Trên thực tế có rất nhiều cặp vợ chồng sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn mà vẫn được pháp luật công nhận là vợ chồng hợp pháp. Hiện tượng pháp luật đó được gọi là hôn nhân thực tế. Vậy Hôn nhân thực tế là gì? Hiện nay quy định của pháp luật về vấn đề hôn nhân thực tế như thế nào? Không có đăng ký kết hôn có ly hôn được không? Để có thêm những hiểu biết về vấn đề trên, mời bạn tham khảo bài viết sau đây của Luật Hùng Bách về vấn đề “Hôn nhân thực tế” ở Việt Nam.
Hiện nay, các văn bản pháp luật hiện hành chưa đưa ra khái niệm thế nào là hôn nhân thực tế. Tuy nhiên, dựa vào các quy định pháp luật điều chỉnh về vấn đề này thì có hai phương diện chính cần phải xem xét, cụ thể như sau:
Việc sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn của hai bên nam, nữ phải được thực hiện trước ngày 03 tháng 01 năm 1987. Tức là trước thời điểm Luật hôn nhân gia đình năm 1986 có hiệu lực.
Tại thời điểm sống chung hai bên nam, nữ phải đáp ứng các điều kiện kết hôn. Cụ thể, tại điểm d mục 2 Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03 tháng 01 năm 2001 thì Được coi là nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng, nếu họ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
Thời điểm nam và nữ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng là ngày họ tổ chức lễ cưới hoặc ngày họ về chung sống với nhau được gia đình (một hoặc cả hai bên) chấp nhận hoặc ngày họ về chung sống với nhau được người khác hay tổ chức chứng kiến hoặc ngày họ thực sự bắt đầu chung sống với nhau, chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau xây dựng gia đình”.
Vậy, Hôn nhân thực tế là việc hai bên nam, nữ sống chung với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, mặc dù có đủ điều kiện kết hôn nhưng không thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Hôn nhân thực tế là gì? Hôn nhân thực tế có được pháp luật công nhận?
Để được coi là hôn nhân thực tế cần phải đáp ứng hai yếu tố: Hình thức, nội dung. Theo quy định tại khoản 2 Điều 44 Nghị định 123/2015/NĐ-CP:
“Đối với trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích và tạo điều kiện để đăng ký kết hôn. Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng”.
Phân tích từ điều luật trên có thể thấy rằng đối với những trường hợp được coi là hôn nhân thực tế thì việc đăng ký kết hôn đặt ra chỉ mang ý nghĩa “khuyến khích” chứ không hề mang tính bắt buộc.
Trong trường hợp đăng ký kết hôn thì thủ tục sẽ được thực hiện như đối với việc đăng ký kết hôn theo Pháp luật về Hộ tịch hiện hành. Nếu không tiến hành đăng ký kết hôn thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được pháp luật công nhận và bảo vệ. Ngoài ra, tại Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 cũng có những quy định tương tự như điều luật chúng tôi vừa trích dẫn cũng có giá trị thừa nhận quan hệ hôn nhân thực tế.
Tóm lại, có thể khẳng định rằng, hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận và nam, nữ trong cuộc hôn nhân thực tế đó được pháp luật thừa nhận là vợ chồng hợp pháp.
Xem thêm: Tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng
Hiện nay, trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 không có điều luật nào quy định trực tiếp về “hôn nhân thực tế”. Tuy nhiên, không phải các nhà làm luật đã bỏ qua chế định này mà nó được thể hiện bằng một cách khác. Theo quy định tại khoản 1 Điều 131 Luật Hôn nhân và gia đình quy định về điều khoản chuyển tiếp có quy định:
“Quan hệ hôn nhân và gia đình được xác lập trước ngày Luật này có hiệu lực thì áp dụng pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết”.
Ở đây, cần lưu ý rằng quy định trên là quy định về “điều khoản chuyển tiếp”. Đây là quy định về những trường hợp phải áp dụng pháp luật cũ hay những quan hệ pháp luật được xác lập trước thời điểm pháp luật mới có hiệu lực thì khi nào áp dụng pháp luật cũ, khi nào áp dụng pháp luật mới. Do đó, hôn nhân thực tế sẽ không được quy định trực tiếp tại Luật Hôn nhân và gia đình 2014 mà sẽ áp dụng quy định pháp luật về hôn nhân và gia đình tại thời điểm xác lập để giải quyết.
