng; chia tài sản; việc trông nom nuôi dưỡng, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền, lợi ích chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận đồng thuận ly hôn. Nếu không thỏa thuận được hoặc thỏa thuận được nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn.

Bản án ly hôn là kết quả của quá trình ly hôn đơn phương, còn ra Quyết định công nhận thuận tình ly hôn chính là kết quả của quá trình ly hôn đồng thuận. Phán quyết này là căn cứ cho việc vợ chồng đã chấm dứt quan hệ hôn nhân. Kháng cáo là việc các đương sự không đồng ý với một phần hoặc toàn bộ các nội dung Tòa án đã tuyên liên quan đến vấn đề này.

Xem thêm: Thủ tục kháng cáo bản án ly hôn

kháng cáo quyết định ly hôn
Luật sư tư vấn, hỗ trợ thủ tục kháng cáo: 0983.499.828 (Zalo)

Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn

Tuy nhiên, hiện nay theo quy định của luật tố tụng dân sự. Nếu đương sự không đồng ý với nội dung công nhận thuận tình ly hôn thì không thể làm đơn kháng cáo để thực hiện thủ tục kháng cáo được. Thủ tục kháng cáo chỉ được thực hiện đối với bản án ly hôn. Về bản chất, để có bản án ly hôn thì các bên đã thực hiện thủ tục ly hôn đơn phương chứ không phải ly hôn đồng thuận.

Có quyền kháng cáo quyết định ly hôn không?

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Tôi và chồng kết hôn năm 2017. Năm 2019, vợ chồng đã ly hôn thuận tình với nhau. Nguyên nhân là do vợ chồng bất đồng với nhau về quan điểm sống. Khi ly hôn, chúng tôi đã thỏa thuận với nhau đầy đủ. Con sẽ giao cho tôi chăm sóc nuôi dưỡng, chồng tôi trợ cấp nuôi con hàng tháng.

Tuy nhiên đến nay, chồng tôi chưa chu cấp nuôi con chung. Tôi đã nhiều lần đề nghị và trao đổi với chồng nhưng chồng tôi không hợp tác. Đến nay, tôi vô cùng bất mãn nhưng lại không biết làm thế nào. Quyền và lợi ích của tôi đang không được bảo đảm. Kính mong Luật sư tư vấn, hỗ trợ tôi.

Quyền kháng cáo quyết định ly hôn.

Theo quy định tại Điều 212 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Nội dung công nhận sự thỏa thuận của các đương sự như sau:

Hết thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một thẩm phán được Chánh án phân công giải quyết ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.

Trong thời hạn kể từ 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự. Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp.

Căn cứ theo quy định tại Điều 213 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Hiệu lực của nội dung công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thỏa thuận của các đương sự:

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành. Không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.

Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa cưỡng ép, hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.

Kết luận.

Như vậy nội dung Tòa án công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị để xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Chỉ có thể thay đổi về việc thỏa thuận việc ly hôn đồng thuận trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành. Do đó, nội dung công nhận đồng thuận ly hôn đã có hiệu lực pháp luật thì không được kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm mà chỉ có quyền kháng cáo đối với bản án ly hôn sơ thẩm.

Như vậy, nếu không đồng ý với bản án ly hôn thì đương sự phải làm đơn kháng cáo để xem xét lại theo thủ tục phúc thẩm. Còn nếu các bên không đồng ý với nội dung trong phán quyết cuối cùng của Tòa thì đương sự có thể làm đơn yêu cầu kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

Xem thêm: Mẫu đơn kháng cáo ly hôn chuẩn nhất

Tình huống luật sư ly hôn tư vấn.

Chào Luật sư Công ty Luật Hùng Bách! Tôi có câu hỏi mong được Luật sư tư vấn. Tôi và vợ đã ra Tòa thực hiện thủ tục ly hôn vào tháng 09/2020. Khi lên Tòa làm việc tôi đã nhất trí việc ly hôn, nuôi con và chia tài sản chung. Tuy nhiên, sau khi ký xong vào các biên bản làm việc tại Tòa án, ngày 26/9/2020 tôi có làm đơn thay đổi ý kiến. Tôi không đồng ý ly hôn nữa. Mà muốn có thêm thời gian để hai vợ chồng suy nghĩ lại.

Vậy nhưng, ngày 28/09/2020 Tòa án đã ra phán quyết công nhận thuận tình ly hôn. Tôi không đồng ý với việc ra phán quyết của Tòa vì tôi vẫn chưa đồng ý ly hôn và muốn chia tài sản khi ly hôn. Vậy xin hỏi luật sư, tôi có thể làm đơn kháng cáo để kháng cáo nội dung phán quyết, yêu cầu Tòa án phúc thẩm được không? Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư tư vấn kháng cáo ly hôn.

Chào bạn! Luật sư xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau. Trường hợp của bạn Tòa án đã dựa trên nội dung, biên bản làm việc trên Tòa để ra phán quyết ly hôn. Tuy nhiên, theo như nội dung đã phân tích ở trên, bạn có quyền thay đổi ý kiến trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập niên bản hòa giải thành. Nếu trường hợp bạn đã có đơn thay đổi ý kiến và đã gửi đến Tòa án. Thì Tòa án phải tiếp nhận ý kiến và tiếp tục xem xét giải quyết vụ án mà chưa được ra phán quyết cuối cùng.

Kháng cáo ly hôn.

Nếu trong quá trình giải quyết vụ án ly hôn sơ thẩm mà bạn hai vợ chồng vẫn không thể quay về với nhau và có căn cứ cho ly hôn thì Tòa án cấp sơ thẩm sẽ đưa vụ án ly hôn ra xét xử. Khi đó, kết quả của quá trình giải quyết vụ án là bản án ly hôn sơn thẩm. Tuy nhiên, Tòa án đã ra phán quyết ly hôn thì phán quyết này có hiệu lực pháp luật ngay.

Nếu không đồng ý với phán quyết đó bạn nên làm đơn đề nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm chứ không phải làm thủ tục kháng cáo bản án ly hôn để xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Khi làm đơn đề nghị bạn cần trình bày nội dung đúng với thực tế vụ việc của mình. Đồng thời, chuẩn bị thêm tài liệu chứng cứ liên quan đến việc bạn đã có đơn thay đổi ý kiến gửi đến Tòa án. Nếu đơn đề nghị của bạn có căn cứ cho thấy Tòa án đã ra phán quyết không đúng, gây ảnh hưởng lớn đến quyền lợi cua bạn thì phán quyết ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm có thể bị hủy để xem xét lại.

Trường hợp bạn có thắc mắc liên quan về vấn đề thời hạn kháng cáo bản án ly hôn để xem xét phúc thẩm có thể liên hệ tới Luật sư ly hôn Công ty Luật Hùng Bách Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư tư vấn cụ thể.

Căn cứ giám đốc thẩm quyết định ly hôn.

Theo đó, nếu bạn muốn thực hiện giám đốc thẩm thì phải yêu cầu của bạn phải được đưa ra khi có một trong những căn cứ, điều kiện sau:

  • Kết luận quyết định, bản án ly hôn không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
  • Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
  • Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra quyết định, bản án ly hôn không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.

Xem thêm: Hướng dẫn thủ tục giám đốc thẩm bản án ly hôn

Quy định về giám đốc thẩm quyết định ly hôn.

Thời hạn giám đốc thẩm quyết định đồng thuận ly hôn.

Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được quy định rõ tại BLTTDS hiện hành. Theo đó, thời hạn này được quy định như sau:

Thời hạn giám đốc thẩm đối với đương sự.

Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày có phán quyết cho ly hôn. Nếu đương sự phát hiện có vi phạm pháp luật trong nội dung phán quyết đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị để xem xét kháng nghị giám đốc thẩm.

Thời hạn giám đốc thẩm đối với người có thẩm quyền.

Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, phán quyết của Tòa có hiệu lực pháp luật.

Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị 03 năm nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:

  • Đương sự đã có đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm và sau khi hết thời hạn kháng nghị đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị.
  • Phán quyết ly hôn của Tòa án cấp sơ thẩm có vi phạm pháp luật là căn cứ để thực hiện giám đốc thẩm, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong phán quyết đó.

Thời hạn giám đốc thẩm ly hôn sơ thẩm có sự khác biệt lớn so với thời hạn kháng cáo bản án ly hôn. Khi muốn bán án ly hôn được xem xét phúc thẩm thì đương sự được làm đơn kháng cáo gửi đến Tòa án có thẩm quyền trong thời hạn 15 ngày, được tính từ ngày tuyên án, từ ngày bản án được giao cho đương sự hoặc được niêm yết theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự.

Thẩm quyền giám đốc thẩm quyết định công nhận thuận tình.

Khi có đơn đề nghị xem xét lại Giám đốc thẩm. Đương sự có thể gửi đơn đến những người như sau:

  • Chánh án Tòa án tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án Tòa án nhân dân cấp cao; bản án của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết; trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
  • Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.

Như vậy, nếu muốn kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm thì đương sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo, yêu cầu Tòa án trên lấy hồ sơ từ Tòa án cấp sơ thẩm để xem xét theo thủ tục phúc thẩm. Còn với trường hợp giám đốc thẩm đồng thuận ly hôn sơ thẩm thì đương sự phải làm đơn đề nghị gửi tới người có thẩm quyền kháng nghị.