Do hôn nhân thực tế là quan hệ được nam, nữ xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987 và hiện nay Luật Hôn nhân và gia đình 2014 không có quy định trực tiếp nên những vấn đề pháp lý có liên quan đến hôn nhân thực tế sẽ áp dụng quy định của Nghị quyết số 35/2000/QH10 ngày 09/6/2000 của Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết 35) để giải quyết. Kèm theo đó là Thông tư số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP ngày 03/01/2001 hướng dẫn thi hành Nghị quyết số 35/2000/QH10 (sau đây gọi tắt là thông tư 01).
Nghị quyết 35 được thông qua cùng thời điểm thông qua Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và có chức năng hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Theo đó, tại điểm a khoản 3 của Nghị quyết có quy định như sau:
“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực mà chưa đăng ký kết hôn thì được khuyến khích đăng ký kết hôn; trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.
“Trong trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03/01/1987 (ngày Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 có hiệu lực) mà chưa đăng ký kết hôn, nếu một bên hoặc cả hai bên có yêu cầu ly hôn, thì Toà án thụ lý vụ án và áp dụng quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung. Cần chú ý là trong trường hợp sau khi quan hệ vợ chồng đã được xác lập họ mới thực hiện việc đăng ký kết hôn, thì quan hệ vợ chồng của họ vẫn được công nhận kể từ ngày xác lập (ngày họ bắt đầu chung sống với nhau như vợ chồng), chứ không phải là chỉ được công nhận kể từ ngày đăng ký kết hôn.”
Những quy định pháp luật trên là căn cứ pháp lý để các cơ quan nhà nước thừa nhận hôn nhân thực tế là hợp pháp và bảo vệ mối quan hệ đó. Ngoài ra, nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các cặp vợ chồng thuộc trường hợp hôn nhân thực tế tiến hành đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc đăng ký này sẽ giúp quá trình quản lý của nhà nước về hộ tịch dễ dàng và thuận lợi hơn.
Ngược lại, những trường hợp sống chung với nhau như vợ chồng từ sau ngày 03 tháng 01 năm 1987 (tức là không đáp ứng yếu tố về hình thức của hôn nhân thực tế) nếu muốn được nhà nước thừa nhận là vợ, chồng hợp pháp thì phải tiến hành đăng ký kết hôn trong vòng 2 năm kể từ thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Nếu từ sau ngày 01 tháng 01 năm 2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng.
Xem thêm: Ai có quyền khởi kiện ly hôn?
Thủ tục xin xác nhận hôn nhân thực tế là việc yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác minh việc chung sống của nam, nữ đó là hôn nhân thực tế, qua đó công nhận họ là vợ, chồng hợp pháp.
A và B chung sống với nhau từ năm 1984. Có con chung từ năm 1985. Đến đầu năm 2020, A phát hiện B có hành vi ngoại tình với C. Để được pháp luật bảo vệ, A phải chứng minh được mình là vợ hợp pháp của B. Tuy nhiên, hai người lại không đăng ký kết hôn; không có giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Do đó, A có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận rằng quan hệ giữa A và B là hôn nhân thực tế.
Việc xác nhận hôn nhân thực tế sẽ được theo hiện theo trình tự, thủ tục sau:
Hồ sơ xin xác nhận hôn nhân thực tế gồm các loại giấy tờ sau:
Hiện nay, chưa có văn bản pháp luật nào quy định về mẫu tờ khai cấp giấy xác nhận hôn nhân thực tế. Nếu có nhu cầu, bạn có thể tham khảo mẫu dưới đây của chúng tôi.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
———————
TỜ KHAI CẤP GIẤY XÁC NHẬN HÔN NHÂN THỰC TẾ
Kính gửi: ……………………………………………………………………………………………………….
Tôi tên là: ………………………………………………………………………………………………………
Dân tộc: ………………………………………… Quốc tịch: ……………………………………………..
Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………………………………..
Đề nghị cấp Giấy xác nhận hôn nhân thực tế cho người có tên sau đây:
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày………………………………………… tại: ………………………………………………………
Chứng minh thư nhân dân số: …………………………………………………………………………..
Hiện nay đang cư trú tại: ………………………………………………………………………………….
Và
Họ và tên: ………………………………………………………………………………………………………
Sinh ngày………………………………………… tại: ………………………………………………………
Chứng minh thư nhân dân số: …………………………………………………………………………..
Hiện nay đang cư trú tại: ………………………………………………………………………………….
Tình trạng hôn nhân: ……………………………………………………………………………………….
Tôi cam đoan những nội dung khai trên đây là đúng sự thật và chịu trách nhiệm
trước pháp luật về lời khai của mình.
….. Ngày … tháng …. năm …..
Người làm đơn
Mục “Kính gửi”: Ghi Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người có yêu cầu.
Ví dụ: UBND phường Láng Thượng
Mục “Tình trạng hôn nhân”: Trình bày về các vấn đề sau:
Tôi và ông Nguyễn Văn H sống chung với nhau từ tháng 3 năm 1984. Khi đó tôi 20 tuổi và ông H 23 tuổi. Chúng tôi chung sống với nhau hoàn toàn xuất phát từ tình cảm giữa hai bên; không có sự ép buộc hay lừa dối nào. Hiện nay chúng tôi vẫn đang chung sống, yêu thương và chăm sóc lẫn nhau. Do vậy, tôi kính mong UBND xã … công nhận quan hệ của chúng tôi là hôn nhân thực tế.
Xem thêm: Chế độ hôn nhân và gia đình ở Việt Nam hiện nay
Sau khi nhận được hồ sơ, UBND cấp xã có trách nhiệm xác minh thông tin. Trong trường hợp cần thêm căn cứ thì người có yêu cầu hợp tác và cung cấp theo yêu cầu của cán bộ xã. Trong trường hợp kết quả xác minh thông tin là chính xác và đúng sự thật thì UBND cấp xã tiến hành cấp giấy xác nhận hôn nhân thực tế cho người có yêu cầu. Đây là một căn cứ chứng tỏ rằng nhà nước đã thừa nhận quan hệ vợ chồng hợp pháp của người có yêu cầu.
Xem thêm: Luật sư tư vấn hồ sơ ly hôn
Phân tích theo quy định của Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì ly hôn khi không đăng ký kết hôn được đặt ra trong ba trường hợp sau:
Trường hợp hôn nhân thức tế, tức là nam, nữ sống chung với nhau trước ngày 03/01/1987 mặc dù có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn.
Trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng từ sau ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2003 tuy đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn.
Trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng từ sau ngày 03/01/1987 đến sau ngày 01/01/2003 tuy đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn mà có yêu cầu ly hôn.
Theo đó, căn cứ theo quy định tại khoản 2 thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP thì trường hợp thứ nhất và trường hợp thứ hai vừa kể trên, việc ly hôn sẽ được thực hiện “theo quy định về ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết vụ án ly hôn theo thủ tục chung”. Tức là việc ly hôn khi không đăng ký kết hôn sẽ được thực hiện như khi có đăng ký kết hôn bình thường.
Xem thêm: Ly hôn đơn phương dễ hay khó
Người có yêu cầu ly hôn phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Sau khi nhận được hồ sơ đầy đủ Tòa án sẽ ra thông báo để đương sự nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn. Trong thời hạn được quy định trong thông báo đương sự phải tiến hành thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí và mang Biên lai thu tiền tạm ứng án phí nộp lại Tòa án.
Tòa án tiến hành mở phiên họp hòa giải, giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ. Tại đây, tòa án sẽ xác minh một số nội dung:
Xét xử vụ án ly hôn hoặc ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Xem thêm: Ly hôn có được ủy quyền không?
Đối với ly hôn đơn phương, thẩm quyền thuộc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú.
Đối với ly hôn thuận tình, thẩm quyền thuộc về Tòa án nhân dân cấp huyện nơi một trong hai bên vợ chồng cư trú thỏa thuận.