Tham khảo nội dung bài viết: Ly hôn có được ủy quyền không?

Hồ sơ giám đốc thẩm quyết định thuận tình ly hôn.

Hiện nay khi thực hiện giám đốc thẩm đồng thuận ly hôn thì có khá nhiều người lúng túng không biết phải thực hiện việc chuẩn bị hồ sơ thế nào, phải chuẩn những gì để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách tối đa để thay đổi phán quyết công nhận đồng thuận ly hôn.

Hồ sơ giám đốc thẩm đồng thuận ly hôn gồm:

  • Giấy tờ nhân thân của người làm đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm;
  • Đơn đề nghị xem xét giám đốc thẩm;
  • Quyết định công nhận đồng thuận ly hôn mà đương sự muốn xem xét giám đốc thẩm.
  • Các tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu xem xét giám đốc thẩm.

Nhìn chung theo quy định của luật hiện hành, hồ sơ giám đốc thẩm về vấn đề đồng thuận ly hôn của các đương sự không có sự khác biệt nhiều đối với kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm. Có khác chỉ là khác về yêu cầu và nội dung trong đơn kháng cáo, đơn đề nghị kháng nghị. Để đơn đề nghị theo thủ tục giám đốc thẩm được chấp thuận thì quan trọng nhất vẫn là căn cứ chứng minh cho yêu cầu giám đốc thẩm. Nếu bạn đọc không nắm được về vấn đề hồ sơ có thể liên hệ với Luật sư ly hôn theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được tư vấn cụ thể.

Tham khảo nội dung bài viết: Hồ sơ ly hôn gồm những gì?

Thủ tục giám đốc thẩm quyết định thuận tình.

Xin chào Luật sư Luật Hùng Bách! Năm 2020, vợ chồng chúng tôi đã ly hôn với nhau. Chúng tôi ly hôn thuận tình và đã thỏa thuận được các vấn đề. Tuy nhiên, chồng tôi sau khi ly hôn lại không thực hiện theo quyết định. Tôi có nghiên cứu qua luật thì có được biết sẽ thực hiện thủ tục giám đốc thẩm quyết định. Kính mong Luật sư tư vấn cho tôi về thủ tục này. Cảm ơn luật sư.

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.

Người có yêu cầu chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ. Kèm theo đơn đề nghị xem xét kháng nghị giám đốc thẩm cho TAND có thẩm quyền.

Bước 2: Nộp hồ sơ.

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ thì người có yêu cầu nộp đơn cho Tòa án. Việc nộp đơn có thể nộp trực tiếp tại Tòa. Hoặc nộp gián tiếp thông qua đường bưu chính.

Bước 3: Tòa án tiếp nhận hồ sơ.

Tòa án tiếp nhận kiểm tra đơn đề nghị cũng như nội dung của đơn. Ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Sau khi nhận được đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Tòa án xem xét tính hợp lệ của đơn và ra một trong các nội dung thông báo sau:

Bác đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm khi không đủ điều kiện. Cơ quan nhận đơn yêu cầu bổ sung trong thời hạn 01 tháng kể ngày nhận được yêu cầu.

Ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm hợp lệ thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm nghiên cứu đơn, thông báo kiến nghị hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét.

Trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do cho đương sự cơ quan, tổ chức cán nhân có văn bản thông báo kiến nghị.

Mẫu đơn giám đốc thẩm thuận tình ly hôn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

…………..,ngày…. tháng ….năm 2022

ĐƠN ĐỀ NGHỊ XEM XÉT THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM

Đối với Quyết định thuận tình ly hôn của …. số … ngày….tháng ….. năm….. của Tòa án nhân dân ……………….

Kính gửi: ……………..

Tôi là: ………………………………………….. Sinh năm: ……………………………………………………

Căn cước công dân số: …………………….. Nơi cấp: ……………………………………………………

Hộ khẩu thường trú: …………………………………………………………………………………………………….

Số điện thoại:…………………………………………………………………………………………………….

Là: ……………………………………………… Trong vụ án về: ……………………………………………………

NỘI DUNG VỤ VIỆC

– Tóm tắt nội dung cần xem xét.

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

NỘI DUNG YÊU CẦU

Đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm đối với ……. Số ….. ngày ….. tháng ….. năm ….. của Tòa án nhân dân đã có hiệu lực pháp luật.

……………………………………………………………………………………………………

. …………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………….

Tôi xin cam đoan những nội dung trình bày trên đây hoàn toàn đúng sự thật. Và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời nói của mình.

Kính mong được Quý cơ quan xem xét và xác nhận cho tôi.