Ngoài ra, trong trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài mà không thuộc trường hợp kết hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước láng giềng có nơi cư trú ở biên giới thì thẩm quyền giải quyết thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Video: Hướng dẫn thủ tục ly hôn.
Đối với trường hợp nam, nữ sống chung với nhau như vợ, chồng từ sau ngày 03/01/1987 đến sau ngày 01/01/2003 tuy đủ điều kiện kết hôn theo pháp luật nhưng không đăng ký kết hôn, mặc dù không được công nhận là vợ chồng nhưng Tòa án vẫn tiến hành thụ lý yêu cầu. Tuy nhiên, điểm khác biệt rõ ràng nhất với hai trường hợp mà chúng tôi nêu trên là trường hợp này sẽ không tiến hành các bước theo thủ tục tố tụng thông thường mà Tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Theo đó, thủ tục này sẽ được gọi là “thủ tục yêu cầu không công nhận vợ chồng” thay cho “thủ tục ly hôn”. Cụ thể, thủ tục trên sẽ được tiến hành như sau:
Người có yêu cầu phải chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
Việc nộp hồ sơ có thể thông qua một trong hai con đường:
Trong trường hợp Tòa án yêu cầu sửa đổi, bổ xung hồ sơ thì nguyên đơn tiến hành sửa đổi, bổ sung hồ sơ theo yêu cầu của Tòa án. Trường hợp Tòa án ra thông báo nộp tạm ứng án phí thì nguyên đơn nộp tạm ứng án phí tại cục thi hành án.
Sau khi thụ lí hồ sơ, Tòa án sẽ tổ chức cho các đương sự hòa giải. Khi có thông báo triệu tập, các đương sự có mặt để hòa giải theo thủ tục của Tòa án.
Sau khi thụ lí hồ sơ và tiến hành phiên hòa giải, Tòa án sẽ tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật. Cụ thể, điều này được ghi nhận tại điểm c khoản 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và tại khoản 2 điều 53 Luật hôn nhân và gia đình 2014.
Tóm lại, mặc dù trên thực tế, các vụ ly hôn khi không đăng ký kết hôn, ly hôn khi quan hệ đó là hôn nhân thực tế hiện nay không quá phổ biến, tuy nhiên không vì thế mà pháp luật “bỏ qua” chế định này. Khi phát sinh yêu cầu ly hôn thuộc những trường hợp trên thì vẫn có hành lang pháp lý để giải quyết nhằm đảm bảo sự quản lý của nhà nước đối với xã hội.
Công ty Luật Hùng Bách là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động hỗ trợ thủ tục pháp lý về ly hôn. Ngoài việc tư vấn, hỗ trợ kiến thức để bạn có thể tự mình thực hiện thủ tục ly hôn, chúng tôi chuyên cung cấp các dịch vụ hỗ trợ pháp lý đối với các trường hợp ly hôn như:
Khi cung cấp dịch vụ, chúng tôi sẽ đem lại lợi ích tối ưu nhất cho bạn. Đồng thời sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí khi giải quyết vụ việc.
Liên hệ Luật sư làm việc tại Văn phòng, chi nhánh ở Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Khánh Hòa, Hà Tĩnh, Nhật Bản,… theo các phương thức sau:
Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về vấn đề “Hôn nhân thực tế”. Rất mong bài viết trên hữu ích đối với bạn. Nếu có những thắc mắc hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý, bạn có thể liên hệ ngay với chúng tôi theo số điện thoại 0983.499.828 (Zalo) hoặc gửi thư về địa chỉ gmail: luathungbach@gmail.com để được Luật sư ly hôn tư vấn và hỗ trợ.
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng thi công Loại vụ việc: Tranh chấp…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất Loại…
Thông tin bản án tội chống người thi hành công vụ Loại vụ việc: Tội…
Thông tin bản án tranh chấp Hợp đồng tặng cho tài sản Loại vụ việc:…
Thông tin bản án hôn đơn phương tranh chấp tài sản chung, cấp dưỡng Loại…
Thông tin quyết định thuận tình ly hôn vắng mặt cả 2 bên ở Canada…