Tôi xin chân trọng cảm ơn!

                                                                                                                 Người làm đơn

                                                                                                                   (Ký và ghi rõ họ tên)

Đính kèm:

  1. Bản sao số ….ngày….tháng….năm của Tòa án nhân dân;
  2. …………………………………………………………………………………………………….

Hướng dẫn viết đơn đề nghị xem xét thủ tục giám đốc thẩm.

  •  Về thông tin chung: Ghi chính xác thông tin của bên đề nghị xem xét; tư cách tham gia tố tụng của người làm đơn.

Đặc biệt là thông tin về vụ án: Quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.

  •  Về nội dung vụ việc: Tóm tắt sơ bộ nội dung vụ việc. Ghi rõ lý do của việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
  •  Về nội dung yêu cầu: Ghi yêu cầu của người đề nghị.

So với đơn kháng cáo bản án ly hôn để xem xét phúc thẩm thì đơn đề nghị xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phán quyết thuận tình ly hôn của đương sự cũng có kết cấu nội dung như nhau. Tùy từng trường hợp cụ thể mà nội dung trong đơn sẽ được trình bày cho phù hợp với ý kiến, mong muốn, nguyện vọng của đương sự. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan về vấn đề viết đơn có thể liên hệ tới Luật sư Hôn nhân gia đình Công ty Luật Hùng Bách theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư tư vấn cụ thể.

Giám đốc thẩm quyết định thuận tình ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Nhiều người thực hiện thủ tục thường thắc mắc băn khoăn về chi phí kháng cáo, kháng nghị không biết hết bao nhiêu tiền? Bởi lẽ tâm lý chung mọi người đều nghĩ việc đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm thì sợ mất nhiều chi phí mà không chắc có nhận được kết quả đúng với mong muốn của mình hay không?

Tiền tạm ứng án phí.

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Khi thực hiện thủ tục kháng cáo bản án ly hôn; kháng cáo quyết định ly hôn thì người có yêu cầu phải nộp tiền tạm ứng án phí. Số tiền nộp tạm ứng án phí sẽ là 300.000 đồng.

Các chi phí khác.

Ngoài số tiền tạm ứng án phí thì trong quá trình chuẩn bị hồ sơ, thu thập hồ sơ còn thiếu và các chi phí khác trong quá trình tham gia tố tụng. Trong quá trình giải quyết, để đảm bảo vụ việc của mình được xử lý nhanh chóng, chúng ta có thể tìm đến các văn phòng, công ty luật để mời luật sư tư vấn tham gia hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của mình được giải quyết nhanh chóng.

Nhìn chung so với kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm thì kháng cáo quyết định đồng thuận ly hôn của các đương sự có chi phí mềm hơn. Do nội dung yêu cầu xem xét thường chỉ là quan hệ hôn nhân; không có giá ngạch nên chi phí không có phát sinh thêm. Nếu bạn đọc gặp khó khăn về vấn đề chi phí kháng cáo bản án ly hôn sơ thẩm, ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự thì có thể liên hệ tới Luật sư hôn nhân gia đình theo Hotline 0983.499.828 (Zalo) để được luật sư tư vấn cụ thể.

Tham khảo nội dung bài viết: Chi phí ly hôn hết bao nhiêu tiền?

Dịch vụ Luật sư hỗ trợ.

Để quyền lợi ích của mình được bảo đảm một cách tốt nhất; cũng như tiết kiệm được thời gian công sức, tiền bạc. Nhiều người khi thực hiện thủ tục đã tìm đến dịch vụ Luật sư của Luật Hùng Bách để được hỗ trợ, giải quyết một cách nhanh chóng, kịp thời. Công ty Luật Hùng Bách với đội ngũ Luật sư, chuyên viên pháp lý giỏi, có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực hôn nhân gia đình hiện đang cung cấp dịch vụ và hỗ trợ và tham gia vào các thủ tục tố tụng.

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Luật Hùng Bách liên quan đến chủ đề có được kháng cáo quyết định thuận tình. Nếu bạn đọc có nhu cầu liên quan đến thủ tục liên quan, cần được tư vấn và hỗ trợ vui lòng liên hệ với chúng tôi:

Liên hệ Luật sư ly hôn.

Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội; TP. Hồ Chí Minh; Khánh Hòa; Hà Tĩnh; Nhật Bản;… theo các phương thức sau:

Trên đây là bài viết của Luật Hùng Bách liên quan đến vấn đề “Có được kháng cáo quyết định thuận tình ly hôn?”. Nếu gặp phải bất cứ vướng mắc gì trong quá trình thực hiện thủ tục này bạn có thể liên hệ Luật sư của chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Trân trọng!

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *